8. Cấu trúc luận văn
1.1.2. Nội dung kĩ năng đọchiểu
Đọc tác phẩm văn chương bao gồm hoạt động tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa và bình giá cũng có nghĩa là học đọc tác phẩm văn chương thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xuyên, đọc có mục đích, có mức độ, có phương pháp và chiến lược để học sinh có năng lực đọc hiểu và kĩ năng đọc hiểu, chúng tôi đề xuất những kĩ năng đọc hiểu cơ bản. Đây là một trong những biện pháp hàng đầu để hình thành cho học sinh có tiềm năng biết hoài nghi, biết tìm tòi khám phá và thỏa nguyện trong qua trình đọc hiểu tác phẩm văn chương. Chúng tôi xác định bốn kĩ năng đọc hiểu như sau:
1.1.2.1. Kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
“Đọc chính xác là hành động đọc quan trọng của lao động trí tuệ. Đối với đọc văn, đọc chính xác là kĩ năng đọc hiểu cơ bản đầu tiên, yêu cầu về trí tuệ thuộc về nhận thức cái đúng, cái sai. Giá trị khoa học ấy không phụ thuộc vào thiện cảm riêng và trình độ chuyên môn của người đọc. Kĩ năng đọc chính xác được duy trì và đảm bảo về nội dung và phương pháp sẽ đem lại sự hiểu thấu đáo về tác phẩm” [22,tr.95]. Rèn luyện kĩ năng đọc chính xác văn bản nghệ thuật ngôn từ sẽ khích lệ niềm tin vào bản thân và sự tin tưởng vào giá trị đích thực của cái đẹp.
Muốn có kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu tác phẩm văn chương, học sinh phải nắm vững ý nghĩa của ngôn từ trong mối quan hệ với ngữ cảnh, văn cảnh, trong việc lựa chọn và kết hợp từ theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Kĩ năng đọc hiểu đòi hỏi người đọc phải đọc tỉ mỉ không được bỏ sót từ, thậm chí từng dấu câu, dấu phân cách dòng, đoạn hay khổ của văn bản. Từ đó người đọc nắm được ý nghĩa của từng từ, ý nghĩa của câu, của đoạn và ý nghĩa sâu xa của toàn văn bản.
Để đọc chính xác có hiệu quả, trong quá trình đọc nên lưu ý học sinh tự trả lời câu hỏi tại sao nhà văn lại dùng loại từ ấy, lại sử dụng kiểu câu và cách ngắt nhịp ấy để nhằm mục đích gì. Thực hiện được điều này, người đọc sẽ khám phá dần tầng hàm ngôn của tác phẩm. Phải nâng dần tốc độ đọc, phải làm chủ thời gian đọc trong khi rèn kĩ năng đọc chính xác thì mới có thể thu được hiệu quả đọc cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mục đích của kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu là cố gắng hiểu được những gì mình đang đọc. Người đọc phải làm quen với hành động đọc trên dòng, đọc giữa dòng, đọc ngoài dòng. Nên đọc lướt qua để nhằm tạo ấn tượng chung về vấn đề xã hội thẩm mĩ được trình bày trong tác phẩm. Đọc tập trung tức là đọc điểm sáng thẩm mĩ hoặc tình huống then chốt để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của bức tranh nghệ thuật…
Như vậy với kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu tác phẩm văn chương, người đọc phối hợp nhiều cách đọc, đọc lướt, đọc nhanh, đọc kĩ… tuy nhiên không nên căng thẳng trong khi đọc mà cần phải thả lỏng tinh thần để có niềm vui tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.
Mặt khác khi rèn luyện kĩ năng đọc chính xác cũng phải tránh các hành động đọc vội, đọc qua loa, đọc chiếu lệ, đọc sai, đọc nhầm, đọc ngọng…
Yêu cầu chất lượng của kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu tác phẩm văn chương không chỉ đọc ngôn ngữ mà phải đọc được chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của tác giả đằng sau ngôn ngữ đó. Đòi hỏi người đọc phải đi sâu vào thế giới nghệ thuật ngôn từ theo phép chuyển nghĩa, ẩn dụ, tượng trưng, biểu tượng, điểm sáng thẩm mĩ và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Kĩ năng đọc chính xác không đảm nhận được yêu cầu này mà phải rèn luyện kĩ năng đọc phân tích.
