0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Trầm tích nguồn gốc đầm lầy-sông (abQ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ ĐÁ ĐEN BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 45 -85 )

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.1.3 Trầm tích nguồn gốc đầm lầy-sông (abQ

Các trầm tích đầm lầy sông chỉ phân bố trong các bàu nhỏ ở phía bắc lưu vực (hình 3.9), thành phần trầm tích chủ yếu gồm bột chứa mùn thực vật màu xám đen. Bề dày 1,0 - 2,0m.

3.2.1.4 Trầm tích lòng sông, suối

Các trầm tích lòng sông, suối phân bố trong hầu hết các dòng chảy. Đó là các trầm tích bãi bồi hoặc đáy gồm chủ yếu là bột sét, sạn sỏi laterit. Các trầm tích này hàng năm vẫn vận chuyển hoặc bồi tụ thêm. Bề dày trung bình 0,5 - 1,0m.

3.2.2 Địa mạo

Các lớp phủ bazan có dạng vòm chiếm phần lớn diện tích lưu vực. Địa hình lớp

phủ bazan nghiêng thoải khoảng 2o

- 3o từ trung tâm vòm ở thượng lưu vực có độ cao

220m (phía tây bắc) về hạ lưu vực có độ cao 50m (phía tây nam). Bề mặt lớp phủ bazan bị chia cắt bởi các hệ thống sông, suối có dạng tỏa tia từ phần trung tâm ra rìa

vòm. Trong lưu vực có núi Nhang là núi lửa duy nhất cao 180 m phân bố phía tây thị trấn Ngãi Giao khoảng 2,6 km.

Vỏ phong hóa trên đá bazan chủ yếu là kiểu ferosialit (đất đỏ), thành phần chủ yếu là bột, sét nên nhạy cảm với quá trình xói mòn. Địa hình lớp phủ bazan và các hoạt động sử dụng đất ở lưu vực hồ Đá Đen tương tự như nhiều nơi ở Đồng Nai và Bình Phước. Các kết quả nghiên cứu xói mòn ghi nhận tốc độ xói mòn trên các địa hình này trung bình là 15 - 50 tấn/ha/năm [12].

3.2.3 Thủy văn

Có hai hệ thống dòng chảy từ trung tâm vòm và hội tụ tại hồ Đá Đen. Hệ thống sông Xoài phân bố phía tây bắc lưu vực gồm hai chi lưu chính là sông Cù Bi, sông Gia Hộp và suối Chích chiếm khoảng 2/3 diện tích lưu vực. Tổng chiều dài các sông suối thuộc hệ thống sông Xoài là 5.2 km. Hệ thống suối Lúp phân bố phía đông nam lưu vực có tổng chiều dài sông suối là 4.3 km.

Nhìn chung, lưu vực hồ Đá Đen có mạng dòng chảy thưa thớt, mật độ dòng chảy

trung bình là 0,07 km/km2. Vào mùa khô, nhiều nhánh sông suối cấp 1 cạn nước do

không có nguồn nước ngầm cung cấp.

3.2.4 Khí hậu

Lưu vực nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân trong lưu vực là 2000mm/năm, nhưng diên tích lưu vực nhỏ, mạng dòng chảy thưa thớt nên tổng lượng nước trong lưu vực nhỏ (bảng 3.8). Tuy nhiên do hồ Đá Đen thuộc loại nhỏ, dung tích cần chứa với tần suất đảm bảo dòng chảy đến P = 95% chỉ cần tích nước từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 11 là đủ nước cho hồ.

Bảng 3.8 Dung tích chứa của hồ chứa nước Đá Đen Thông số Đơn vị P = 75% P = 95% Dung tích cần chứa m3 24.566.000 18.680.000 Dung tích chết m3 8.840.000 8.840.000 Dung tích toàn bộ m3 33.406.000 27.520.000 Mực nước dâng m 44.8 43.84 Nguồn [1]

Vào những năm mưa ít, lượng nước không đủ tích trữ trong hồ theo dung tích thiết kế. Cụ thể năm 2010 lượng mưa năm 2010 tại khu vực hồ Đá Đen là 634,5mm, bằng 47% so với cùng kỳ năm 2009 dẫn đến lượng nước tích trữ trong hồ Đá Đen chỉ

đạt 13,17 triệu m3

, bằng 39,43% so với dung tích thiết kế. Nếu trừ đi phần dung tích chết thì lượng nước hữu ích (nước sử dụng được) tại các hồ còn thấp hơn nhiều.

Do lưu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại

dương, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC. Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực

có khuynh hướng giảm trong giai đoạn 2006 – 2008 và sau đó tăng lên dần (xem hình 3.10).

