KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG KHỦNG HOẢNG LÒNG TIN

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho nhà đầu tư và giải pháp cho thị trường việt nam (Trang 75 - 80)

1. Tác động của kinh tế-chính trị thế giớ

KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG KHỦNG HOẢNG LÒNG TIN

KHỦNG HOẢNG LÒNG TIN

Ngày 26-3-2008, người khổng lồ Bear Stearns đã trở thành nạn nhân mới nhất trong cuộc khủng hoảng lòng tin tại Phố Wall. Chỉ cách đấy hơn một tuần, nhìn từ bền ngoài trụ sở của Bear Stearns ở Manhattan -ngân hàng đầu tư lớn thứ năm tại Phố Wall – ngân hàng này vẫn được định giá 2 tỷ USD. Thua lỗ trong thị trường nhà đất của Mỹ đã khiến ngân hàng Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ gần sụp đổ, sau đó ngân hàng này đã phải bán lại cho tập đoàn tài chính Mỹ JP Morgan Chase với giá $10/cổ phần.

này khiến thị trường tin rằng, sắp tới, ECB sẽ cắt giảm lãi suất Euro, bất chấp lạm phát ở Eurozone đang ở mức cao. Mức lãi suất Euro 4% hiện nay đã được ECB duy trì suốt từ tháng 6 năm ngoái.

Sự yếu kém của đồng USD đã đẩy đồng EUR lên mức cao (tăng 11% trong 6 tháng) đã có lúc 1 Euro đổi

được 1,5834 USD, điều này khiến cho hàng hóa của khu vực đồng Euro giảm khả năng cạnh tranh cùng với sự tăng trưởng ì ạch của Mỹ làm cho cầu đối với xuất khẩu của các nước châu Âu giảm mạnh. Doanh số bán lẻ ở châu Âu đã giảm mạnh trong tháng 3 và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng đã giảm mạnh xuống mức kỷ lục.

Tại châu Á, mức độ lạm phát càng trầm trọng hơn.

Nhật Bản, đất nước xưa nay vốn chỉ biết tới giảm phát (giá cả đi xuống) thì tháng 2 vừa qua, lạm phát của Nhật là 1%, cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, có nhiều khả năng Nhật Bản sẽ tiếp tục hạ thay vì tăng lãi suất đồng Yên vì lo ngại nền kinh tế trong nước

sẽ rơi vào suy thoái theo kinh tế Mỹ. Tại Trung Quốc, các cơ quan chức năng cũng đang hết sức lo ngại về tỷ lệ lạm phát ở mức trên 7%, ngang với mức ở Ấn Độ. Hiện Trung Quốc đã phải áp đặt các biện pháp kiềm chế giá cả. Hàn Quốc cũng đang trải qua cơn "bão giá". Giá tiêu dùng ở Hàn Quốc tháng 2 tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng thứ tư tăng liên tiếp. Australia không chỉ đối mặt với tình trạng giá nhiên liệu leo thang và khủng hoảng tín dụng toàn cầu mà còn phải đối phó với tình trạng lãi suất tăng, khiến nhu cầu nội địa giảm và kìm hãm đà tăng trưởng. Lạm phát ở Nga, Việt Nam, Argentina và Venezuela hiện đều đang ở mức cao. Cụ thể tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2008 tiếp tục ở mức cao 2,99%, đưa chỉ số giá của 3 tháng đầu năm lên 9,19% và là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong một quý từ năm 1995 trở lại đây. Với tốc độ 9,19%, CPI quý I đã vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch của cả năm, dự kiến ở mức 8,5-9%. So với cùng kỳ năm trước, giá các mặt hàng thiết yếu tại Việt Nam đã tăng 19,39%. Thực trạng giá cả leo thang, lạm phát gia tăng đã kéo theo nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo.

Trước tình hình lạm phát ngày càng gia tăng hiện nay thì tâm lý mua vàng để bảo toàn giá trị tài sản không riêng các nhà đầu tư mà ngay cả người tiêu dùng cũng cắt giảm chi tiêu tăng tích trữ vàng để chống lạm phát với lý do đơn giản là từ nhiều thế kỷ qua vàng luôn có xu hướng tăng dù các mặt hàng khác không biến động đi chăng nữa. Điều này cũng góp phần làm tăng giá vàng trong thời gian qua bởi cung không đáp ứng kịp mức cầu.

