Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên (Trang 88 - 110)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Nội dung khảo sát

Để công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn tồn tại, ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN.

3.3.3. Đối tượng khảo sát

Việc khảo sát đã đƣợc thực hiện qua 17 cán bộ quản lý, giảng viên của Trƣờng ĐHKH - ĐHTN.

3.3.4. Phương pháp khảo sát

- Xin ý kiến các chuyên gia về các biện pháp đề xuất (phụ lục 3). - Phƣơng pháp thống kê toán học.

3.3.5. Kết quả khảo sát

Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thăm dò 17 ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN với câu hỏi: “Xin thầy (Cô), các cán bộ quản lí đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên”.(Mẫu phiếu khảo sát tính khả thi của các biện pháp - Phụ lục 4).

Bảng 3.1. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết K. cần thiết Rất khả thi Khả thi K. khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN 17 100% 0 0 17 100% 0 0 2

Phân loại đánh giá giáo viên để xác định nội dung bồi dƣỡng và thời gian bồi dƣỡng phù hợp 17 100% 0 0 16 94,1% 1 5,9% 0 3

Xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên trƣờng ĐHKH-ĐHTN theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học 17 100% 0 0 13 76,5% 4 23,5% 0 4

Đầu tƣ về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên trƣờng ĐHKH – ĐHTN 15 88,2% 2 11,8% 0 11 64,7% 5 29,4% 1 5,9% 5 Đa dạng hóa các hình thức và phƣơng pháp, tài liệu bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên

17 100% 0 0 15 88,2% 1 5,9% 1 5,9%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6

Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên 17 100% 0 0 15 88,2% 2 11,8% 0 Qua kết quả trƣng cầu ý kiến về tính cần thiết và tình khả thi thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

100% cán bộ quản lý và giảng viên cho rằng: tất cả các biện pháp trên đều rất cần thiết. Không có cán bộ quản lý và giảng viên nào cho rằng các biện pháp trên là không cần thiết. Để thực hiện có hiệu quả chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN thì cần phải thực hiện kết hợp các biện pháp trên một cách đồng bộ. Nếu chỉ thực hiện riêng lẻ một biện pháp thì kết quả thu đƣợc sẽ không cao vì không có sự hỗ trợ và kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thực hiện hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên.

Mặc dù cán bộ quản lý và giảng viên đều cho rằng các biện pháp trên đều rất cần thiết, song khi đánh giá về tính khả thi thì các biện pháp lại đƣợc đánh giá khác nhau. Cụ thể:

- 100% cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN là rất khả thi. Sở dĩ tính khả thi của biện pháp này đƣợc đánh giá cao vì hiện nay trƣờng ĐHKH - ĐHTN rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lƣợng GD & ĐT. Nhà trƣờng đã và đang thực hiện việc truyền đạt những Nghị quyết, Quy định, văn bản của Bộ GD & ĐT về tiêu chuẩn của một giảng viên đại học đến từng giảng viên trong nhà trƣờng. Đồng thời tác động đến tƣ tƣởng, nhận thức của mỗi giảng viên về việc nâng cao NLSP để mỗi giảng viên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng NLSP cho bản thân.

- Biện pháp thứ hai đƣợc đánh giá có tính khả thi cao là biện pháp phân loại đánh giá giáo viên để xác định nội dung bồi dƣỡng và thời gian bồi dƣỡng phù hợp. Có 94,1% cho rằng thực hiện biện pháp này rất khả thi và 5,9% cho rằng có tính khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thi. Điều đó cho thấy, để quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên đạt đƣợc hiệu quả thì cán bộ quản lý, nhà trƣờng cần có kế hoạch đánh giá, phân loại giảng viên để xây dựng những nội dung bồi dƣỡng NLSP phù hợp.

- Biện pháp thứ ba đƣợc đánh giá cao về tính khả thi là biện pháp xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên. Có 88,2% ý kiến cho rằng biện pháp này rất khả thi và 11,8% cho rằng có tính khả thi. Việc xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng NLSP sẽ giúp nhà trƣờng thấy đƣợc chất lƣợng và hiệu quả của công tác bồi dƣỡng.

- Mặc dù có 88,2% cho rằng biện pháp đa dạng hóa các hình thức và phƣơng pháp, tài liệu bồi dƣỡng NLSP của giảng viên là rất khả thi; 5,9% có tính khả thi; song vẫn còn 5,9% cho rằng biện pháp không khả thi. Bởi một số cán bộ quản lý cho rằng việc đa dạng hóa về hình thức, phƣơng pháp cũng nhƣ tài liệu bồi dƣỡng NLSP trong nhà trƣờng còn gặp nhiều khó khăn. Các hình thức bồi dƣỡng chƣa đƣợc thực hiện liên tục và thƣờng xuyên, đặc biệt là quá trình tự bồi dƣỡng NLSP của giảng viên; trong quá trình bồi dƣỡng, các phƣơng pháp bồi dƣỡng tích cực đƣợc thực hiện, nhƣng vẫn còn một số giảng viên chƣa áp dụng vào quá trình dạy học trên lớp; tài liệu phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng chƣa cập nhật thƣờng xuyên… tất cả những điều đó gây cản trở không nhỏ đến chất lƣợng và hiệu quả khi thực hiện biện pháp.

- Tiếp theo là biện pháp xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học. Có 76,5% cho rằng rất khả thi và 23,5% khả thi. Xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học là một trong những mục tiêu nhà trƣờng cần đạt đƣợc. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, nhà trƣờng cần xây dựng nội dung chƣơng trình phù hợp với các chuyên ngành, phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của nhà trƣờng.

