Giá vàng lên có tác động gì đến nền kinh tế Việt Nam?

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho nhà đầu tư và giải pháp cho thị trường việt nam (Trang 85 - 86)

PHỤ LỤC 2 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 2.1 Việt Nam được biết đến như một thị trường vàng chính của

2.2 Giá vàng lên có tác động gì đến nền kinh tế Việt Nam?

Nam?

* Gánh nặng trả nợ rất cao tùy theo kỳ hạn. Chỉ nguyên giá vàng tăng, chưa kể lãi, thì giá vàng hiện đã tăng khoảng 16% so với tháng 12-2007, tăng 48% so với tháng 12-2006, tăng 87,9% so với tháng 12-2005,...

Đó là những tốc độ tăng cao hơn nhiều so với giá tiêu dùng, giá USD, lãi suất tiết kiệm trong thời gian tương ứng .

* Bất động sản chững lại. Người có tiền đầu tư cũng cân nhắc khi lựa chọn giữa hai kênh đầu tư (bất động sản và vàng) thì đầu tư vào vàng không cần vốn lớn, việc mua bán dễ dàng, tính thanh khoản cao, không bị rủi ro về giấy tờ... Bất động sản khi mua bán ở nhiều nơi vẫn còn thanh toán bằng vàng, hoặc nếu không thanh toán bằng vàng thì cũng thường so với giá vàng để biết có tăng hay giảm, lỗ hay lãi. Thị trường bất động sản "rúng động" trước việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện "siết chặt" tiền tệ, làm cho các ngân hàng thương mại "giật mình" khi đã cho vay dưới chuẩn (nới lỏng điều kiện cho vay, lấy tiền vay ngắn hạn để cho vay dài hạn, tỷ lệ rủi ro được xác định lên đến 250%,...), nay đã trở tay không kịp, phải "cắn răng" vay với lãi suất đã "phóng tay" cho vay. Đấy cũng là bài học cho các ngân hàng thương mại nếu chạy theo tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng để cho vay mua vàng, nếu như giá vàng thế giới "đảo chiều"!

* Chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh. Trên sàn TP.HCM, VN-Index ngày 3-3-2008 chỉ còn 635 điểm, thấp nhất trong 15 tháng qua, giảm tới 540 điểm hay giảm tới 46% so với đỉnh điểm 1.175 điểm vào ngày 12-3-2007. Cùng ngày, chỉ số giá chứng khoán trên sàn Hà Nội HaSTC-Index cũng bị sút giảm mạnh chỉ còn 214 điểm, giảm 246 điểm hay giảm 53,5% so với đỉnh điểm trước đây. Thị trường chứng khoán ngoài sự tác động của nhiều yếu tố khác, thì sự nóng lên của thị trường vàng lại "bồi thêm" nên từ sau Tết Nguyên đán đến nay vẫn chưa hồi phục được.

* Ngân hàng khó huy động vốn tiền gửi. Trong tỷ lệ tiết kiệm của dân cư, lâu nay vàng chiếm tới gần 40%. Nếu giá vàng tăng cao, tỷ lệ để dành bằng vàng của dân cư cũng sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc tiền tiết kiệm của dân cư gửi vào NH sẽ có nguy cơ giảm

xuống. Sự chuyển dịch từ tiết kiệm tiền sang vàng sẽ khiến đồng vốn có nguy cơ trở nên khan hiếm hơn trong tương lai gần. Thậm chí, nếu các NHTM không tăng lãi suất tiền gửi, sẽ khó huy động được lượng vốn như hiện nay. Xét trong giai đoạn trung hạn, việc tăng giá vàng có thể làm ảnh hưởng tới vốn của toàn bộ nền kinh tế và đây là ảnh hưởng căn bản nhất. Việc tăng giá vàng cũng có thể tạo ra một tâm lý tiền Việt Nam mất giá so với vàng, lo ngại lạm phát cũng có xu hướng tăng khiến dân chúng tăng dự trữ vàng trong trung hạn.

* Một lượng lớn vàng bỏ ống trong dân, không được đưa ra để sinh sôi nảy nở.

Vàng là "nơi trú ẩn an toàn" mỗi khi lạm phát cao, mấy năm nay đã trở thành một kênh đầu tư có lãi suất hấp dẫn. Gọi là đầu tư, nhưng không trực tiếp đầu tư cho sản xuất kinh doanh, nên không tạo ra giá trị tăng thêm để tính vào tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn bị "chôn" dưới dạng "vàng bỏ ống". Hằng năm, Việt Nam nhập khẩu bình quân khoảng 60 tấn vàng, tính theo giá bán hiện tại lên đến gần 31 nghìn tỉ đồng một năm, hay gần 2 tỉ USD. Nếu tạm tính 5 năm thì lượng vàng trong dân đã lên đến hàng chục tỉ USD. Tuy nhiên, đó chỉ nói trên khía cạnh đầu tư vàng để chống lạm phát, nếu nói về khía cạnh đầu cơ vàng như hiện nay thì lập luận trên chưa hẳn đúng, vì vàng là loại hàng hoá đặc biệt, nên nếu dùng để kinh doanh vàng thì cũng tạo ra lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, xa hơn là nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho nhà đầu tư và giải pháp cho thị trường việt nam (Trang 85 - 86)