Nguyên tắc thực hiện kĩ năng đọchiểu trong dạy đọchiểu tác

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện ngắn số phận con người (sôlôkhốp) cho học sinh lớp 12 (Trang 46 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.4. Nguyên tắc thực hiện kĩ năng đọchiểu trong dạy đọchiểu tác

văn chƣơng

Nguyên tắc1: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thi pháp thể loại.

Đọc gắn liền với nhưng đặc điểm của phương thức biểu đạt văn bản, gắn với ngữ cảnh, gắn với ý thức nhân diện kiểu văn bản. Người đọc phải trở thành một độc giả có quan điểm riêng, tư duy nhiều khả năng ngữ nghĩa của văn bản. Họ không tự trói buộc vào một cách đọc và hiểu duy nhất.

Người đọc dựa vào đặc trưng thi pháp thể loại để tìm ra phương thức nghệ thuật của văn bản để phát hiện ra cái mới, cái đặc sắc trong sáng tạo của tác giả. Từ đó xác định những vấn đề khó hiểu, chưa nắm bắt được rõ ràng chứa đựng trong tác phẩm. Sau đó người đọc lựa chọn cách đọc nào dễ tiếp cận và đúng hướng giá trị văn bản.

Nguyên tắc 2: Phải đọc đúng sau đó đọc hay.

Đọc đúng tức là đọc đúng chính âm, đúng văn phạm, đúng giọng điệu và đúng đặc trưng thể loại.

Đọc hay (đọc sáng tạo) là phối hợp nhịp nhàng giữa giọng đọc, ngữ điệu, âm sắc, âm lượng thậm chí kết hợp cả cử chỉ, nét mặt của người đọc sao cho phù hợp với ngữ cảnh, văn cảnh và lột tả được bản chất của sự việc, con người trong tác phẩm. Đọc hay phụ thuộc vào người đọc đã hiểu tác phẩm sau sắc đến mức độ nào. Người đọc không nắm được ý đồ nghệ thuật của tác giả, không hiểu được những gì sâu kín mà nhà văn muốn thể hiện và gửi gắm trong tác phẩm thì không thể đọc hay, đọc diễn cảm được. Muốn phát huy lợi thế của việc đọc văn thì trước hết cần rèn luyện cho mình năng lực đọc.

Nguyên tắc 3: Không cắt xén văn bản và suy diễn tùy tiện.

Đọc vội vàng, nắm lấy một vài chi tiết, bỏ qua toàn thể, khái quát sai lệch. Đây là lỗi thường gặp nhất khi khái quát nội dung văn bản.

Do muốn khám phá ý nghĩa bề sâu của văn bản mà không xét đến mạch lạc, liên kết toàn thể văn bản người đọc đã gán ghép suy nghĩ chủ quan của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mình cho văn bản. Hiện tượng này thường thấy khi người đọc có ý gán nghĩa cho các yếu tố ngữ âm hoặc các chi tiết nghệ thuật.

Nguyên tắc 4: Giáo viên là người định hướng và tổ chức cho học sinh đọc hiểu văn bản văn học.

Giúp học sinh đọc, phát hiện ra những chỗ không hiểu, đối thoại với học sinh để học sinh bộc lộ những chỗ chưa hiểu bởi quá trình hiểu đi từ không hiểu đến hiểu. Giúp học sinh phát hiện những chỗ mâu thuẫn, phi logic, khó hiểu trong văn bản. Tất cả những hoạt động này đều kích thích hứng thú đọc và suy ngẫm của học sinh.

Giáo viên không phải cái gì cũng dạy, cần tập trung vào những chỗ học sinh khó hiểu, tô đậm hay “lạ hóa” những chỗ ấy để tạo thành những vấn đề cho học sinh tranh luận, trao đổi.

Giáo viên vận dụng những điều đã cung cấp, những điều học sinh đã đọc để yêu cầu học sinh lí giải những chỗ không hiểu đó. Không bao giờ giáo viên cung cấp kết quả đọc hiểu sẵn cho học sinh.

