Đảm bảo tính toàn diện

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa Lý lớp 10 THPT (Ban cơ bản) (Trang 33 - 34)

7. Bố cục của đề tài

2.1.4.Đảm bảo tính toàn diện

- Nội dung kiểm tra phải phong phú, toàn diện. Việc kiểm tra không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức mà cần kiểm tra cả kĩ năng bộ môn, quan điểm chính trị và nhân cách của HS.

- Xác định số lƣợng câu hỏi và loại câu hỏi phù hợp cho từng nội dung. - Ngoài việc cho điểm, GV còn có nhiệm vụ quan trọng là hƣớng dẫn, giúp đỡ, khuyên răn, tỉ mỉ chu đáo cho từng HS.

- Phải nhận thức rằng kiểm tra, đánh giá phải tạo cơ hội cho HS có dịp để thể hiện, vƣơn lên trong học tập.

- Cần phối hợp nhiều loại hình, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá và đảm bảo tính toàn diện của kiểm tra đánh giá.

- Cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá của GV với việc tự kiểm tra, đánh giá của HS. Đây là một yêu cầu quan trọng để HS xác định đƣợc mục đích học tập, thái độ và tâm lí học tập, chủ động tích cực, không quá lo sự việc kiểm tra, dẫn tới việc gian lận trong thi cử.

- Các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá càng đơn giản, tốn ít thời gian, sức lực và chi phí, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì càng tốt. Hạn chế việc kiểm tra một cách đơn điệu, buồn tẻ với câu hỏi của GV và trả lời của HS nhằm nêu lại những kiến thức trong SGK hoặc lời thầy giảng mà không hiểu sâu sắc, không biết vận dụng kiến thức đã học.

Trong các yêu cầu trên thì độ tin cậy và tính giá trị là những yêu cầu quan trọng nhất của bài kiểm tra. Nó liên quan chặt chẽ với nhau. Một bài kiểm tra có thể đáng tin cậy, nhƣng không có giá trị, nếu không đánh giá đúng thực trạng, trình độ của ngƣời học, chỉ đo đƣợc những chỉ số phụ, không tiêu biểu. Nếu một

30

bài kiểm tra không có độ tin cậy thì tất nhiên không có giá trị trong việc đánh giá HS. Độ tin cậy liên quan đến sự vững chắc, khách quan của kết quả đo đƣợc, còn tính giá trị liên quan đến mục tiêu của kết quả đó.

Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đòi hỏi GV phải bỏ nhiều công sức, chứ không phải đơn thuần là việc nêu câu hỏi một cách đơn giản, đảm bảo nội dung việc kiểm tra, đánh giá đúng yêu cầu là điều kiện để thu đƣợc kết quả học tập của HS, đƣợc đề ra trong mục tiêu bài học. Nhận thức đúng ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS mới xác định đƣợc các hình thức tổ chức và phƣơng pháp có hiệu quả cao, đảm bảo nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa Lý lớp 10 THPT (Ban cơ bản) (Trang 33 - 34)