7. Bố cục của đề tài
2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá
a. Khái quát chung
Công nghệ thông tin hiện nay đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc dạy và học, thậm chí có thể nói đáp ứng vƣợt yêu cầu của việc dạy và học, đặc biệt dạy học từ xa, trực tuyến.
Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, máy tính đã hỗ trợ tích cực trong quá trình đánh giá, trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong việc quản lí đề thi, trộn, đảo đề thi, xử lý kết quả thi.
+ Trong quản lí đề thi:
Việc ra đề thi và quản lí đề thi là việc làm thƣờng xuyên của giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của máy tính sẽ giúp cho giáo viên đỡ mất nhiều thời gian và công sức vào việc này mà vẫn mang hiệu quả cao. Giáo viên có thể dùng mọi phần mềm quản lí bộ câu hỏi ngân hàng đề thi và khi cần thiết nhƣ số lƣợng: mức độ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra, điều này hoàn toàn mang tính khách quan.
32
+ Trong việc trộn và đảo đề thi:
Với dung lƣợng lớn máy tính có thể chứa một khối lƣợng ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học. Trên cơ sở ngân hàng đề thi đã có sẵn trên máy tính, giáo viên có thể lựa chọn dạng câu hỏi khác nhau nhƣ: câu hỏi nhiều lựa chọn, một lựa chọn, đúng – sai, câu hỏi ghép đôi… Với các mức độ dễ, trung bình hay khó, để kiểm tra theo mục tiêu đã định.
Hiện nay với các phần mềm khác nhau đã cho phép có thể đảo thứ tự các câu hỏi trong đề thi nên có thể dùng nhiều lần mà vẫn đảm bảo tính khách quan, các học sinh ngồi gần nhau cũng không thể trao đổi bài, đảm bảo tính công bằng trong thi cử.
+ Trong việc xử lí kết quả thi:
Sau khi kiểm tra, xử lí kết quả thi cũng là một khâu quan trọng trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Trƣớc đây công việc này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của ngƣời giáo viên nhƣ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, tình cảm, tâm lí… nên kết quả thƣờng không mang tính khách quan nhiều khi sai lệch rất nhiều so với thực tế. Nhờ có máy tính với chƣơng trình xử lí kết quả đã làm tăng độ tin cậy, giá trị của bộ câu hỏi và xác định chính xác trình độ của học sinh. Giáo viên sẽ không mất công sức chấm điểm và việc xử lí kết quả thi hoàn toàn mang tính khách quan.
b. Giới thiệu phần mềm violet vào trong quá trình kiểm tra đánh giá
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể xây dựng đƣợc các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tƣơng tác…
Violet đƣợc viết tắt từ cụm từ tiếng Anh:Visual & Online Lesson Editor For Teachers (công cụ soạn thảo bằng máy dành cho giáo viên).
Tƣơng tự phần mềm powerpoint, violet có đầy đủ các chức năng dùng để xây dựng nội dung bài giảng nhƣ: cho phép nhận các dữ liệu văn bản, công thức, hình vẽ, sau đó lắp ghép với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và thiết lập tham số, tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, thực hiện các tƣơng tác với
33
ngƣời dùng…riêng đối với việc sử lí các dữ liệu multi-media, violet tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác, ví dụ nhƣ cho phép thực hiện và điều khiển các file Flash, cho phép sử dụng đƣợc mọi định dạng file video, thao tác đƣợc quá trình chạy của đoạn video…
Ngoài ra, vì là công cụ chuyên dụng cho bài giảng nên violet còn rất nhiều chức năng dành riêng cho bài giảng mà các phần mềm khác không có. Ví dụ nhƣ violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thƣờng đƣợc sử dụng trong các SGK và sách bài tập nhƣ:
+ Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai.
+ Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. + Bài tập kéo thả chữ: học sinh phải kéo thả các đối tƣợng vào đúng vị trí đƣợc quy định trên một đoạn văn bản, bài tập này có thể thực hiện dƣới dạng điền khuyết hoặc ẩn/hiện.
Nhƣ chúng ta đã biết các bài tập là thành phần không thể thiếu đƣợc trong các bài giảng hoặc trong các giời kiểm tra, giúp cho học sinh có thể tổng kết và ghi nhớ đƣợc các kiến thức, đồng thời tạo môi trƣờng học mà chơi, chơi mà học làm cho học sinh thêm hứng thú với bài giảng cũng nhƣ trong việc kiểm tra đánh giá.
Nhƣ vậy ta có thể thấy violet là một phần mềm rất phù hợp nhằm phục vụ cho quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong tất cả các môn học nói chung và đối với môn Địa Lí nói riêng. Đây cũng là một trong những phƣơng pháp giúp đổi mới hoạt động kiểm, tra đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí 10 (ban cơ bản) nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn.