Đánh giá hiệu quả của thiết kế thực nghiệm

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện ngắn số phận con người (sôlôkhốp) cho học sinh lớp 12 (Trang 97 - 127)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.Đánh giá hiệu quả của thiết kế thực nghiệm

Theo ý kiến nhận xét, đánh giá của đồng nghiệp và của tác giả luận văn, thiết kế thực nghiệm có những ưu điểm sau:

- Thiết kế thực nghiệm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn nhưng khắc sâu được kiến thức, đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Thiết kế thực nghiệm đã vận dụng tốt kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương nói chung và đọc hiểu truyện ngắn nói chung. Tạo hiệu quả dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay.

- Hình tượng nhân vật và giá trị tư tưởng của truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) được khai thác đầy đủ, chi tiết, phân tích, cắt nghĩa rõ ràng làm nổi bật chủ đề tác phẩm và phong cách nghệ thuật Sô-lô-khốp.

- Thiết kế không chỉ hướng đến đạt mục tiêu học sinh nắm được kiến thức, rèn được kĩ năng đọc hiểu mà còn giúp học sinh có suy nghĩ về trách nhiệm của xã hội đối với mỗi con người và mỗi người với xã hội. Nhắc nhở thái độ của mỗi côn dân đối với đất nước.

- Những câu hỏi đọc hiểu của thiết kế kể nghiệm định hướng tốt cho học sinh phân tích, cắt nghĩa, bình giá được giáo viên lựa chọn cẩn thận, có chất văn, đảm bảo tính vừa sức với trình độ học sinh, vì thế dễ tác động đến xúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cảm thẩm mĩ văn chương trong tâm hồn học sinh, mang đến hiệu quả tốt cho người đọc văn.

- Những phương tiện kĩ thuật hỗ trợ dạy học được sử dụng hiệu quả góp phần khắc sâu những ấn tượng về cái hay, cái đẹp của truyện ngắn. Đặc biệt là những đoạn phim ngắn trong phim Số phận con người đã giúp học sinh hình dung ra hình tượng nhân vật Xô-cô-lôp, bé Va-ni-a và nhân dân Nga, đất nước Nga sau chiến tranh để liên hệ với đát nước và con người Việt Nam sau chiến tranh làm cho hình tượng nghệ thuật thêm sống động, hấp dẫn.

- Từ thiết kế thực nghiệm này, giáo viên đã có định hướng và phương pháp dạy đọc hiểu truyện ngắn nói chung và đọc hiểu văn chương nói chung góp phần làm hoàn thiện thêm hệ thống lí thuyết về kĩ năng đọc hiểu văn trong nhà trường phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 3. KẾT LUẬN

1. Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển thì ngành giáo dục nói chung và môn Ngữ văn nói riêng lại có một vai trò và nhiệm vụ mới. Mục tiêu chương trình Trung học phổ thông là bồi dưỡng năng lực cho học sinh, năng lực đọc hiểu văn bản văn chương (văn, thơ, truyện, kí…), năng lực viết các văn bản nhật dụng, năng lực tạo lập văn bản dạng nói và dạng viết. Học sinh luôn tiếp xúc với văn bản vì thế mà dạy học theo phương pháp đọc hiểu là phù hợp với xu thế dạy học hiện đại.

Hoạt động đánh giá, phân tích tác phẩm văn chương của học sinh đều phải thông qua hoạt động tiếp xúc trực tiếp và đọc hiểu văn bản. Mỗi thể loại văn học đều có đặc trưng thi pháp thể loại khác nhau vì vậy yêu cầu những kĩ năng đọc và thao tác đọc khác nhau. Vì dạy để nâng cao hiệu quả dạy và học môn văn không thể không quan tâm tới vấn đề đọc hiểu.

Đọc hiểu tác phẩm văn chương, người đọc được bồi dưỡng nâng cao tinh thần trân trọng bảo tồn giá trị văn học, văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, yêu quý cái đẹp, đồng cảm với con người và thanh lọc tâm hồn của chính mình. Khi giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương cũng là quá trình giúp học sinh hình thành nhân cách và hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn.

2. Luận văn đã đưa ra nội dung lí thuyết về đọc hiểu tác phẩm văn chương, lí luận thi pháp thể loại văn học, làm chỗ dựa để xây dựng giáo án thực nghiệm cụ thể và đánh giá khả năng vận dụng lí thuyết đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương theo bốn kĩ năng đọc hiểu.

Luận văn đã trình bày khá kĩ, toàn diện và nhất quán khái niệm đọc hiểu, nội dung đọc hiểu là vấn đề khoa học đang được quan tâm và có khả nâng vận dụng thành kĩ năng đọc hiểu nên đọc hiểu còn có ý nghĩa và giá trị phương pháp. Đương nhiên vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường cần phải đào luyện và giáo dục thường xuyên cho học sinh với những mức độ và yêu cầu phù hợp ở từng lớp, từng cấp học. Từ vấn đề đọc hiểu, giáo viên cần tìm ra những hình thức đọc, dạng đọc, kiểu đọc, lối đọc, biện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pháp đọc, kĩ năng đọc, kĩ thuật đọc để phục vụ cho việc đọc hiểu tác phẩm văn chương tốt hơn. Nói dọc hiểu là nội dung kha học mới và có ý nghĩa phương pháp là vì vậy.

