CHƯƠN G2 DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI 2.1 PHÂN TÍCH CƠ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho nhà đầu tư và giải pháp cho thị trường việt nam (Trang 29)

2.1 PHÂN TÍCH CƠ

BẢN

Có thể thấy, dòng vốn đầu tư chu chuyển giữa 4 thị trường: chứng khoán, hàng hóa, ngoại hối, tín dụng và sự lưu chuyển vốn này sẽ cho thấy mức cầu vàng trong thị trường hàng hóa sẽ tác động đến giá vàng trong tương lai.

Hình 2.1: Chu chuyển nguồn vốn giữa các thị trường 2.1.1 Thị trường

hàng hóa 2.1.1.1 Dự báo cung vàng

Về phía cung, sản lượng vàng khó có thể tăng mạnh trong trung hạn, mặc dù giá kim loại này rất hấp dẫn song những mỏ mới khá nhỏ. Nguồn cung từ Nam Phi, từng là quốc gia sản xuất nhiều vàng nhất thế giới, đã chịu ảnh hường lớn do nhà cung cấp điện Eskom tuyên bố cắt điện vào tháng 2, mặc dù Eskom hứa sẽ đảm bảo 95% nhu cầu điện nhưng những khó khăn trong sản xuất vàng của quốc gian này vẫn chưa chấm dứt do các mỏ vàng của nước này đang trở nên già cỗi, chất lượng giảm và mỗi ngày càng phải khai thác sâu, tốn kém. Các khu vực sản xuất mới như Trung Quốc (nước hiện tại đang sản xuất nhiều vàng nhất thế giới, ước tính đạt khoảng 300 tấn trong năm 2008 và Nga cùng một số nước khác ở Châu Á và Châu Phi đang tăng sản lượng. Tuy vậy giá năng lượng tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng theo, tạo ra khó khăn cho ngành sản xuất của nước này.

Kể cả khi vàng được khai thác thì không phải tất cả đều được cung cấp cho thị trường do các chủ mỏ tiếp tục chuyển chúng sang các hợp đồng bảo hộ giá. Danh sách các hợp đồng giá hiện tại đang đè nặng lên các nhà sản xuất với các hợp đồng từ giai đoạn bùng nổ thị trường vàng, chủ yếu là do các ngân hàng với mức bán tổng cộng khoảng 400 tấn. Trong năm 2008,

tỷ lệ này đã giảm, chỉ còn lại khoảng 210 tấn do phần lớn các hợp đồng bảo hộ giá đã được thực hiện.

Hình 2.2: Cung vàng từ các nước sản xuất lớn

Doanh số từ các NHTW từng có thời kỳ được xem là một nhân tố quan trọng trong thị trường vàng, mặc dù doanh số này vẫn giữ ở mức cao song ảnh hưởng của chúng đã giảm trong vòng 9 năm qua do tác động của Hiệp định bán vàng của các NHTW (CBGA). Doanh số các NHTW có thể giảm lớn trong thời gian tới do hiệp định CBGA không đạt được mức cao nhất 500 tấn/năm trong 2 năm (từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau), do đó có dấu hiệu cho thấy rằng các ngân hàng Trung ương này sẽ mua thêm vàng trong thời gian tới (ngoại trừ Trung Quốc có lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ). IMF, nhà cầm giữ vàng thứ ba thế giới, cũng đang dự định bán ra 400 tấn vàng, mặc dù kế hoạch này cần được sự chấp thuận của quốc hội Mỹ, song có nhiều khả năng kế hoạch này sẽ được thông qua và sẽ là một phần của CBGA. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì việc bán vàng ra này được tiến hành? Nếu có bất cứ sự trì hoãn nào trong kế hoạch này thì CBGA 2008 và 2009 sẽ không được tiến hành, trừ khi các nước Đức hay Ý (các nước hiếm khi bán ra lượng vàng lớn) quyết định bán ra.

2.1.1.2 Dự báo mức cầu vàng: giảm nhẹ so vớinăm 2007 năm 2007

Trung bình hàng năm lượng vàng trên thế giới được sản xuất ra khoảng 2500 tấn, trong đó 15% được sử dụng trong công nghiệp, 60% dùng cho trang sức. Số còn lại là được cất trữ, đầu cơ.

Theo Hiệp hội vàng thế giới, Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ vàng cao nhất thế giới với 722 tấn/năm, tiếp sau là Trung Quốc và Mỹ đứng thứ 3 với 278 tấn. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho cán cân cung-cầu.

Về phía cầu, lượng mua vào của các nhà đầu tư đã đẩy cầu trang sức lên. Các thị trường trang sức Ấn Độ, Châu Á và Trung Đông là nơi kiểm soát cân bằng lượng cung cầu. Khi quan sát các thị trường này, ta nhận thấy mối quan hệ ngược chiều với giá cả, như ở thị trường Ấn Độ, thị trường vàng lớn nhất thế giới, và là nơi hàng năm nhập khẩu 500-800 tấn vàng. Giá cao và các biến động lớn đã khiến nhập khẩu vàng vào Ấn Độ giảm mạnh trong năm nay, mặc dù giá vàng tính theo rupi không tăng nhanh bằng giá vàng tính theo USD, tăng 30% so với mức giá đầu năm 2007. Vào tháng 3, nhập khẩu vàng của Ấn Độ giảm đến một nửa, còn 27 tấn, mức so sánh cùng kỳ nhập khẩu tháng 1 và 2 còn thấp hơn nữa. Đối mặt với giá vàng quốc tế tăng mạnh, người mua vàng Ấn Độ có xu hướng tái sử dụng vàng cũ thay vì bỏ tiền ra mua mới. Như vậy, thị trường trang sức phải đối mặt với giá vàng tăng cao kỷ lục, những bất định của giá vàng sẽ khiến nhu cầu vàng thế giới giảm 200 tấn.

Các nhà đầu tư tổ chức vẫn đang đầu cơ vàng

Các tổ chức đầu tư vẫn đang tiến hành đầu cơ giá vàng ở mức rất cao. Điều này đẩy nhu cầu ngắn hạn của vàng lên ngày càng cao trong năm 2008 và đóng vai trò chính trong việc đẩy giá lên những mức cao kỷ lục. Với việc nhu cầu vàng nguyên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn cao, các nhà đầu cơ này tiếp tục mong đợi những mức giá cao hơn rất nhiều, tạo sức ép rất lớn lên giá vàng.

2.1.1.3 Dự báo cung –cầu dầu cầu dầu

Vàng và dầu “chạy” cùng chiều7

Một điều dễ thấy rằng: dầu là nguồn tài nguyên có hạn, nguồn cung dầu sẽ giảm dần theo thời gian, và xét trong dài hạn thì giá dầu chỉ có tăng chứ không giảm. Bên cạnh đó, mỗi khi có chiến sự tại các nước Trung Đông – nơi tập trung mỏ dầu nhiều nhất trên thế giới- thì giá dầu lại tăng đột biến, và điều này càng hỗ trợ xu hướng cho vàng tăng giá

Khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới được biết đến là vùng Trung Đông và các nước khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng, do đó chính nguồn cung dầu mỏ và nguồn cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn, ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho nhà đầu tư và giải pháp cho thị trường việt nam (Trang 29)