1.1.2.2. Kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
“Kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm văn chương có một vị trí quan trọng và ý nghĩa to lớn quyết định hiệu quả đọc hiểu. Đọc tác phẩm văn chương thực chất là phân tích văn bản nghệ thuật ấy. Những cái mà con mắt chỉ nhìn một lần thì thâu tóm được thì nhà thơ phải mô tả chúng dần dần qua từng phần, từng phần một và nhiều khi đến lúc cảm nhận phần cuối cùng, ta hoàn toàn quên mất phần đầu tiên. Đó là nét đặc trưng và sự khó khăn phức tạp khi hình thành khái niệm nghĩa mà ta thường gọi là ngữ logic” [22, tr.97]. Để có thể hiểu được toàn vẹn ý nghĩa văn bản phải liên kết nghĩa ngôn từ với nhau để tạo thành sự logic về ý nghĩa của văn bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngôn từ của văn chương được chọn lọc khắt khe. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương xuất hiện nhờ cảm xúc tạo ra mối liên hệ giữa dấu hiệu với các sự vật, hiện tượng được phản ánh trực tiếp từ môi trường sống. Vì vậy ngôn ngữ văn học sử dụng cơ cấu liên tưởng. Cơ cấu liên tưởng có khả năng làm cho tiếng nói có những khả năng khác như sự tìm kiếm các mối liên hệ giữa các hiện tượng cụ thể. Lời nói nghệ thuật rất phức tạp và liên quan đồng thời tới nhiều sự vật hiện tượng nhưng chỉ có một số mối liên hệ được thực hiện giữa các từ. Để biết từ nào cần đối chiếu với nhau người đọc cần sự giúp đỡ của cơ cấu ngữ pháp của tiếng nói. Bằng sự trừu tượng hóa tính chất của các từ cụ thể, người đọc phải nắm vững hệ thống quan hệ giữa các từ bất biến đối với đặc tính cụ thể của chúng. Trong tiếng Việt những từ có quan hệ với nhau chủ yếu nhờ trật tự nhất định của các từ trong câu… Khi người đọc hiểu được hiểu được một điều gì đó trong tác phẩm, có nghĩa là trong mạng lưới các quan hệ đã có giữa các từ xuất hiện thêm những mối quan hệ mới. Sự phát triển của các mối quan hệ này nâng cao độ bền của vốn ngôn ngữ cá thể bạn đọc.
Trong văn học đã vận dụng rộng rãi những mạng lưới quan hệ mới này để làm cho ngôn ngữ nghệ thuật ngày càng phong phú. Văn thơ dựa vào những hình ảnh cụ thể để tác động đến cảm xúc độc giả nên nó phải tìm cách vận dụng cơ cấu liên tưởng trong sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy khi người đọc thực hiện kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm văn chương phải lưu ý những hình ảnh cảm tính gợi lên bởi những từ được dùng, đồng thời người đọc phải theo dõi xem các từ trong mỗi cặp, mỗi cụm nhất định có gì liên quan với nhau.
“Muốn rèn luyện kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm văn chương, người đọc phải chú ý đến những nét mới lạ của từng cơ cấu liên tưởng qua hình ảnh cụ thể và biểu tượng cụ thể để truyền đạt ý tưởng” [22, tr.98].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kĩ năng đọc phân tích tạo ra năng lực đọc tốt nhất và hoàn chỉnh nhất. Việc thực hiện kĩ năng đọc phân tích cần nhiều thời gian. Vì vậy kĩ năng đọc phân tích chủ yếu nên luyện tập ở nhà và củng cố trong suốt quá trình đọc hiểu tác phẩm văn chương.
Hành động đọc quan trọng đối với việc hình thành kĩ năng đọc phân tích chính là đọc kĩ. Đọc kĩ là đọc nhiều lần trong những thời điểm khác nhau với những mục đích và tâm thế khác nhau. Dù người đọc có đọc tỉ mỉ từng từ, từng câu, từng đoạn mà không ý thức về điều đang đọc và vô cảm thì chưa phải là đọc kĩ. Đọc kĩ là đọc đi đọc lại nhiều lần với tâm thế tập trung để nhằm phát hiện ra những điểm sáng thẩm mĩ trong văn bản.