Kết quả khả quan rút ra từ thực nghiệm dạy học đã khẳng định giá trị lí luận và thực tiễn của luận văn cũng như xác nhận tính đúng đắn của tư tưởng khoa học được đề ra và triển khai trong luận văn. Trong quá trình thực nghiệm sự thấm nhuần về nội dung khoa học của lí thuyết đọc hiểu, tri thức đọc hiểu, kĩ năng đọc hiểu và nhất là sự vận dụng mô hình đọc hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại kết hợp với các phương pháp đã nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp vận dụng câu hỏi (câu hỏi đọc hiểu, câu hỏi khám phá) đã phát huy được tính mới mẻ của kĩ năng đọc hiểu văn trong việc đọc tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hướng học sinh vận dụng nhiều hành động đọc khác nhau và nắm vững bốn kĩ năng đọc hiểu cơ bản để học sin đọc văn, biết đọc tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại một cách sáng tạo và hiểu được những điều đã đọc.

3.Trong luận văn này, từ những lý thuyết cơ bản của vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, chúng tôi đã lựa chọn thể loại truyện ngắn, cụ thể là truyện Số phận con người (Sô-lô-khốp). Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng rằng luận văn là một đề tài khoa học có triển vọng, có đóng góp hữu ích trong việc dạy học văn theo hướng đọc hiểu.

4. Vấn đề đọc hiểu là nội dung mới và bắt buộc của chương trình Ngữ văn nhưng thành quả nghiên cứu về mặt lí luận cũng như thực tiễn vận dụng đọc hiểu ở nước ta mới là bước khởi đầu, chưa có chuyên luận nghiên cứu công phu đầy đặn và chưa có bề dày kinh nghiệm vận dụng ở giáo viên. Một số nghiên cứu cho thấy đọc hiểu sẽ trở thành “bước đột phá” trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn, nhất là dạy học tác phẩm văn chương. Với thời gian, lực lượng đông đảo các nhà nghiên cứu và giáo viên sẽ hoàn thiện nội dung đọc hiểu và cách thức vận dụng đọc hiểu giàu sức thuyết phục, có hiệu quả thiết thực hơn nữa. Đây là vấn đề mới có giá trị đào tạo giáo dục nhưng còn tồn tại những khó khăn cần phải vượt qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Sách Ngữ văn 12, tập 2, NXB giáo dục. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008) Sách giáo viên Ngữ văn 12, NXB giáo dục. 3. Quách Duy Bình (7/2007), “Mấy suy nghĩ về đọc hiểu văn bản văn học”,

Tạp chí dạy và học ngày nay.

4. Nguyễn Văn Bính (2008), Thẩm bình tác phẩm Ngữ văn 12, NXB giáo dục. 5. Hoàng Hữu Bội (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12, NXB giáo dục 6. Nguyễn Văn Đường (2008), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, NXB Hà Nội. 7. Nguyễn Hải Châu (2008), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, NXB Hà Nội. 8. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo

thể loại, NXB Đại học sư phạm.

9. Nguyễn Hải Hà, (2002), Văn học Nga sự thật và cái đẹp, NXB giáo dục. 10. Đỗ Đức Hiểu, (1993), Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học xã hội. 11. Nguyễn Thị Hòa, (2007), Văn học Nga trong nhà trường, NXB giáo dục. 12. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6, NXB giáo dục. 13. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 7, NXB giáo dục. 14. Nguyễn Trọng Hoàn, (2007), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, NXB giáo dục. 15. Nguyễn Trọng Hoàn, (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác

phẩm văn chương, NXB giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Nguyễn Trọng Hoàn, (2004), “Hình thành năng lực đọc trong dạy học 17. Nguyễn Trọng Hoàn,(8/2006), “Một số ý kiến về đọc hiểu văn bản ngữ

văn ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, (143), kì 1.

18. Nguyễn Thanh Hùng, (2000), Hiểu văn - dạy văn, NXB giáo dục.

19. Nguyễn Thanh Hùng, (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB giáo dục. 20. Nguyễn Thanh Hùng, (2007), Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ văn ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21. Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa(2007), Phương pháp dạy học văn Trung học phổ thông - Những vấn đề cập nhật, NXB Đại học Sư phạm. 22. Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu văn,(2011), NXB Đại học sư phạm. 23. Nguyễn Thanh Hùng, (7/2004), “Đọc hiểu văn chương", Tạp chí giáo dục 24. Nguyễn Thanh Hùng,(11/2004), “Những khái niệm then chốt của vấn đề

đọc hiểu văn chương”,Tạp chí giáo dục, (100).

25. Nguyễn Thanh Hùng,(6/2006), “Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh”, Tạp chí giáo dục, (140), kì 2.

26. Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường nhận diện tiếp cận, đổi mới, NXB Đại học Sư phạm.

27. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

28. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, NXB giáo dục.

29. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB giáo dục.

30. Vũ Nho, (1999), Nghệ thuật đọc diễn cảm, NXB Thanh niên, Hà Nội. 31. Nguyễn Huy Quát, (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn

trong nhà trường, NXB giáo dục.

32. Nguyễn Huy Quát, (2003), Phương pháp dạy học văn, giáo trình ĐHSP- ĐHTN, TN.

33. Nguyễn Huy Quát, (1/2008), “Đọc hiểu thơ trữ tình trong mối quan hệ với hoàn cảnh cảm hứng tác giả”, Tạp chí giáo dục (182), kì 2.

34. Chu Văn Sơn(2006), Điệu hồn và cấu trúc, NXB giáo dục.

35. Trần Đình Sử, (2008), Lý luận và phê bình văn học, NXB giáo dục. 36. Trần Đình Sử, (2001), Đọc văn, học văn, NXB giáo dục.

37. Trần Đình Sử,(2003), Đọc văn hiểu văn, NXB Thông tin sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40. Trần Đình Sử,(9/2007), “Dạy học văn là dạy học sinh đọc - hiểu văn bản”,

Tạp chí văn học và tuổi trẻ, (147).

41. Trần Đình Sử, (11/2007), “Tiến trình và phương pháp phân tích tác phẩm văn học”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, (151).

42. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB giáo dục.

43. Nguyễn Kim Phong (2009), Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 12, NXB giáo dục.

44. Phùng Văn Tửu, (2008), Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài. NXB giáo dục.

45. Nguyễn Thành Thi, (2008), Tư liệu Ngữ văn 12, phần văn học, NXB giáo dục 46. Trần Đức Khuông, (2004), Dạy - học văn học nước ngoài trong trường

phổ thông, NXB giáo dục.

II. TÀI LIỆU DỊCH THUẬT

48. M.B. Khrapcherko, Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB ĐHQG Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49. V.A. Nhikônxki, (1980), Phương pháp giảng văn ở trường phổ thông, tập 2, NXB giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phụ lục 1:

Một số hình ảnh minh họa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bìa hai tiểu thuyết Sông Đông êm đềm và Đất vỡ hoang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giáo án dạy đối chứng nâng cao Đọc văn

SỐ PHẬN CON NGƢỜI (Trích)- Sô-lô-khốp A- Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.

- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.

B- Phương pháp và phương tiện dạy học

- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp. - Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh về Sô-lô-khốp và về đất nước và con người Nga (thời Xô-viết) có thể sử dụng một số đĩa hát quen thuộc thời chiến tranh chống Phát xít.

C- Nội dung, tiến trình lên lớp

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tiết 1

HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu về tác giả, tác phẩm.

- Khái quát những nét cơ bản về tác giả ?

- HS trả lời

- GV nhận xét khái quát kiến thức cơ bản.

I.Tiểu dẫn

1.Tác giả

- Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô

Viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben về văn học 1965. Sô-Lô- Khốp được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.

- Tác phẩm chính: + Truyện sông Đông + Sông Đông êm đềm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Dựa vào SGK giới thiệu về truyện ngắn Số phận con người ?

+ GV: Truyện ngắn này cú vị trớ như thế nào trong nền văn học Nga? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ HS dựa vào Tiểu dẫn phát biểu vị trí của truyện ngắn Số phận con người trong nền văn học Xô-viết.

- HS đọc văn bản ở nhà - Tóm tắt toàn truyện ?

HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết

+ GV: Cuộc đời của nhân vật Xụ-cô-lốp cú những đau khổ, bất hạnh nào?

+ HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp.

+ GV: Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc đời của anh?

+ Đất vỡ hoang + Số phận con người

2.Truyện ngắn Số phận con người

- Truyện được công bố lần đầu trên báo Sự thật, số ra ngày 31.12.1956 và

1.1. 1957.

- Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của văn học Xô Viết. Đây là tác phẩm đầu tiên, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực.

- Về sau, truyện được in trong tập

“Truyện sông Đông”.

3. Đọc- Tóm tắt tác phẩm

II.Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Anđrây

Xô-cô-lốp sau chiến tranh.

- Cuộc đời đầy bi kịch:

+ Chiến đấu ngoài mặt trận hai lần bị thương, tiếp đó bị đày đọa 2 năm trong các trại tập trung của phát xít Đức.

+Vợ và 2 con gái bị bom của phát xít Đức giết hại.

+Niềm hi vọng cuối cùng, người con trai cả A-na-tô-li cũng bị chết trận đúng vào ngày kết thúc chiến tranh 1945.

 Vì độc lập và sự sống còn của nhân dân, anh đã chịu đựng những mất mát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ GV: Sau chiến tranh, cuộc đời của anh tiếp diễn như thế nào?

+ HS làm việc cá nhân, phát biểu

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện ngắn số phận con người (sôlôkhốp) cho học sinh lớp 12 (Trang 97 - 127)