Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa Lý lớp 10 THPT (Ban cơ bản) (Trang 56)

7. Bố cục của đề tài

3.1.Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm kiểm tra mức độ hiệu quả của các đề kiểm tra đã đƣợc xây dựng đồng thời cũng làm sáng tỏ phần lí luận trong các chƣơng trƣớc về việc kết hợp có hiệu quả hai phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm và tự luận trong kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

Qua kết quả thực nghiệm đánh giá đƣợc đề tài phù hợp với xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung và đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng. Việc kiểm tra theo phƣơng pháp mới là sự kết hợp giữa hai phƣơng pháp kiểm tra truyền thống và kiểm tra hiện đại. Nhƣ vậy giáo viên vừa kiểm tra đƣợc kiến thức của học sinh vừa đánh giá đƣợc nhận thức riêng của từng em đối với một vấn đề Địa Lí đƣa ra cũng nhƣ kĩ năng của các em trong việc thực hiện một bài tập thực hành.

Bên cạnh đó, bƣớc đầu đã đƣa ra khả năng ứng dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá trong nhiều môn học, ở tất cả các khối lớp khác nhau, góp phần đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Địa Lí ở trƣờng THPT nói chung và đối với môn Địa Lí lớp 10 (ban cơ bản) nói riêng.

Mặt khác, thực nghiệm là cơ hội tốt giúp tôi đƣợc cọ sát với môi trƣờng dạy học ở phổ thông, đƣợc học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô giáo, đƣợc tiếp xúc trực tiếp với các em học sinh qua đó để có thể trao đổi để hoàn thiện hơn đề tài mà tôi đang thực hiện, đồng thời tích lũy thêm những kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho công tác của tôi sau này.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa Lý lớp 10 THPT (Ban cơ bản) (Trang 56)