0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 44 -49 )

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Đội ngũ giảng viên

Tính đến năm 2013 - 2014, số cán bộ quản lý, chuyên viên tại các phòng ban, trung tâm, viện nghiên cứu và giảng viên cơ hữu là 354. Trong đó tổng số giảng viên là 270; cán bộ phòng ban là 84 cán bộ, chuyên viên. Số lƣợng giảng viên và trình độ chuyên môn của giảng viên đƣợc thể hiện rõ trong bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng và trình độ của đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN năm học 2013 - 2014 STT Nội dung Tổng số Trình độ, học hàm, học vị Giáo PGS TSKH, TS Thạc Cử nhân Khác

1 Khoa Toán – Tin 42 3 3 29 7

2 Khoa Vật lý - Công nghệ 21 3 13 5

3 Khoa Hóa học 25 3 3 13 6

4 Khoa Khoa học sự sống 22 2 3 15 2

5 Khoa KHMT&TĐ 28 2 24 2

6 Khoa Văn - Xã hội 48 1 4 23 20

7 Khoa Khoa học cơ bản 28 1 19 8

8 Bộ môn Lịch sử 18 1 8 9

9 Khoa Luật và quản lý xã hội 38 3 8 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

% 100 0 3,3 8,5 56,3 31,9

Với tổng số 270 giảng viên trong trƣờng thì hiện nay có 9 giảng viên là Phó Giáo sƣ (Chiếm 3,3%); 23 giảng viên là Tiến sĩ (Chiếm 8,5%); 152 giảng viên là thạc sĩ (Chiếm 56,3%) và vẫn còn 86 giảng viên là cử nhân (Chiếm 31,9%). Điều đó cho thấy số giảng viên trong trƣờng có trình độ chuyên môn cao chiếm tỷ lệ lớn, song vẫn còn 31,9% giảng viên ở trình độ cử nhân. Nhà trƣờng vẫn đang khuyến khích, tạo điều kiện để các giảng viên nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Thực trạng về hình thức đào tạo sƣ phạm, trình độ chuyên môn của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN

Tìm hiểu thực trạng về hình thức đào tạo sƣ phạm của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra, tổng kết hồ sơ chuyên môn của 270 giảng viên và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Biểu đồ 2.1. Thực trạng về hình thức đào tạo sƣ phạm của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN

Theo kết quả khảo sát, số lƣợng giảng viên tốt nghiệp từ các trƣờng Đại học Sƣ phạm chiếm 31,5%, số giảng viên có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm là 68,5%. Điều đó cho thấy số giảng viên có trình độ Đại học Sƣ phạm còn thấp, trong khi đó số giảng viên không tốt nghiệp từ các trƣờng Đại học Sƣ phạm chiếm tỉ lệ khá cao. Đa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số giảng viên chỉ có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm, vì vậy nhu cầu bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên là một vấn đề rất quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng GD & ĐT.

Biểu đồ 2.2. Thâm niên giảng dạy của các giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN

Số giảng viên có thâm niên cao ở trƣờng ĐHKH - ĐHTN chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn. Nếu giảng viên chƣa có thâm niên chiếm 3,7% thì giảng viên có thâm niên từ 1-3 năm chiếm 12,6%; giảng viên có thâm niên từ 3-5 năm chiếm 20%; giảng viên có thâm niên từ 6-10 năm chiếm 37,8%, đây là số giảng viên có tỷ lệ cao nhất (102 giảng viên); và giảng viên có thâm niên trên 10 năm chiếm 25,9%. Đó là điều kiện thuận lợi để phân loại nội dung và hình thức bồi dƣỡng NLSP cho từng nhóm giảng viên theo kinh nghiệm sƣ phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khảo sát vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tƣợng giảng viên là: nhóm giảng viên có trình độ Đại học Sƣ phạm và nhóm giảng viên có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.2. Thực trạng về NLSP của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN

STT Năng lực sƣ phạm Giảng viên có bằng ĐHSP Giảng viên có chứng chỉ NVSP Tốt Khá Đạt Kém Tốt Khá Đạt Kém 1