Thực hành kĩ năng đọc phân tích phải có cái nhìn tổng quát từ thể loại, tên tác phẩm, chủ đề, kết cấu, nhân vật trung tâm, các phương tiện hình thức xây dựng hình tượng nghệ thuật như lớp từ then chốt, biện pháp tu từ như ẩn dụ tượng trưng và biểu tượng nghệ thuật để phân tích chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm và khái quát ý nghĩa thành tư tưởng chủ đề.
Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm văn chương cần sử dụng hành động đọc nhiều lần, đọc toàn bộ tác phẩm, bên cạnh đọc kĩ như đã trình bày để tìm ra cách riêng đi vào tác phẩm. Ngoài những hành động đọc đó, muốn thành thạo kĩ năng đọc phân tích, người đọc phải am hiểu hành động đọc tích cực, đọc hiệu quả. Hoàn thành kĩ năng đọc phân tích, người đọc sẽ hiểu thấu đáo giá trị đích thực về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật đọc đáo của tác phẩm.
1.1.2.3. Kĩ năng đọc sáng tạo trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
Đọc là nhu cầu văn hóa tinh thần của con người. Đọc có mục đích, có phương pháp sẽ trở thành hứng thú đọc sách. Đọc để bồi dưỡng tâm hồn và hoàn thiện tính cách của người đọc. Đọc không có nghĩa là phát âm những từ ngữ có trong văn bản. Muốn hiểu được tầng ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm văn chương bạn đọc phải biết đọc sáng tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đọc sáng tạo là sự nhân thức những mối quan hệ, những trật tự của thế giới tinh thần được tổ chức thành những hình ảnh của cấu trúc mới trong tác phẩm. Người giáo viên nếu chỉ chú ý hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ và đọc đúng thể loại văn học thì cũng chưa phải là dạy học thật sự. Việc dạy đọc được thực hiện bởi sự dẫn dắt học sinh biết đọc một văn bản nghệ thuật từ nội dung bên trong để nhận ra và nắm vững mạch ý tưởng được thể hiện từ nội dung này đến nội dung khác để hoàn thiện ý nghĩa riêng của tác phẩm.“Từ đó có thể khẳng định, cần phải thỏa mãn hai yêu cầu tối thiểu đối với kĩ năng đọc sáng tạo: Một là, người đọc phải nắm vững sự tổ chức toàn cảnh hoặc là thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời người đọc phải hiểu được mạng lưới ngôn từ độc đáo và khám phá được cấu trúc chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hai là, trên cơ sở của kinh nghiệm và xúc cảm riêng tư, người đọc trình bày sự phát hiện lại hoặc sự khám phá mới của mình về tác phẩm” [22, tr.102]. Cũng cần lưu ý đọc sáng tạo trong nhà trường có những mức độ nhất định. Đọc sáng tạo bao gồm đọc chính xác theo mẫu, cải biến cảm xúc trong đọc diễn cảm và cao hơn là đọc trải nghiệm để bổ sung tình ý vào tác phẩm.
Văn bản nghệ thuật chứa đựng những khả năng đồng hành cùng học sinh. Nó tạo ra sự gặp gỡ và đồng cảm giữa học sinh và tác phẩm. Nó đòi hỏi thái độ thẩm mĩ cùng chiều và ngược chiều của học sinh với nhân vật, tình huống, với bức tranh đời sống được khắc họa trong tác phẩm.
Trước khi thực hiện kĩ năng đọc sáng tạo phải tạo được tinh thần cởi mở trong đối thoại dân chủ. Người giáo viên phải trao đổi cho nhất trí về hàm nghĩa, mức độ cũng như cách thức đọc sáng tạo. Kĩ năng đọc sáng tạo phải dựa vào kĩ năng đọc chính xác gắn liền với mối quan hệ xác thực và cơ bản của phương án và cách đọc hiểu về nội dung ý nghĩa của tác phẩm có thể chấp nhận được.
Kĩ năng đọc sáng tạo trong đọc hiểu tác phẩm văn chương góp phần giải phóng về mặt tâm lí, từ đó người đọc tạo ra những tiền đề có thể bổ sung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thêm những gì còn bỏ ngỏ trong quá trình đọc sáng tạo. “Đọc sáng tạo là khả năng liên hệ những gì đang đọc với những gì đã được đọc, lấy đó làm cơ sở để mở rộng biên độ của sự hiểu biết thậm chí với văn bản nghệ thuật, đọc sáng tạo còn có thể xác định nghĩa mới cho hình tượng. Mức độ hiểu này tương ứng với khả năng đọc vượt ra những dòng chữ” [22, tr.103].