Giáo viên sử dụng câu hỏi và gợi dẫn kích thích hoạt động định hướng học sinh đi vào chiều sâu văn bản thông qua việc giữ vững mối dây liên hệ giữa đọc hiểu - truyền đạt. Hướng học sinh đọc để phát hiện ý nghĩa tác phẩm theo cấp độ: nghĩa của hiện thực được phản ánh (ngữ nghĩa), nghĩa văn cảnh

tức là ý nghĩa nội dung thông báo giữa các sự kiện, tình tiết, nghĩa nghệ thuật

tức là nghĩa thông qua phân tích toàn bộ hệ thống hình thức nghệ thuật được sáng tạo trong tác phẩm cụ thể.

Tóm lại, nguyên tắc thực hiện kĩ năng đọc hiểu nhằm định hướng học sinh đọc hiểu văn bản một cách tốt nhất để thấy được giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật. Nghĩa của từ ngữ trong cấu trúc văn bản tạo ra những hiểu biết thấu đáo về tác phẩm trên cơ sở hiểu rõ về thể loại, hình tượng, hoàn cảnh diễn xướng, nguyên tắc xây dựng biểu tượng để tăng cường khả năng kết nối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết bởi đọc hiểu cũng là một cách để người đọc vươn tới những chân trời rộng lớn, mới lạ của tri thức nhân loại.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Thực tiễn nghiên cứu và vận dụng đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng

Những năm gần đây thuật ngữ đọc hiểu đã thu hút được sư quan tâm của nhiều giáo viên. Họ đã tham gia nghiên cứu và viết bài trên các báo, nhiều hội thảo và diễn đàn khoa học đã được tổ chức xung quanh vấn đề đọc hiểu. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu dường như còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng khái niệm đọc hiểu và nội dung đọc hiểu. Khi tìm hiểu chúng tôi nhận thấy vấn đề đọc hiểu chưa được nhận thức như một nội dung khoa học chưa có khái niệm và kĩ năng cụ thể. Các nhà khoa học cho rằng cái khó của việc tổ chức rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh là phải điều khiển những hoạt động vô hình. Nhiều giáo viên chưa phân biệt được các hình thức đọc, cho rằng đọc rộng là tưởng tượng và suy ngẫm, là luyện kĩ năng quan sát phát hiện, sưu tầm tài liệu. Đọc hẹp là đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc nghệ thuật. Nhà nghiên cứu khác lại cho rằng “gần đây do nhiều người không hiểu đúng bản chất của việc đọc hiểu văn bản trong hoạt động dạy học Ngữ văn nên vô tình hay hữu ý biến bài học tác phẩm văn chương chỉ còn là công việc trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. Theo tôi, đọc hiểu không phải là một phương pháp mà là mục đích hướng tới của bài học tác phẩm” (Phạm Văn Nam - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam).

Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ cũng đăng tải khá nhiều bài viết về đọc hiểu cả về quan niệm lí luận và cách thức vận dụng. Tuy nhiên các bài báo đưa ra quan điểm chung chung và sơ lược về khái niệm, chỉ tập trung vào các nội dung văn bản mà không đề cập đến hoạt động đọc, tương ứng với nó là các hiệu quả hiểu cụ thể. Tạp chí Nghiên cứu văn học cũng đã đăng một số bài: “Đọc hiểu Đánh nhau với cối xay gió” và “Đọc hiểu trích đoạn Tôi và Chúng ta” đều nhắc đến đọc hiểu trong tiêu đề nhưng trong bài viết lại không hề đề cập đến việc đọc như thế nào và đọc như thế nào là hiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, từ thực tiễn trên chúng tôi nhận thấy vấn đề đọc hiểu đã được quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được một hệ thống lý luận chung, thống nhất. Từ đó mà việc áp dụng lí thuyết đọc hiểu vào dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương còn nhiều lúng túng, vướng mắc, thậm chí nói một đằng làm một nẻo. Thực tiễn này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phương pháp phải nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để sớm có hệ thống lý thuyết đọc hiểu cụ thể.