Nhóm năng lực hiểu học viên (nghiên

cứu ngƣời học và việc học) 37 30 18 0 19 71 95 0

% 43,5 35,3 21,2 0 10,3 38,4 51,3 0

2

Nhóm năng lực thiết kế dạy học và hoạt

động giáo dục 51 24 10 0 119 45 21 0

% 60 28,2 11,8 0 64,3 24,3 11,4 0

3 Năng lực tự học, tự bồi dƣỡng 18 24 43 0 26 60 99 0

% 21,2 28,2 50,6 0 14,1 32,4 53,5 0

4 Nhóm năng lực dạy học trực tiếp 67 13 5 0 136 28 21 0

% 78,8 15,3 5,9 0 73,5 15,1 11,4 0

5 Năng lực ngôn ngữ 58 22 5 0 54 48 83 0

% 68,2 25,9 5,9 0 29,2 25,9 44,9 0

6 Năng lực giao tiếp sƣ phạm 34 35 16 0 62 59 64 0

% 40 41,2 18,8 0 33,5 31,9 34,6 0

7 Năng lực ứng xử sƣ phạm 46 18 21 0 62 40 83 0

% 54,1 21,2 24,7 0 33,5 21,6 44,9 0

Nhóm năng lực tổ chức (lãnh đạo và

quản lí ngƣời học, việc học) 38 19 28 0 109 46 30 0

% 44,7 22,4 32,9 0 58,9 24,9 16,2 0

Có sự chênh lệch tƣơng đối lớn về NLSP giữa giảng viên có bằng Đại học Sƣ phạm và giảng viên có chứng chỉ sƣ phạm. Cụ thể:

- Nhóm năng lực hiểu học viên (nghiên cứu ngƣời học và việc học) thì giảng viên có bằng Đại học Sƣ phạm (43,5%) ở mức độ tốt cao hơn hẳn so với giảng viên có chứng chỉ NVSP (10,3%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhóm năng lực thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục: các mức độ đạt đƣợc giữa hai nhóm giảng viên không chênh lệch nhiều. Điều đó cho thấy, mặc dù giảng viên không tốt nghiệp Đại học Sƣ phạm, song họ vẫn có năng lực dạy học, thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao.

- Nhóm năng lực tự học, tự bồi dƣỡng: cả hai nhóm giảng viên đều chƣa tự ý thức về năng lực tự học, tự bồi dƣỡng của bản thân.

- Nhóm năng lực dạy học trực tiếp: cả hai nhóm giảng viên đều đạt đƣợc ở mức độ tốt và khá tƣơng đối cao (mức độ tốt 78,8% ; 73,5%).

- Năng lực ngôn ngữ: GV có bằng Đại học Sƣ phạm (68,2% có năng lực tốt) có năng lực sử dụng ngôn ngữ và truyền đạt tốt cho sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục. Còn GV có chứng chỉ NVSP: 29,2% có năng lực tốt.

- Năng lực giao tiếp sƣ phạm: Ở năng lực này thì hai nhóm GV đạt đƣợc mức độ khá đồng đều.

- Năng lực ứng xử sƣ phạm: Nhóm GV có bằng Đại học Sƣ phạm có năng lực tốt (54,1%) hơn nhóm GV có chứng chỉ NVSP (33,5%).

- Nhóm năng lực tổ chức (lãnh đạo và quản lí ngƣời học, việc học): GV có chứng chỉ NVSP đạt đƣợc ở mức độ cao hơn (58,9% tốt) so với GV có bằng Đại học Sƣ phạm (44,7% tốt).

Nhìn chung mỗi nhóm giảng viên đều có những ƣu điểm và hạn chế nhất định trong quá trình hình thành NLSP. Tuy nhiên, NLSP của nhóm giảng viên có bằng Đại học Sƣ phạm phát triển ở mức độ cao hơn so với nhóm giảng viên có chứng chỉ NVSP. Căn cứ vào thực trạng này, nhà trƣờng cần xây dựng các nội dung bồi dƣỡng những năng lực còn thiếu hụt ở giảng viên, xác định rõ đối tƣợng cần bồi dƣỡng, phát huy những năng lực sẵn có của giảng viên, giúp giảng viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp, thực hiện mục đích giáo dục đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 44 -49 )

×