8. Cấu trúc luận văn
1.2.6. Giảng viên đại học
Theo quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8/6/1994 của Ban Tổ chức - Cán bộ - Chính phủ “Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhận việc giảng dạy và đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trƣờng Đại học hoặc Cao đẳng” [4].
Giảng viên đại học có những nhiệm vụ sau đây:
- Giảng dạy đƣợc phần giáo trình hay giáo trình môn học đƣợc phân công. - Tham gia hƣớng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đề án tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng; tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp khoa hoặc trƣờng; tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập…
- Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học đƣợc phân công đảm nhiệm, thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn nghiệp vụ theo quy chế của các trƣờng Đại học…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo Điều 73, Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 thì nhà giáo có những quyền hạn sau đây [32]
1. Đƣợc giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ;
3. Đƣợc hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trƣờng, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nơi mình công tác;…
Vai trò của giảng viên
Đứng ở góc độ trƣờng Đại học, giảng viên là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ viên chức. Đó là lực lƣợng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo. Chất lƣợng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quyết định chất lƣợng của sinh viên ra trƣờng - những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên theo học. Ở tầm vĩ mô, vai trò của giảng viên ở các trƣờng Đại học thể hiện nhƣ sau:
Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực con ngƣời, tạo ra lực lƣợng lao động mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng của nguồn nhân lực. Vai trò của giảng viên còn đƣợc thể hiện ở sự góp phần nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nƣớc; tạo ra những tầng lớp tri thức tài năng thông qua việc truyền đạt những kiến thức tiên tiến văn minh của nhân loại. Giảng viên có vai trò nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học.
Giảng viên là ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình dạy học Đại học, sau Đại học, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ từ Cao đẳng trở lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội. Bởi thông qua quá trình dạy học, giảng viên truyền đạt kiến thức, hƣớng dẫn sinh viên tiếp thu kiến thức, chủ động học tập, rèn luyện, hình thành kỹ năng nghề nghiệp, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.