1.2.2. Thực tiễn nghiên cứu và vận dụng đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng trong chƣơng trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông

Hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT cơ bản và nâng cao đều đề cập tới vấn đề đọc hiểu. Bộ sách giáo khoa THPT nâng cao đã trình bày vấn đề đọc hiểu một cách hệ thống, có nội dung cụ thể như: mục đích đọc hiểu, yêu cầu đọc hiểu, điều kiện đọc hiểu, các giai đoạn đọc hiểu. Ngoài ra các tác giả đề xuất phương pháp đọc hiểu văn bản nói chung và văn bản văn học nói riêng và đưa ra các nguyên tắc đọc hiểu như: Dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa; Lấy tư tưởng chính của văn bản mà soi sáng mọi chi tiết; Lấy kinh nghiệm sống của bản thân và xung quanh mà thể hiện ý nghĩa của văn bản. Đọc hiểu văn bản văn học phải chú ý đến đặc trưng thi pháp thể loại, đặc điểm hình tượng, tính mơ hồ đa nghĩa của nó.

Bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT cơ bản và nâng cao đều có ba bài tổng kết về đọc hiểu. Bộ sách nâng cao có bài “Tổng kết phương pháp đọc hiểu”(Ngữ văn 10), Tổng kết phương pháp đọc hiểu (Ngữ văn 11) và Tổng kết đọc hiểu văn bản (Ngữ văn 12). Bộ sách chuẩn có ba bài: “Ôn tập phương pháp đọc hiểu” (Ngữ văn 10), “Ôn tập phương pháp đọc hiểu” (Ngữ văn 11), “Ôn tập đọc hiểu và kiểm tra” (Ngữ văn 12).

Sách giáo khoa Ngữ văn 12, bộ nâng cao nêu lên ba phương pháp đọc hiểu như sau: Phát hiện các từ ngữ, biểu hiện cách cảm nhận độc đáo, hiểu được tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện qua từ ngữ, câu văn, đoạn văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cùng với phát hiện hình tượng, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật; Phân tích nội dung đoạn văn, tìm ra mạch ý tứ nối liền các câu trong đoan văn và ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh; Khái quát nội dung của nhân vật, tư tưởng, tình cảm của tác giả qua tác phẩm hay đoạn trích, khái quát những chủ đề, hình tượng và đặc sắc nghệ thuật.

Sách giáo khoa coi đọc hiểu là phương pháp. Theo chúng tôi đọc hiểu là kĩ năng chứ không phải là phương pháp. Đối với người đọc tiềm năng và yêu thích văn chương đều có cách đọc hiểu mà thực chất là những kĩ năng đọc hiểu tác phẩm của riêng mình.

Để thấy thực trạng lí thuyết và vận dụng vấn đề đọc hiểu khách quan hơn, chúng tôi tham khảo cách đánh giá của PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa THPT (Nhà xuất bản Giáo dục, H, 2006). Tác giả khẳng định: “Chương trình Ngữ văn chú trọng việc hình thành năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh”. Khi bàn về “bản chất của việc dạy đọc hiểu văn bản” tác giả cho rằng: “Đọc hiểu ở đây được hiểu một cách khá toàn diện. Đó là quá trình bao gồm việc tiếp xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩm cũng như thấy được vai trò, tác dụng của hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ người viết và cả các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Đọc hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học. Đọc hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu mạch văn, bố cục và nắm được ý chính cũng như chủ đề của tác phẩm. Lí giải là hiểu đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa xã hội nhân văn của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó. Trong quá trình học đọc, học sinh sẽ biết cách đọc tích lũy kiến thức, đọc để lí giải, đọc để đánh giá và đọc sáng tạo, phát hiện”.

Đấy là ý kiến phản ánh được nhiều nội dung đọc hiểu nhưng chưa đề cập cụ thể đến kĩ năng đọc hiểu mà chỉ nói về bản chất của việc dạy đọc hiểu văn bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn lại thực tiễn dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường từ quan niệm lí luận đến cách thức vận dụng thực hành chúng ta thấy còn nhiều lúng túng và mơ hồ.

Đọc hiểu tác phẩm văn chương là vấn đề mới, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau để thay đổi nội dung và phương pháp dạy học tác phẩm văn chương. Văn học là một môn nghệ thuật, cá nhân có vai trò quan trọng trong tiếp nhận nghệ thuật, đòi hỏi tính sáng tạo và năng lực cảm thụ của người đọc. Vì vậy để chạm đến được giá trị chân-thiện-mĩ của tác phẩm văn chương đòi hỏi người đọc phải học đọc, phải rèn luyện kĩ năng đọc.

