Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của Dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - agribank (Trang 29 - 34)

TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của Dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.2.1 Sự phát triển của mạng Internet và các giao dịch điện tử trực tuyến:

Sự phát triển của mạng Internet là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của giao dịch trực tuyến (online) và dịch vụ NHĐT, trong 4 năm qua các giao dịch trực tuyến đã tăng tới 70% và giao dịch qua NHĐT cũng tăng tới 7% đến 12% năm. Chính vì vậy các NHTM hiện nay đang khuyết khích giảm doanh thu từ các dịch vụ truyền thống, hướng tới tăng doanh thu từ dịch vụ. Mục đích nhằm khai thác thị trường ngân hàng bán lẻ với gần 90 triệu người dân Việt Nam có thu nhập ngày càng cải thiện. Ngoài ra, các NHTM Việt Nam cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho hơn 500.000 doanh nghiệp trên cả nước.

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ về tốc độ tham gia kinh doanh trực tuyến và dịch vụ NHĐT giai đoạn 2007- 2010

1.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng dịch vụ ngân hàng điện tử:

Với nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú nên các NHTM nào càng cung cấp được nhiều sản phẩm dịch vụ NHĐT càng được đánh giá cao. Các dịch vụ NHĐT với nhiều tiện ích, tính năng đa dạng, độc đáo và đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng. Nếu như năm 2008 tỷ lệ các NHTM thực hiện các dịch vụ NHĐT là 26%, thì năm 2009 là 40%, tăng 14% so với năm 2008, năm 2010 là 67% tăng 27% so với năm 2009. Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ gia tăng số lượng dịch vụ giao dịch điện tử của các ngân hàng năm 2010 gần gấp đôi so với năm 2009 và các NHTM đang đua nhau phát triển dịch vụ này.

(Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử năm 2010 của Bộ Công thương)

Biểu đồ 1.2. Biểu đồ tốc độ phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam

Tuy nhiên tại Việt Nam nhiều NHTM đã triển khai dịch vụ NHĐT nhưng trong đó mới chỉ cung cấp các tiện ích như tra cứu thông tin trong tài khoản, chuyển khoản trong hệ thống, chuyển khoản ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn… Và đang có sự giảm dần về dịch vụ mới so với các nước phát triển, nhưng tăng về dịch vụ truyền thống. Đây là do yêu cầu kỹ thuật và vấn đề bảo mật của các tiện ích ngày càng cao hơn, trong từng tiện ích hầu như tỷ lệ ngân hàng triển khai đối với khách hàng cá nhân cao hơn khách hàng doanh nghiệp.

1.2.2.3 Sự phát triển của dịch vụ thẻ và các phương tiện thanh toán ATM/POS:

Do dịch vụ Thẻ chiếm một phần cốt lõi của sự phát triển dịch vụ NHĐT, tại các quốc gia phát triển, dịch vụ thẻ ra đời từ rất sớm và đã nhanh chóng trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được yêu thích của nhiều người vì độ an toàn và sự tiện lợi của nó. Ở Việt Nam, dịch vụ này được ứng dụng khá trễ, song với những tiện ích vốn có của nó, dịch vụ thẻ cũng đã nhanh chóng phát triển và trở thành phương tiện thanh toán khá phổ biến, điều đó được thể hiện rất rõ ở số lượng thẻ phát hành, số lượng máy ATM, mạng lưới chấp nhận thẻ. Tính đến cuối năm 2011 số lượng máy ATM (Máy rút tiền tự động), POS (Điểm chấp nhận thẻ), EDC (Thiết bị điện tử đọc thẻ) được các NHTM đầu tư, cụ thể là: 13.648 máy, tăng so với năm 2008 tới 6.168 máy tỷ lệ tăng 82,46%, số lượng POS được lắp đặt là 77.468 máy, tăng so với năm 2008 là 50.538 máy, tỷ lệ tăng 187,7%.

Biểu đồ 1.3. Biểu đồ tỷ trọng giao dịch NHĐT tại các NHTM Việt Nam

Qua số liệu thống kê trên cho thấy doanh số thanh toán thẻ của các NHTM tăng trưởng khá nhanh trong những năm qua cụ thể: năm 2009 tăng 6,5 triệu thẻ so với năm 2008, tỷ lệ tăng 43%; năm 2010 tăng 10,1 triệu thẻ so với năm 2009, tỷ lệ tăng 47% và năm 2011 tăng 10,6 triệu thẻ so với năm 2011, tỷ lệ tăng 33%. Tính đến cuối năm 2011 thì lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT tính trên tỷ lệ tiền mặt của tổng phương tiện thanh toán chiếm 13,5% giảm gần 2 lần so với năm 2003. Từ kết quả phân tích trên cho thấy khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ NHĐT với số lượng giao dịch ngày càng tăng nhanh và việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã giảm tới gần 2 lần so với năm 2003.