- Cuối cùng là biện pháp đầu tƣ về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN có 64,7% ý kiến cho rằng biện pháp rất khả thi; 29,4% có tính khả thi và 5,9% không có tính khả thi. Hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nay, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trƣờng đã và đang đƣợc đầu tƣ và nâng cấp. Tuy nhiên kinh phí đầu tƣ còn phụ thuộc vào kinh phí chung của nhà trƣờng nên việc đầu tƣ cho hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên cũng chƣa hoàn toàn.

Nhƣ vậy: chúng ta thấy rằng, mặc dù mỗi biện pháp đƣợc đánh giá khác nhau về mức độ cần thiết và hiệu quả khi quản lý thực hiện hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên. Song hầu hết các biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá rất cao về tính cần thiết và tính khả thi, không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đi đúng hƣớng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP, nâng cao chất lƣợng GD & ĐT trong nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN, chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trong nhà trƣờng nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình GD & ĐT, thực hiện mục đích ban đầu đã đề ra.

Các biện pháp đề xuất nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên ở Trƣờng ĐHKH - ĐHTN đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm 6 biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN

- Phân loại đánh giá giảng viên để xác định nội dung bồi dƣỡng và thời gian bồi dƣỡng phù hợp.

- Xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học.

- Đầu tƣ về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN.

- Đa dạng hóa các hình thức và phƣơng pháp, tài liệu bồi dƣỡng NLSP của giảng viên.

- Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên có hiệu quả.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất và nhận thấy tuy mỗi biện pháp đƣợc đánh giá khác nhau về tính cấp thiết và tính khả thi, song các biện pháp trên đều đƣợc đánh giá rất cao trong công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Trong trƣờng Đại học, hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác dạy học và giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, thực hiện mục đích giáo dục đã đề ra, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

2. Hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trong nhà trƣờng phụ thuộc vào yếu tố quản lý. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trong nhà trƣờng sẽ góp phần nâng cao NLSP, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng dạy học cho giảng viên. Đây là hoạt động đƣợc tiến hành với mục tiêu, nội dung và quy trình xác định và đƣợc thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý nhƣ: chỉ thị, thông tƣ, Quy định của Bộ GD & ĐT cũng nhƣ quy định của nhà trƣờng.

3. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên ở trƣờng ĐHKH - ĐHTN nhìn chung đã có chất lƣợng và hiệu quả. Nhà trƣờng đã có những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả của công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên. Tuy nhiên khi thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất cũng nhƣ thời gian thực hiện hoạt động bồi dƣỡng. Điều đó dẫn đến tình trạng giảng viên chƣa tự nguyện tham gia bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng nâng cao NLSP cho bản thân. Chính vì vậy mà hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên chƣa cao.

4. Muốn nâng cao chất lƣợng của công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trong trƣờng đỏi hỏi các nhà quản lý cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Biện pháp 1: - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN

- Biện pháp 2: Phân loại đánh giá giảng viên để xác định nội dung bồi dƣỡng và thời gian bồi dƣỡng phù hợp.

- Biện pháp 3: Xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học.

- Biện pháp 4: Đầu tƣ về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Biện pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức và phƣơng pháp, tài liệu bồi dƣỡng NLSP của giảng viên.

- Biện pháp 6: Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên.

5. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên đại học

- Cần có kế hoạch chiến lƣợc và tầm nhìn cho công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên của nhà trƣờng

- Ƣu tiên đầu tƣ vật chất, tài chính cho hoạt động bồi dƣỡng NLSP

2. Kiến nghị

2.1. Đối với trường ĐHKH - ĐHTN

- Nhà trƣờng cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý bồi dƣỡng NLSP của giảng viên

- Tăng cƣờng hơn nữa trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN

- Có chính sách ƣu đãi và cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt ƣu tiên kinh phí cho công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên.

- Tăng cƣờng giám sát việc thực hiện quyết định, thông tƣ của Bộ GD & ĐT về nâng cao NLSP của giảng viên.

2.2. Đối với cán bộ quản lý

- Cần đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên. Áp dụng các biện pháp đồng bộ trong đó có các biện pháp mà luận văn đã đề xuất nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng của hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên trong trƣờng.

- Tăng cƣờng phối hợp với các khoa, tổ chức thực hiện hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bổ sung cán bộ quản lý chuyên môn để đảm bảo tốt việc quản lý và giám sát hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên

- Xây dựng kế hoạch chiến lƣợc và tầm nhìn cho hoạt động bồi dƣỡng NLSP của giảng viên ngay từ đầu năm học và phổ biến để cán bộ, giảng viên có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng cũng nhƣ trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động bồi dƣỡng NLSP.

2.3. Đối với giảng viên

- Giảng viên có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng NLSP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Nhƣ An (1993), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

2. Ap đuliana. O. A (1976) Về kỹ năng sƣ phạm (Trong “Những vấn đề đào tạo về giáo dục học đại cương cho giáo viên tương lai” Matxcova (Bản dịch viết tay của Đinh Loan Luyến - Lê Khánh Bằng, Tổ tƣ liệu - Thƣ viện ĐHSPHNI).

3. Apđuliana. O. A (1978) Hình thành cho sinh viên những kỹ năng sƣ phạm trong việc tổ chức công tác giáo dục học sinh, Tuyển bài báo Minsk, Nhà XBGD Hà Nội. (Nguyễn Đình Chỉnh dịch 1980).

4. Ban Tổ chức - Cán bộ - Chính phủ, quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8/6/1994

5. Barry K, King L (1993), Beginning teaching, E.D.Social science press

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên (Trang 88 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)