1.2.3. Thực tiễn đọc hiểu tác phẩm văn học nƣớc ngoài trong nhà trƣờng phổ thông

Ngữ văn luôn luôn đóng vai trò là một trong những môn chính yếu trong trường THPT. Học sinh luôn tiếp xúc trước hết với văn bản và chính vì thế mà định hướng kĩ năng đọc hiểu là rất cần thiết. Hoạt động đọc của học sinh hiện nay đã trở thành trọng tâm khi bình giá, phân tích, cắt nghĩa tác phẩm văn chương. Mỗi nền văn học, mỗi thể loại, giai đoạn văn học khác nhau lại cần có những đặc trưng về kĩ năng đọc hiểu riêng. Phần văn học nước ngoài trong SGK cũng là một phần quan trọng nhưng vốn không được giáo viên chú ý nhiều trong giảng dạy. Dạy bản dịch như nguyên tác, không tính đến sự hỗ trợ của các yếu tố khác, đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự hiểu sai lệch nghiêm trọng. GS.TS.Nguyễn Thanh Hùng đã viết “dạy đọc hiểu là nền tảng văn hóa cho người đọc”. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng vào giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài.

Từ trước đến nay trong nhà trường việc dạy văn học nước ngoài áp dụng qui trình và phương pháp như dạy văn học Việt Nam làm hạn chế sự hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh trong việc tiếp nhận phần văn học này.

Bộ phận Văn học nước ngoài ở trường Phổ thông thật sự là mảng khó dạy với đối với giáo viên, tuy mới nhìn qua tưởng chừng như ngược lại, vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mảng văn học ít nhiều xa lạ này dễ gây hứng thú cho học sinh, hơn nữa lại hoàn toàn là những đỉnh cao nổi tiếng cổ, kim, đông, tây đã được thời gian sàng lọc, chau chuốt cả về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng.

Văn học nước ngoài dễ gây hứng thú cho học sinh vì tính chất mới lạ của nó. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu một tác phẩm văn học nước ngoài phải tạo ra một không khí khác so với giờ giảng một bài văn học Việt Nam để nhằm khắc sâu ấn tượng. Nhưng thực tế trong giờ học văn chương nước ngoài học sinh thường chỉ nhớ được những bài văn, bài thơ na ná qua bản dịch, nhớ được tên tác giả nhưng cũng chẳng giữ được ấn tượng gì thật lắng đọng. Đây là vấn đề yêu cầu giáo viên phải có phương pháp dạy để tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Vì vậy, khi dạy học đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài giáo viên có thể khắc phục bằng cách khi giảng đến một nhà văn, một tác phẩm giáo viên tạo không khí bằng một vài nét nổi bật nào đó để học sinh sơ bộ làm quen với đất nước và nhà văn đó và hướng dẫn, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH

TRUYỆN NGẮN SỐ PHẬN CON NGƯỜI (SÔLÔKHÔP)

2.1. VẬN DỤNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG QUÁ TRÌNH DẠY ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN NGẮN SỐ PHẬN CON NGƢỜI (SÔ-LÔ-KHỐP)

2.1.1. Trang bị tri thức đọc hiểu đọc văn học nƣớc ngoài cho học sinh

Văn học nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chương trình chương trình Ngữ văn trung học phổ thông gồm những sáng tác dân gian, văn thơ cổ điển, văn thơ hiện đại được chọn và bố trí song song với chương trình văn học dân tộc. Cùng với văn học Việt Nam, văn học nước ngoài đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tầm nhìn và khả năng cảm thụ tinh hoa văn hóa nhân loại, hiểu thêm về cuộc sống và tài năng sáng tạo của các dân tộc từ đó hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc và văn hóa dân tộc đồng thời phát triển tinh thần quốc tế và ý thức về cộng đồng văn hóa nhân loại. Đó là những sáng tác được chọn lọc trong tinh hoa văn hóa nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay.

Ta bắt gặp ở đây những tác phẩm văn chương nổi tiếng của các nhà văn lớn trên thế giới như “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc-van-tét, “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, “Chiếc lá cuối cùng” của Ohen-ry, thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện ngắn số phận con người (sôlôkhốp) cho học sinh lớp 12 (Trang 46 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)