Thời gian qua để đáp ứng nhu cầu dịch vụ và tiện ích ngày càng cao cho khách hàng các NHTM đã không ngừng phát triển và cung cấp thêm một số dịch vụ mới như: Mobile banking, SMS Banking... với nhiều dịch vụ phong phú: xem số dư tài khoản, vấn tin tài khoản, chuyển khoản, gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn... giúp khách hàng có nhiều lựa chọn, nên doanh số và số lượng giao dịch của khách hàng đối với từng dịch vụ có sự biến động, do khách hàng chuyển từ việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này sang sản phẩm dịch vụ khác, thống kê cho thấy giao dịch qua Online Banking vẫn tăng đều hàng năm trung bình từ 7% đến 15% và qua các phương tiện giao dịch điện tử khác như:

- Tiền điện tử (Digital Cash): Là tiền điện tử mà NHTM sẽ phát hành một bức điện được ký phát bởi mã cá nhân (Private cash) của ngân hàng và được ký mã hóa bởi hệ thống mã hóa công khai (Public key) của khách hàng. Trong bức điện có thông tin người phát hành, số lượng tiền, số seri, ngày hết hạn…

- Séc điện tử (Digital Cheques): Cũng sử dụng kỹ thuật như trên, nhưng séc điện tử chỉ khác thông tin ở séc thường là séc này được ký điện tử (tức là việc mã hóa thông điệp mật mã cá nhân bằng hệ thống mã hóa điện tử công khai PKI của ngân hàng phát hành séc).

- Thẻ thông minh và ví điện tử (Stored value Smart Card): Là một thẻ nhựa được gắn với chíp điện tử (Processor chip) người sử dụng nạp tiền vào tài khoản được ghi vào trong chip của thẻ và sử dụng thẻ này cho giao dịch rút tiền và các giao dịch khác.

Tuy nhiên do việc triển khai dịch vụ, sản phẩm mới vẫn còn hạn chế chưa đồng bộ ở các NHTM Việt Nam, nên cũng làm giảm đáng kể việc liên kết giữa các NHTM.

Bảng 1.1. Thống kê số lượng các NHTM triển khai dịch vụ Online Banking

STT Kênh dịch vụ (Tính đến tháng 6/2013) Số lượng/số ngân hàng được khảo sát Tỷ lệ/số ngân hàng được khảo sát

1 Internet Banking và Mobile Banking

53/69 76,8%

2 SMS Banking 24/53 45%

3 Phone Banking 6/53 10%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Ngân hàng nhà nước qua các năm 1.2.2.4 Thị phần dịch vụ Thẻ của một số NHTM trên thị trường Việt Nam:

Thị phần trong dịch vụ Thẻ là những chỉ tiêu hết sức quan trọng được quan tâm hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh của NHTM như: doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng như phản ánh khá rõ về bức tranh phát triển các dịch vụ NHĐT của các Ngân hàng thương mại hiện nay. Số lượng bảng dưới đây cho thấy thị phần về số lượng thiết bị thanh toán (69%) chủ yếu do ngân hàng thương mại Nhà nước nắm giữ.

Bảng 1.2. Thị phần dịch vụ Thẻ của một số NHTM từ năm 2011-2013

12/2011Tổng số 12.299 67.476 11.353.803 1.336.882 Tổng số 12.299 67.476 11.353.803 1.336.882 NHTM Nhà nước 3.595 11.908 18.470 0 NHTMCP Nhà nước 3.256 38.703 4.790.588 662.915 NHTM Cổ phần 5.140 15.812 6.479.016 444.455 NH 100% vốn nước ngoài 194 0 1.039 224.252 12/2012 Tổng số 13.955 104.806 38.741.198 3.155.542 NHTM Nhà nước 3.630 14.591 14.184.843 127.486 NHTMCP Nhà Nước 3.145 56.963 12.875.884 1.070.960 NHTM Cổ phần 6.785 31.844 11.516.944 1.507.576 NH 100% vốn nước ngoài 265 0 78.770 410.678 05/2013 Tổng số 14.128 100.159 39.299.525 3.634.570 NHTM Nhà nước 3.713 13.172 13.525.719 139.228 NHTMCP Nhà Nước 3.145 63.380 13.732.729 1.196.439 NHTM Cổ phần 6.890 22.420 11.840.126 1.823.350 NH 100% vốn nước ngoài 254 0 106.383 429.170

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Ngân hàng nhà nước qua các năm

Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng về số lượng thiết bị chấp nhận thẻ. Nhưng theo thống kê số lượng giao dịch trong năm 2012 cho thấy giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt bằng thẻ chỉ chiếm 6,5% về số lượng giao dịch và 12,2% về giá trị.

STT Giao dịch Số lượng giao dịch Giá trị (Tỷ VNĐ)

1 Rút tiền mặt bằng thẻ 316.200.000 643.500

2 Thanh toán không dùng tiền

mặt bằng thẻ 22.500.000 89.800

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Ngân hàng nhà nước qua các năm

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - agribank (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w