Đọc sáng tạo bao gồm sự phát hiện và công nhận các kí hiệu có tác dụng như những tác nhân gợi nghĩa của từ ngữ vốn đã được người đọc thiết lập bằng kinh nghiệm trong quá khứ và kiến tạo thêm các nghĩa mới mà người đọc tìm ra nhờ những khái niệm tương tự sẵn có ở bản thân. Khi nào người đọc tự thấy niềm vui thích bắt gặp một điều gì chưa hề có trong đời sống ở tác phẩm, lúc đó có thể gọi là đã hiểu mới những gì đã đọc. Đọc sáng tạo là kĩ năng phát hiện ra cái mới trong sự thống nhất toàn vẹn của tác phẩm. “Nhưng đọc văn là để cảm, để sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo là khâu cao nhất. Người đọc phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trước chưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác giả. Đó là đọc sáng tạo” [36,tr.20].
Tính đặc thù của đọc sáng tạo là hình thành những trải nghiệm nghệ thuật cho học sinh. Đọc sáng tạo là một kĩ năng được vận dụng khi mới bắt đầu đọc sơ bộ kéo dài cho tới sau khi đọc phân tích tác phẩm. Điều đáng chú ý nhất đối với đọc sáng tạo không phải là bị ràng buộc quá chặt vào câu chữ và ngôn từ nghệ thuật mà là mở rộng liên tưởng, tưởng tượng, bám sát hình tượng nghệ thuật, dự đoán khả năng phát hiện sức sống và ý nghĩa của nó trong cuộc sống đương đại.
Chắc chắn khi thực hành rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo, độc giả phải vận dụng các hành động đọc trải nghiệm, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng, đọc nhập vai và đọc lại như là cách thức tìm kiếm sự nảy sinh cái mới. Mục tiêu người đọc kiếm tìm khi đọc hiểu tác phẩm văn chương quyết định cách đọc, mức độ đọc của họ. Hiệu quả đọc hiểu của học sinh được xác định thông qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sự nỗ lực nhiều hay ít và nhờ vào sự vận dụng thành thạo các kĩ năng đọc hiểu của họ “với những tác phẩm khác nhau cần phải có những cách đọc khác nhau: một số thì cần đọc nghiên cứu kĩ lưỡng, đọc tóm tắt, đọc đi đọc lại, đọc vì thích thú. Một số khác chỉ cần tìm hiểu để biết rằng chúng có tồn tại… Cái khó nhất là bắt mình không đọc những cái mà rất có thể bỏ qua. Hoàn toàn không nên đuổi theo tác phẩm thời thượng” [22].
Cuối cùng chúng tôi đề cập đến kĩ năng đọc tích lũy, một kĩ năng đọc yêu cầu khá cao về trình độ khái quát hóa nghệ thuật và cụ thể hóa nghệ thuật hài hòa ở người đọc.
1.1.2.4. Kĩ năng đọc tích lũy trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
“Kĩ năng đọc tích lũy là kĩ năng đọc nhấn mạnh tính chất, mức độ cao thấp phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ về việc vận dụng đọc hiểu có hiệu quả. Kĩ năng đọc tích lũy là cách phân biệt đặc điểm và yêu cầu của các kĩ năng đọc trước đó” [22, tr.104]. Kĩ năng đọc trước là điều kiện cho việc thực hiện kĩ năng đọc sau. Hoàn thiện kĩ năng đọc tích lũy trong đọc hiểu sẽ làm cho việc thu nhận thông tin, độ sâu rộng về sự hiểu biết và niềm hứng thú trong qua trình đọc hiểu tác phẩm văn chương tăng lên rõ rệt. Kĩ năng đọc trước làm tiền đề cho kĩ năng đọc sau. Trình độ đọc chính xác không bị lẫn tràn sang trình độ đọc phân tích. Trình độ đọc phân tích không bị trình độ đọc sáng tạo che khuất. Cuối cùng kĩ năng đọc tích lũy, một cách đọc sâu đã vận