Vàng đã tăng giá 25% kể từ đầu năm 2008, đạt đến mức kỷ lục $1.011,25/oz vào ngày 17-03 sau đó giảm nhẹ do tình hình thị trường ổn định và nhà đầu tư bán ra để kiếm lời. Tuy nhiên những tin tức không mấy tốt đẹp về tình hình kinh tế thế giới ngày càng nhiều, và giá vàng sẽ có nhiều khả năng lại tăng lên bởi đây là một công cụ đầu tư hiệu quả trong thời kỳ lạm phát diễn ra trên toàn cầu.

1..4 Thị trường vàng trái chiều với TTCK

Khi đầu tư vào TTCK bùng nổ mạnh, chỉ số giá chứng khoán tăng cao, nguồn vốn từ thị trường vàng sẽ đổ sang TTCK khiến giá vàng hạ nhiệt. ngược lại, TTCK hạ nhiệt các nhà đầu tư quay sang đầu tư vàng với suy nghĩ "vàng xuống thì bán được chứ chứng khoán giảm thì bán cho ai ? ".

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất 5.200 tỉ USD trong tháng 1/2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ và những lo ngại về sự giảm sút của nền kinh tế

toàn cầu. Sự khủng hoảng đã lan rộng từ phố Wall sang châu Âu và châu Á, các chỉ số chứng khoán chính trong khu vực giảm khá mạnh.

TT Thị trường (Chỉ số) Chỉ số đóng cửa +/- Thay đổi % Thay đổi 1 Mỹ (DJI) 12.216,40 -86,06 -0,70 2 Mỹ (NASDAQ 100) 1.767,57 -10,32 -0,58 3 New York (S&P 500) 1.315,22 -10,54 -0,80

4 Anh (FTSE 100) 5.692,88 -24,59 -0,43

5 Đức (DAX C40) 6.464,43 -95,47 -1,46

6 Pháp (CAC 40) 4.657,09 -38,83 -0,83

7 Nhật Bản (NIKKEI - 225) 12.525,54 -294,93 -2,308 Hồng Kông (Hang Seng) 22.849,20 -436,75 -1,88 8 Hồng Kông (Hang Seng) 22.849,20 -436,75 -1,88 9 Thượng Hải (SSE B) 256,00 -5,49 -2,10

10 Hàn Quốc (KOSPI) 1.703,99 2,16 0,13

11 Singapore (STI) 3.007,36 -24,54 -0,81

12 Thái Lan (SETI) 817,03 -8,14 -0,99

Bảng 3 Chỉ số chứng khoán thế giới ngày 31-3-2008 (Theo FPT)

Trước sự chao đảo liên tục của thị trường, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo ngay trong tháng 3-2008 sẽ tiếp tục tung thêm 60 tỷ USD tiền mặt vào hệ thống ngân hàng, chia làm hai đợt vào các ngày 10-3 và 24-3, nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường tài chính nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Đã có khoảng 3,5 nghìn tỷ USD đang nằm trong các quỹ đầu tư chứng khoán, và các tập đoàn phi tài chính đang ngồi trên hàng núi tiền mặt. Nhưng các nhà đầu tư đã không còn đủ lòng tin đổ tiền vào chứng khoán mà thị trường vàng đang trong thời kỳ sôi nổi đã hấp dẫn các nhà đầu tư.

1..2 Mối tương quan giữa dầu – USD – vàng

Sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trường là điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được định giá bằng một loại tiền tệ, trong đó vàng và dầu là 2 loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá. Mối tương quan cùng chiều giữa vàng và dầu vẫn đang tiếp diễn giống như trong các năm trước.

Giá dầu tăng sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất đầu vào và qua đó là tăng giá cả hàng hóa tiêu dùng, trong khi vàng lại được xem là tài sản đầu tư an toàn khi các nền kinh tế đối mặt với rủi ro lạm phát.

