Các thông số quan trắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước hồ Đá Đen Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 70 - 73)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

4.3.4.3Các thông số quan trắc

Các thông số quan trắc được lựa chọn bằng cách áp dụng các bước được nêu trong bảng 4.8. Từ đó đưa ra các thông số quan trắc (xem bảng 4.9).

Bảng 4.8 Các bước lựa chọn thông số quan trắc

Cụ thể:

Thông số: lưu lượng, nhiệt độ, pH, TSS, độ đục, mùi, độ dẫn điện, độ cứng: là thông số cơ bản, đặc trưng của chất lượng nước mặt (sông suối, hồ).

Thông số DO, BOD5, COD: đánh giá khả năng tự làm sạch, thể hiện tình trạng

ô nhiễm chất hữu cơ, là thông số kiểm soát ô nhiễm.

Thông số T-N, N-NH4

+

, N-NO3-/N - NO2:Đánh giá trạng thái nhiễm bẩn của

nguồn nước, mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng của nguồn nước.

Thông số T-P, P-PO4

3-

, Chlorophyll a: thể hiện tình trạng dinh dưỡng của hồ, mức độ phát triển của tảo, đánh giá tác động từ hoạt động canh tác ven hồ.

Các thông số sinh học: T-coliform, E.coli, chlorophyll-a: thể hiện sự tác động của chất thải con người đến lưu vực.

Thuốc BVTV: để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động canh tác ven hồ. Kim loại nặng: Đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, phong hóa đất đá và từ trầm tích mang đến.

Lập danh sách các thông số quan trắc theo các thông tin từ:

 QCVN, TCVN về chất lượng nước mặt, sông, hồ, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, tưới tiêu;

 WHO (đánh giá CL nước – hướng dẫn sử dụng sinh khối, trầm tích và nước trong quan trắc môi trường – tái bản lần 2 (1996)

Lựa chọn các thông số quan trắc chất lượng nước hồ trên cơ sở xem xét:

 Các thông số cung cấp thông tin cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.

 Các thông số xác định được tính phù hợp của việc sử dụng nước.

 Các thông số phổ biến ở Việt Nam.

Xác định mức độ ưu tiên thông số theo tiêu chí sau:

 Thông số lựa chọn theo QCVN và WHO

 Chất dinh dưỡng và chất hữu cơ là các thông số cần quan trắc tại tất cả các vị trí quan trắc.

Trầm tích: mức độ tích lũy kim loại nặng từ quá trình lắng đọng của nước, xói mòn đất, bồi lắng lòng hồ.

Dầu mỡ khoáng: đánh giá tác động từ nước thải sinh hoạt, ảnh hưởng khả năng hòa tan ôxy trong nước, ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch trong hồ.

Bảng 4.9 Vị trí, thông số và tần suất quan trắc

Đối tượng Hạng mục Thông số quan trắc Tần suất

Nước sông suối

Thông số hóa lý Nhiệt độ, pH, TSS, DO Mùa khô:

2 tháng/lần Mùa mưa: 1 tháng/lần Chất dinh dưỡng NH4 + , NO2 - , NO3 - , PO4 3-

Ô nhiễm hữu cơ BOD5, COD

Thông số vi sinh T- coliform

Thông số khác Dư lượng thuốc BVTV, Fe

Lưu lượng nước 3 tháng/lần 1 tháng/lần

Nước hồ Thông số hóa lý Mùi, EC, độ đục, độ cứng, nhiệt

độ, pH, TSS 2 tháng/lần

Chất vô cơ SO42-, Cl-

Chất dinh dưỡng nitrat, nitrit amoni, photphat

2 tháng/lần 1 tháng/lần

Ô nhiễm hữu cơ BOD5, COD 1 tháng/lần

Thông số vi sinh T- coliform, E.coli 1 tháng/lần

Sắt, F-

chlorophyll a

2 tháng/lần 1 năm/lần

Kim loại nặng Zn, Cu, Hg, As, Pb, Cd, Cr 3 tháng/lần

Trầm tích hồ Kim loại nặng Zn, Cu, Hg, As, Pb, Cd, Cr 6 tháng/lần

Nguồn xả

thải Thông số hóa lý pH, TDS, TSS 2 tháng/lần

Chất dinh dưỡng T-N, T-P 1 tháng/lần

Ô nhiễm hữu cơ BOD5, COD

Thông số vi sinh T-coliform

Thông số khác nhiệt độ (vị trí 21)

Hg, Zn (vị trí 21)

dầu mỡ khoáng, E.coli (vị trí 17, 18, 20)

2 tháng/lần 3 tháng/lần 2 tháng/lần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước hồ Đá Đen Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 70 - 73)