6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
4.3.4.1 Tiêu chí lựa chọn các vị trí quan trắc
Vị trí quan trắc lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1) Giám sát theo đối tượng quan trắc (nước sông, nước hồ).
2) Giám sát được các nguồn gây ô nhiễm trong toàn lưu vực theo hệ thống sông
suối chính đổ vào hồ.
3) Giám sát được các nguồn gây ô nhiễm có thể xuất hiện từ các vị trí trọng điểm.
Căn cứ vào các kết quả khảo sát môi trường tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, các vị trí trọng điểm, tác giả đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước hộ Đá Đen như trình bày trong hình 4.2.
Người thành lập: Nguyễn Thị LệHằng Người kiểm tra: Hà Quang Hải
Hình 4.2 Bản đồ mạng lưới quan trắc chất lượng nước hồ Đá Đen
Các điểm quan trắc nước sông
Phân bố ở đầu nguồn cấp nước vào hồ Đá Đen (4, 5, 6, 7, 8, 9); thượng nguồn các nhánh sông suối chính: sông Xoài (10), suối Cù Bi (11), suối Liên Hiệp (12), suối Gia Hớp (13), suối Chích (14), suối Lúp (15); hạ nguồn hồ Kim Long (16).
Các điểm kiểm soát nguồn xả thải
Các điểm này nhằm giám sát nước thải từ các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sông. Các vị trí đề xuất gồm:
Điểm dưới nguồn nước thải từ các khu dân cư (17, 18, 20). Điểm dưới nguồn thải từ trại nuôi heo (19).
Điểm dưới nguồn thải khu TTCN Ngãi Giao (21).
Các điểm quan trắc nước hồ
Nuớc trong lòng hồ là sự hòa trộn các nguồn nước từ các sông suối từ thường lưu đổ về. Có ba vị trí được lựa chọn:
Điểm 2 là nơi hội tụ các nhánh suối thuộc lưu vực suối Lúp.
Điểm 3 gần đường ống cấp nước cho nhà máy nước (là điểm sâu nhất của hồ).