Hoạt động bồi dƣỡng NLSP

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Hoạt động bồi dƣỡng NLSP

Tìm hiểu về hoạt động bồi dƣỡng giảng viên đại học, chúng tôi tiến hành khảo sát trên cơ sở sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết công tác bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên trong trƣờng năm học 2013 - 2014 và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.3. Thực trạng giảng viên ĐHKH - ĐHTN tham gia bồi dƣỡng NLSP

TT Hoạt động bồi dƣỡng Thời gian bồi

dƣỡng

Giảng viên tham gia (theo thâm niên giảng dạy)

0 năm 1-3 năm 3-5 năm 6-10 năm Trên 10 năm 1 Bồi dƣỡng NLSP do trƣờng tổ chức Tập trung định kỳ hàng năm 10 34 54 77 5 % 100 100 100 75,5 7,1

2 Thi giảng viên dạy giỏi cấp trƣờng

20/11 hàng năm 7 15 21 16 2 % 7 44,1 38,9 15,7 2

3 Tham gia nghiên cứu khoa học

Hàng năm 5 34 54 102 42 % 50% 100 100 100 60%

4 Dự giờ chuyên môn 2 đợt/ học kỳ 10 34 54 76 45 % 100 100 100 74,5 64,3

5 Bồi dƣỡng theo các chuyên đề

1 lần/1 học kỳ 8 29 35 83 37 % 80 85,3 64,8 81,4 52,9

6 Bồi dƣỡng theo khoa 2 lần/1học kỳ 10 34 54 102 66 % 100 100 100 100 94,3

7 Tự bồi dƣỡng Cả năm học 10 21 27 69 32 % 100 61,8 50 67,6 45,7

Số lƣợng giảng viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng NLSP thay đổi tùy theo theo thâm niên giảng dạy. Cụ thể nhƣ sau:

- Ở nội dung bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên đƣợc tổ chức định kỳ hàng năm: thì GV càng có thâm niên giảng dạy cao càng ít tham gia bồi dƣỡng NLSP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hàng năm vào dịp 20/11, trƣờng ĐHKH - ĐHTN thƣờng tổ chức thi giảng viên dạy giỏi giữa các khoa, tổ chuyên môn. Ở nội dung này thì giảng viên càng có thâm niên giảng dạy lâu năm thì tham gia hình thức này càng ít. Sở dĩ có tình trạng nhƣ vậy vì giảng viên trẻ thƣờng đƣợc khuyến khích tham gia thi giảng viên dạy giỏi để trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của những giảng viên có thâm niên giảng dạy lâu năm.

- Tham gia nghiên cứu khoa học: Hình thức này hàng năm đều đƣợc các giảng viên tham gia đầy đủ 100%. Tuy nhiên, đối với giảng viên chƣa có thâm niên kinh nghiệm chỉ có 50% tham gia. Sở dĩ nhƣ vậy vì đây là những giảng viên còn trong thời gian tập sự, nên vẫn chƣa thực hiện nghiên cứu khoa học độc lập mà chủ yếu là tự bồi dƣỡng. Bên cạnh đó đối với giảng viên trên 10 năm thâm niên kinh nghiệm chỉ có 60% tham gia nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. Số giảng viên còn lại thƣờng có những đề tài nghiên cứu ở các cấp cao hơn. Đối với hình thức này, vẫn còn có tình trạng nhiều giảng viên tham gia chƣa tự giác nên chất lƣợng đề tài chƣa cao.

- Đối với hình thức dự giờ chuyên môn đƣợc tổ chức vào mỗi học kỳ thì đa số giảng viên đều tham gia để học hỏi, rút kinh nghiệm. 100% giảng viên có thâm niên 0 năm, 1-3 năm, 3-6 năm tham gia đầy đủ. 74,5% giảng viên có thâm niên 6-10 năm tham gia và 64,3% giảng viên có kinh nghiệm trên 10 năm tham gia.

Dự giờ chuyên môn là một trong những hình thức góp phần giúp các giảng viên nâng cao NLSP hiệu quả. Bởi thông qua việc dự giờ, các giảng viên tham dự sẽ có những nhận xét, góp ý để rút kinh nghiệm cho giảng viên giảng dạy. Từ đó giúp giảng viên sửa đổi những kỹ năng còn hạn chế, phát huy điểm mạnh, nâng cao NLSP cho bản thân.

- Bồi dƣỡng theo các chuyên đề: hình thức này tại trƣờng ĐHKH - ĐHTN chƣa thực hiện đƣợc nhiều. Nhà trƣờng mới chỉ tổ chức đƣợc 1 lần/ 1 học kỳ. Giảng viên trẻ chƣa có thâm niên có 80% tham gia; 1-3 năm chiếm 85,3%; 3-5 năm chiếm 64,8%; 6-10 năm chiếm 81,4%; trên 10 năm chiếm 52,9%. Mặc dù ở hình thức này, tỷ lệ giảng viên tham gia tƣơng đối cao, song vì số lần bồi dƣỡng hàng năm đƣợc tổ chức ít, theo hình thức tập trung toàn trƣờng nên chƣa phát huy đƣợc hết tác dụng của hình thức bồi dƣỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên theo khoa đƣợc tổ chức 2 lần/1 học kỳ. Ở hình thức này các khoa tự tổ chức nên hơn 94,3% giảng viên trong khoa tham gia.

- Hình thức cuối cùng là công tác tự bồi dƣỡng để nâng cao NLSP cho bản thân. Ở hình thức này có 100% giảng viên chƣa có thâm niên thực hiện tốt; 61,8% giảng viên có thâm niên 1-3 năm chiếm 61,8%; giảng viên có thâm niên 3-5 năm chiếm 50%; giảng viên có thâm niên 6-10 năm chiếm 67,6% và 45,7% giảng viên có thâm niên trên 10 năm là thƣờng xuyên thực hiện. Công tác tự bồi dƣỡng NLSP là một trong những yếu tố quyết định đến NLSP của giảng viên. Con số trên cho thấy, giảng viên vẫn chƣa thƣờng xuyên tham gia tự bồi dƣỡng NLSP, điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng GD & ĐT trong nhà trƣờng.

Nhƣ vậy, trong năm học 2013 - 2014, chúng tôi nhận thấy giảng viên càng có thâm niên giảng dạy lâu năm thì càng ít tham gia các hoạt động bồi dƣỡng NLSP do nhà trƣờng tổ chức. Nhà trƣờng cần có những biện pháp bồi dƣỡng NLSP cho giảng viên phù hợp hơn, cũng nhƣ đa dạng hóa các hình thức bồi dƣỡng để thu hút sự chú ý, tham gia của giảng viên trong trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)