Hình 3.10 Nhiệt độ trung bình lưu vực hồ Đá Đen từ năm 2006 – 2010

3.2.5 Sơ lƣợc về kinh tế - xã hội

3.2.5.1 Dân số

Dân số toàn tỉnh BRVT là 961,2 nghìn người trong đó huyện Tân Thành là 150.000 người chiếm 15,5% và huyện Châu Đức là 211.000 người chiếm 22% [12]. Hầu hết dân cư sinh sống chủ yếu trên địa bàn sống tập trung dọc quốc lộ 51, 56, đường liên huyện Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Xuân Sơn; Ngãi Giao – Châu Đức và các trục đường liên xã.

3.2.5.2 Các ngành kinh tế chính

Hai huyện Châu Đức và Tân Thành phát triển kinh tế theo cơ cấu “nông nghiệp – Dịch vụ - Công nghiệp” trong đó nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu với diện tích đất trồng cau su, cà phê, tiêu bắp … nhiều nhất Tỉnh. Ngành chăn nuôi cũng được chú trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

3.2.5.3 Cơ sở hạ tầng

Châu Đức và Tân Thành là những huyện đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn. Đến nay, 100% xã, thị trấn sử dụng mạng lưới điện quốc gia. Các tuyến đường liên xã, liên huyện đã được nhựa hóa, có đường ô tô đến trung tâm.

3.2.5.4 Văn hóa

Hiện nay, huyện Châu Đức có 12/14 xã, thị trấn; huyện Tân Thành có 7/8 xã, thị trấn đã phổ cập trung học cơ sở. Hai huyện Châu Đức và Tân Thành có hơn 2000 sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng tại địa phương. Đây là một đội ngũ tri thức trẻ trong tương lai sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện nhà.

3.2.6 Hiện trạng sử dụng đất

Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất do tỉnh BR-VT thực hiện, lưu vực hồ Đá Đen có các loại hình sử dụng đất chính như sau (xem hình 3.11; hình 3.12):

- Đất trồng cây lâu năm chiếm phần lớn diện tích lưu vực (82%). Các loại cây

trồng chính là cau su (thuộc diện quản lý của các nông trường) phân bố trên bề mặt địa hình tương đồi bằng phẳng) và cà phê, tiêu, điều (của các hộ dân) phân bố dọc theo các sườn thung lũng sông, suối.

- Cây ngắn ngày chiếm diện tích nhỏ (2%), phân bố rải rác xung quanh lòng hồ

Đá Đen.Các cây trồng chính gồm sắn, bắp, đậu, bí.

- Khu công nghiệp chiếm diện tích rất nhỏ. Hiện trong lưu vực chỉ có khu công

nghiệp Ngãi Giao có diện tích 32.6 ha phân bố phía nam núi Nhang.

- Đất ngập nước không nhiều, hồ Đá Đen có diện tích 400 ha, hồ Kim Long có

diện tích 50 ha.

Người thành lập: Nguyễn Thị Lệ Hằng Người kiểm tra: Hà Quang Hải

Hình 3.11 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lưu vực hồ Đá Đen

Hình 3.12 Tỉ lệ các loại hình sử dụng đất trong lưu vực hồ Đá Đen

82%

2% 1%

2% 6% 4%

3%

Hiện trạng sử dụng đất lưu vực hồ Đá Đen

Cây lâu năm Cây ngắn ngày

Khu CN Đất khác Tho_cu Song_ho

Tuy vậy khi tiến hành thực địa khảo sát, tác giả nhận thấy hiện trạng sử dụng đất lưu vực phức tạp hơn những nội dung ghi nhận trên bản đồ.

3.2.7 Kết quả khảo sát sử dụng đất lƣu vực

3.2.7.1 Cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm phân bố hầu hết trên toàn bộ lưu vực hồ Đá Đen chiếm đến 82% tổng diện tích đất toàn khu vực (hình 3.12). Nông trường cao su trồng trên vùng đất trầm tích đầm lầy sông với địa hình tương đối bằng phẳng nằm ở thượng nguồn sông Xoài. Ngoài ra là các loại cây điều, mít, xà cừ, bạch đàn, cao su nằm dọc theo sườn thung lũng sông suối. Qua khảo sát cho thấy tại các vườn cà phê, tiêu, điều… lộ nhiều đất trống ở giữa các tán cây (hình 3.13), có nơi đất bị xói mòn lộ cả rễ cây (hình 3.14).

