PHỤ LỤ C8 MỘT SỐ KỸ THUẬT ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho nhà đầu tư và giải pháp cho thị trường việt nam (Trang 104 - 106)

• Lập biểu đồ và tính các chỉ số kĩ thuật

• Thiết lập các biểu đồ về tỷ giá:giúp ta nhận biết được sự thay đổi của các xu hướng trên thị trường.

• Mức mua có lợi: Là nơi hoạt động mua được dự đoán là tăng lên và có thể kéo theo hoạt động giảm giá..Ngược lại nơi mà hoạt động bán vẫn diễn ra và tính cho đến thời điểm bắt đầu giảm giá là mức bán có lợi.

• Các xu hướng và đường xu hướng: Giúp chúng ta có thể xác định các mức mua bán có

lợi, tiến hành các trạng thái mới hoặc ngừng lỗ.

• Mô hình đầu và vai: Là mô hình gồm 3 điểm đỉnh nổi bật của thị trường là cái đầu ở giữa,hai vai ở hai bên và một đường viền cổ.Nó phản ánh nhưng dấu hiệu quan trọng của sự đảo chiều trên thị trường.

• Mô hình hai đỉnh và đáy: Hình thành khi các điểm cao và thấp kế tiếp dừng lại ở các

mức xấp xỉ nhau.

• Cờ và cờ đuôi nheo: Giúp đánh giấu trung điểm trong dịch chuyển của thị trường.

* Các chỉ số kĩ thuật

-Chỉ số trung bình động đơn giản SMA (Simple moving average) là trung bình toán học liên tục của một dãy số liệu qua một giai đoạn cụ thể(x ngày). Ví dụ tính chỉ số trung bình động 8 ngày.

-Chỉ số trung bình động MA (Moving average): là một kỹ thuật giúp san bằng hay loại trừ những biến động ngẫu nhiên hàng ngày của giá cả giúp nhà kinh doanh có ý tưởng về hướng đi của thị trường. Chỉ số MA như một bộ lọc xu hướng (a trend filter) và nguyên lý cơ bản của nó là nên mua khi giá lên trên mức trung bình, ngược lại nên bán khi giá đi xuống dưới mức trung bình. Có 3 loại trung bình động : đơn giản (simple), gia quyền (weighted) và lũy thừa (exponential). Trong đó, trung bình động đơn giản được sử dụng nhiều nhất.Ngày của ngày hôm nay là trung bình của ngày hôm nay và 7 ngày trước (thông thường là sử dụng giá đóng cửa), quá trình này cứ tiếp diễn liên tục qua mỗi ngày. Có 3 loại trung bình phổ biến: đơn (single) kép

(double), bộ ba (triple). Trong đó hệ thống trung bình động sử dụng hai đường trung bình được sử dụng phổ biến hơn. Hệ thống này bao gồm một đường trung bình

dài hạn (longer-term average) có tác dụng xác định xu hướng và một đường trung bình ngắn hạn (shorter-term average) cho biết các tín hiệu giao dịch khi nó cắt ngang đường trung bình dài hạn. Nhà kinh doanh sẽ mua khi đường trung bình ngắn hạn cắt lên trên đường trung bình dài hạn và bán khi nó cắt xuống. Để an toàn hơn, các nhà kinh doanh cũng có thể chờ cơ hội khi xuất hiện các giao điểm vàng (golden crossover) và giao điểm chết (dead crossover).

-Giao điểm vàng (golden crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn đều đang hướng lên khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà kinh doanh nên mua vì đó là dấu hiệu để biểu thị giá sẽ còn tiếp tục tăng lên.

-Giao điểm chết (dead crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn đang đi xuống khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà đầu tư nên bán vì giá sẽ còn xuống nữa.

-Đường trung bình động dịch chuyển (displaced moving average) chỉ đơn giản là di chuyển toàn bộ đường trung bình động sang bên phải, tức là đến một giai đoạn nhất định trong tương lai.

-Chỉ số động lượng (momentum) : Chỉ số này cung cấp một thước đo chính xác về vận tốc của thị trường. Cách tính chỉ số động luợng rất đơn giản là ta lấy giá đóng cửa ngày hôm nay trừ đi giá đóng cửa của x ngày trước đây, kết quả sẽ là một số dương hoặc một số âm được đánh dấu xung quanh đường zêrô. Nếu thị trường đang đi lên, đường động lượng sẽ cắt lên trên đường trung hòa (neutral line) và thông thường dốc lên và ngược lại. Ngoài ra, trong thực tế các nhà phân tích chuyên nghiệp còn dùng nhiều chỉ số kỹ thuật phức tạp như: Phương pháp giao dịch hội tụ - phân kỳ trung bình động MACD, chỉ số Cambridge Hook, đường dao động TRIX, chỉ số sức mạnh RSI, chỉ số chuyển động định hướng DMI…

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho nhà đầu tư và giải pháp cho thị trường việt nam (Trang 104 - 106)