- Từ phía doanh nghiệp
3.2.1. Tăng cường chuyên mônnghiệp vụ cho công chức hải quan trong quản lý trị giá tính thuế
trong quản lý trị giá tính thuế
- Công tác đào tạo: để công tác đào tạo đạt hiệu quả thì công tác này cần phân chia theo đối tượng chuyên sâu và kiêm nhiệm để có hướng và phương pháp đào tạo thích hợp
+ Đối với đối tượng kiêm nhiệm công tác giá, Cục hải quan tổ chức đào tạo. Nội dung đào tạo bao gồm các nguyên tắc, trình tự và các phương pháp xác định trị giá khai báo, kỹ năng cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu.
+ Đối với đối tượng cán bộ chuyên sâu, việc đào tạo tập trung vào các vấn đề chuyên sâu như:
* Các hình thức gian lận thương mại qua giá phổ biến; * Kỹ năng tham vấn;
* Các phương pháp xác định trị giá;
* Hệ thống thông tin dữ liệu (bao gồm: thu thập, cập nhật, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu giá)
+ Tổ chức đào tạo: bên cạnh các khóa đào tạo do Tổng cục Hải quan tổ chức, các đơn vị phải nâng cao hơn nữa tính chủ động trong công tác đào tạo trong nội bộ. Cụ thể, cán bộ nhiều năm kinh nghiệm sẽ được phân công kèm
cặp cán bộ mới nhận nhiệm vụ. Ngoài ra, cán bộ công chức cần nâng cao tinh thần, ý thức tự học và tự đào tạo
- Công tác tuyển cán bộ, công chức: cần có quy chế tuyển cán bộ công chức một cách công bằng, minh bạch hơn nhằm đảm bảo tuyển được nguồn nhân lực thực sự chất lượng cho Ngành Hải quan nói chung và lực lượng làm công tác trị giá nói riêng. Hiện nay, trên thực tế tồn tại khá nhiều tiêu cực trong các kỳ thi công chức dẫn đến việc những người thực sự có kiến thức vững vàng về nhiệp vụ không được vào làm tại cơ quan Hải quan, đồng thời một số cán bộ công chức được tuyển vào nhưng trình độ khả năng chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, về lâu dài, để xây dựng lực lượng Hải quan thực sự chất lượng, chuyên nghiệp thì việc tuyển công chức một cách công bằng là hết sức quan trọng.
- Công tác luân chuyển cán bộ:
Theo quy định, cán bộ công chức Hải quan theo định kỳ phải tiến hành luân chuyển vị trí công tác. Tuy nhiên, để có được những cán bộ chuyên sâu, cần xây dựng quy chế luân chuyển đối với cán bộ dựa trên nguyên tắc: chỉ luân chuyển vị trí làm việc, không luân chuyển công việc chuyên môn. Chẳng hạn, chỉ luân chuyển từ Chi cục này sang Chi cục khác, hoặc từ Cục xuống Chi cục hoặc ngược lại, không luân chuyển công việc chuyên môn (không luân chuyển cán bộ làm công tác giá sang công tác kiểm hóa hay phúc tập hồ sơ…). Việc luân chuyển, bố trí cán bộ phải đảm bảo đúng đối tượng đã được đào tạo trị giá, đúng trình độ chuyên môn và đảm bảo tính kế thừa, không làm gián đoạn hoặc làm ảnh hưởng đến công việc chuyên môn.
Bên cạnh đó, nên quy định cán bộ làm công tác giá không được luân chuyển trong thời gian 5 năm nhằm đảm bảo hiệu quả công việc. Hơn nữa, hàng năm các cấp quản lý cần tiến hành rà soát để luân chuyển các cán bộ làm trị giá có biểu hiện tiêu cực, thông đồng với doanh nghiệp làm sai chế độ chính sách.
- Công tác khen thưởng, kỷ luật:
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giá, phải đặt trọng tâm vấn đề ý thức, trách nhiệm của Lãnh đâọ và công chức trực tiếp làm công tác giá, phải coi công tác giá là một nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong giai đoạn hiện nay và đưa vào các tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, cũng cần quy định rõ các hình thức kỷ luật cụ thể khi không hoàn thành nhiệm vụ như: luân chuyển, không đề bạt, bổ nhiệm… nhằm khắc phục tình trạng coi nhẹ công tác giá, làm chiếu lệ hay buông lỏng quản lý.
Mặt khác, cũng cần thực hiện khích lệ nâng cao hiệu quả công việc một cách thiết thực, không hình thức, chạy theo thành tích.