Hình 3.13 Đất trống giữa các tán cây

3.2.7.2 Cây ngắn ngày

Đất trồng cây ngắn ngày phân bố chủ yếu sát ven hồ Đá Đen, nằm trên địa

hình dốc khoảng từ 2-3o

, chủ yếu là các loại đất bazan chảy tràn có độ phì cao, phù hợp với các loại hoa màu nhưng cũng dễ bị xói mòn. Tác giả quan sát thấy các loại cây được trồng là sắn, bắp, đậu, bầu bí (hình 3.15), vỏ thuốc trừ sâu và phân bón hóa học vứt bừa bãi khắp nơi (hình 3.16). Điều tra người dân cho thấy: hoa màu trồng với tần suất khoảng 2-3 tháng/vụ, 4-5 vụ/năm; một vụ màu bón phân hóa học trung bình khoảng 3 lần (1 lần bón lót và 2 lần bón thúc) và 1 lần phun thuốc trừ sâu. Với tần suất sử dụng đất liên tục và bón phân dày đặc đã làm đất nhanh chóng bị bạc màu và xói mòn xuất hiện ở nhiều nơi (hình 3.17).

Hình 3.15a Trồng đậu ven hồ Hình 3.15b Trồng bí ven hồ

Hình 3.16 Vỏ thuốc trừ sâu, phân bón ở khu vực trồng đậu, bí ven hồ

Hình 3.17 Đất xói mòn ở khu vực trồng đậu ven hồ

3.2.7.3 Nước thải từ khu công nghiệp

Theo quy định: nước thải sau xử lý từ khu TTCN Ngãi Giao theo đường ống dẫn chảy xuống suối Tre – dưới lưu vực hồ Đá Đen nhưng thực tế doanh nghiệp vẫn chưa tuân thủ đúng. Cụ thể vào đầu tháng 7/2010 thanh tra sở TNMT tỉnh BRVT phát hiện đường ống dẫn nước thải của nhà máy dệt nhuộm chưa qua xử lý thải vào đường ống dẫn nước mưa ra cống thải chảy ra ngoài hay dùng trực tiếp nước sau xử lý tưới cây [22], [23] (hình 3.18).

Hình 3.18 Bơm nước thải sau xử lý ra tưới cây của khu TTCN Ngãi Giao

Nguồn [21]

3.2.7.4 Trang trại chăn nuôi

Hiện tại cách hồ Đá Đen gần 5km phía khu vực sông Xoài phân bố trại nuôi heo tập trung (hình 3.19) nhưng chưa thực hiện các giải pháp an toàn để bảo vệ môi trường như: không có hệ thống xử lý nước thải, bể chứa nước thải chăn nuôi chỉ được xây bằng xi măng… là nguy cơ tác động đến chất lượng nước lưu vực. Bên cạnh đó, nước thải không xử lý từ các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ nằm dọc sông Xoài cũng ảnh hưởng đến nguồn nước cấp vào hồ.

Hình 3.19 Trại heo Vĩnh Tân – sông Xoài

3.2.7.5 Nước thải từ khu dân cư

Qua khảo sát thực địa tác giả nhận thấy: các khu dân cư tập trung ở thượng nguồn sông Xoài, suối Lúp; các hộ dân sinh sống rải rác dọc theo các tuyến đường chính của xã, huyện. Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trường, là một nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước đầu vào.

3.2.7.6 Khai thác khoáng sản

Quan sát tại khu vực núi Nhang, có một điểm khai thác đất với sự hoạt động tấp nập của các loại xe tải, xe ben ra vào. Núi Nhang đã bị đào bới lấy đất san lấp (hình 3.20). Việc khai thác này sẽ gia tăng xói mòn đất và ô nhiễm môi trường nước suối, hồ.

3.2.7.7 Đất ngập nước

Thời điểm tác giả đi khảo sát vào mùa khô, đất nhiều nơi lộ rõ đá sỏi, nứt lẻ, khô cằn (hình 3.21). Sát ven hồ là cây mai dương mọc san sát, cành lá rụng xuống thối rữa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ở đây (hình 3.22).

Hình 3.21a Đất bị xói mòn ở núi Nhang Hình 3.21b Đất khô cằn ở suối Lúp

Hình 3.22 Lá cây mai dương bị thối rữa sát ven hồ Đá Đen

3.2.7.8 Chất lượng nước hồ vào thời điểm khảo sát

Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước lưu vực hồ Đá Đen qua đợt lấy mẫu vào mùa khô của tác giả vào ngày 21/1/12 (hình 3.23; bảng 3.9) cho thấy: nguồn nước cấp vào hồ có dấu hiệu ô nhiễm chất dinh dưỡng với hàm lượng phốt phát đều vượt ngưỡng cho phép. Hầu hết các thông số thể hiện dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở cầu sông Xoài và cầu suối Lúp đều cao hơn tiêu chuẩn nước mặt cho phép (bảng 3.9; hình 3.24 – hình 3.29). Vì vậy việc tiến hành quan trắc các nguồn xả thải dọc sông Xoài và suối Lúp là việc làm cần thiết.