Vàng và dầu là 2 loại hàng hóa khác nhau, dĩ nhiên sẽ chịu những tác động khác nhau khi biến động giá cả. Nếu sự biến động của dầu được đánh giá là đến từ tác động của đồng USD

thì dao động giá dầu phần lớn sẽ diễn biến tương quan với biến động của vàng. Nhưng nếu yếu tố tác động khiến cho dầu dao động không đến từ đồng USD, mà vì lý do khác thì khó có thể nói rằng, diễn biến của vàng rồi cũng diễn ra theo chiều hướng như vậy. Dù vậy, sự tăng hay giảm giá dầu đều có tác động ít nhiều đến nền kinh tế Mỹ vì Mỹ là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và thật là thảm họa cho nền kinh tế Mỹ nếu một ngày nào đó không đủ lượng dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ thì các hoạt động kinh tế, sản xuất… đều có khả năng ngưng trệ. Tuy nhiên, cần phân tích những tác động của biến động giá dầu đến nền kinh tế Mỹ, qua đó tác động trở lại giá trị đồng USD thì mới dự đoán được diễn biến dao động giá vàng.

Hình 3: Diễn biến dầu – vàng – USDX từ 2005 - 2007 1..3 Cung - cầu thị trường vàng

Hình 4: Thị phần sản xuất vàng thế giới 2006 – 2007

Trung bình hàng năm lượng vàng trên thế giới được sản xuất ra khoảng 2500 tấn, trong đó 15% được sử dụng trong công nghiệp, 60% dùng cho trang sức. Số còn lại là được cất trữ, đầu cơ.

Khu vực phát triển mạnh nhất là châu Á, với sản lượng tăng 66 tấn, đạt 597 tấn, chủ yều nhờ Trung Quốc, Indonesia, Papua New Guinea và Philippin, Trung Quốc sản xuất đã vượt Nam Phi trở thành nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới. Năm 2007 sản lượng vàng của Nam Phi chỉ đạt được 272 tấn, quý I/2008 sản lượng vàng của công ty này đã giảm 20-25% so với quý IV/2007 do bị công ty điện lực Nhà nước Eskom (Nam Phi) áp đặt giảm 10% lượng điện tiêu thụ đối với các mỏ vàng của Nam Phi trong vòng 4 năm. Tại châu Mỹ Latinh, sản xuất sụt giảm 23 tấn, sự gia tăng mạnh tại Brazil, Mexico và Guatelama không đủ bù đắp mức sụt giảm 32 tấn tại Peru do cắt giảm sản lượng từ mỏ Yanacocha khổng lồ.

Sản lượng khai thác vàng trên thế giới giảm trong khi nhu cầu về vàng lại tăng lên. Theo Hiệp hội vàng thế giới, Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ vàng cao nhất thế giới với 722 tấn/năm, tiếp sau là Trung Quốc và Mỹ đứng thứ 3 với 278 tấn. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho cán cân cung-cầu.

Trước tình hình khinh tế Mỹ suy thoái, USD giảm giá liên tục khiến cho các nước thay đổi tỷ lệ dự trữ ngoại tệ và vàng. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đang ở mức $494.5 tỷ vào ngày 7/3/2008, tăng $3.8 tỷ tương đương $0.8 tỷ từ mức $490.7 tỷ một tuần sau đó. Trong vòng 4 tuần, dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đã tăng $13.5 tỷ tức 2.8%. Với mức tăng như vậy, Nga từng bước xóa dần khoảng cách giữa nước này với với dự trữ vàng và ngoại tệ của Trung Quốc và Nhật Bản, hai nước này đang dẫn đầu về dự trữ ngoại tệ. Hiện tại, dự trữ của Trung Quốc đứng đầu thế giới với $1.5 ngàn tỷ, tăng 43% so với năm ngoái bởi đầu tư thương mại nước ngoài và xuất khẩu mạnh, Nhật Bản đứng sau với hơn $1 tỷ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đồ trang sức do giá vàng cao nên nhu cầu cũng giảm mạnh.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho nhà đầu tư và giải pháp cho thị trường việt nam (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w