Người thành lập: Nguyễn Thị Lệ Hằng Người kiểm tra: Hà Quang Hải

Hình 3.23 Bản đồ các vị trí quan trắc chất lượng nước của tác giả

Bảng 3.9 Kết quả chất lượng nước lưu vực hồ Đá Đen của tác giả ngày 21/1/2012

Vị trí pH SS DO BOD5 COD NH4+ NO3- NO2- PO43- T- coliform

Đơn vị mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml

QCVN 08: 2008

(cột A2) 6 – 8.5 30 ≥ 5 6 < 15 0.2 5 0.02 0.2 5000

Hồ thu nước (DD01) 7.61 13 8.7 5.4 12.5 0.16 0 0 0.15 43 Đập tràn (DD02) 7.78 9 9.4 4 12 0.14 0 0 0.18 240

Cầu sông Xoài (DD03) 7.39 23 6.2 6.5 14.5 0.25 1.2 0.02 0.37 5700 Thượng nguồn sông

Xoài (DD04)

7.42 18 6.4 5.7 11 0.16 0.42 0.01 0.29 2400

Hạ lưu suối Gia Hợp (DD05)

7.35 12 6.3 4.2 9.7 0.11 0.22 0.01 0.16 360

Cầu suối lúp (DD06) 7.5 15 5.3 7.9 16.5 0.31 1.1 0.01 0.49 3600 Thượng nguồn suối

Lúp (DD07)

7.6 10 5.7 4.5 12 0.15 0.38 0.01 0.32 2400

Cầu suối Nhạc (DD08)

7.69 9 8.7 5.4 8.5 0.10 1.3 0.01 0.34 1100

Cầu suối Cơm (DD09)

7.23 13 6.8 4.7 9.4 0.19 0 0 0.41 2400

Cầu suối Chích (DD10)

Hình 3.24 Hàm lượng DO tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012

Hình 3.25 Hàm lượng BOD5 tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 kết quả (mg/l) vị trí

DO

DO QCVN 08: 2008 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 kết quả (mg/l) vị trí BOD5 BOD5 QCVN 08: 2008

Hình 3.26 Hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012

Hình 3.27 Hàm lượng amoni tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 kết quả (mg/l) vị trí

COD

COD QCVN 08: 2008 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 kết quả (mg/l) vị trí

Amoni

NH4+ QCVN 08: 2008

Hình 3.28 Hàm lượng phốt phát tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012

Hình 3.29 Hàm lượng coliforms tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 kết quả (mg/l) vị trí

Phốt phát

PO43- QCVN 08: 2008 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 kết quả (mg/l) vị trí

T- coliform

T- coliform QCVN 08: 2008

Tại các vị trí lấy mẫu đều không phát hiện hàm lượng thuốc BVTV trong các mẫu nước. Mẫu bùn đáy được lấy để kiểm tra hàm lượng kim loại nặng cũng có giá trị thấp hơn rất nhiều so với QCVN cho phép.

Tóm lại qua khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực tác giả nhận thấy: hiện tại mạng lưới quan trắc ở lưu vực hồ Đá Đen còn nhiều bất cập như vị trí quan trắc chưa đại diện cho chất lượng nguồn nước cấp vào hồ, chưa quan trắc các nguồn gây ô nhiễm, các thông số quan trắc chưa thực sự đại diện cho chất lượng nước sử dụng.

Chất lượng nước hồ có xu hướng thay đổi theo thời gian, theo mùa và theo từng nguồn gây ô nhiễm.

Hiện trạng sử dụng đất đều có sự tác động đến chất lượng nước hồ như: khai thác đất lộ thiên, trồng hoa màu ngay sát ven hồ, canh tác đất không hợp lý dẫn đến hiện tượng đất bị xói mòn ở nhiều nơi trong lưu vực. Mặt khác, các hoạt động nhân sinh như hoạt động của KCN, trại nuôi heo, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư… ở đầu nguồn cấp nước vào hồ cũng là một nhân tố tác động tới chất lượng nước mặt. Kết quả phân tích tài liệu và khảo sát thực tế trên là cơ sở cho việc thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước hồ Đá Đen sẽ được trình bày trong chương 4.

Chƣơng 4

ĐỀ XUẤT MẠNG LƢỚI QUAN TRẮC

4.1 Các vấn đề chung 4.1.1 Giới thiệu 4.1.1 Giới thiệu

Nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quan trọng nhất. Nước không chỉ là thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống hàng ngày mà còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tổng lượng nước sử dụng được mà có sẵn trên thế giới đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu của nhân loại nhưng do sự phân bố không đồng đều đã nảy sinh vấn đề khan hiếm nước, tạo ra thách thức lớn cho phát triển trong tương lai. Do đó cần sử dụng, quản lý hiệu quả và hợp lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ ĐÁ ĐEN BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 45 -85 )

×