8. Cấu trúc luận văn
1.1.3. Tầm quan trọng của kĩ năng đọchiểu trong day học tác phẩm
Đọc hiểu văn bản văn học để tiếp nhận giá trị tư tưởng, đặc sắc nghệ thật, đối thoại được với người đọc khác, bầy tỏ được sự tán thành hay phản đối tác phẩm văn học đó. Muốn làm được điều này, học sinh phải học cách đọc và cao hơn nữa là rèn cách đọc trở thành kĩ năng đọc - mức độ cao của đọc hiểu tác phẩm văn chương để đọc văn trong nhà trường hay tự đọc ngoài cuộc sống.
Khác với việc đọc báo, đọc một quyển sách dạy nấu ăn hay tạp chí thời trang… đó là nhu cầu tự nhiên của con người. Ai biết chữ và muốn đọc đều có thể đọc. Đọc để giải trí, hiểu biết về cuộc sống, để sống tốt hơn. Nhưng văn bản văn học là nghệ thuật ngôn từ, muốn hiểu biết và thưởng thức không phải dễ dàng, đòi hỏi người đọc phải có vốn hiểu biết nhất định. Các Mác từng nói, đối với đôi tai không biết âm nhạc thì bản nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa gì. Có thể nói rằng, đối với người không hiểu biết văn học thì tác phẩm văn học dù có hay, có dễ hiểu bao nhiêu thì cũng có thể bị hiểu sai, hiểu lệch, hiểu lầm thậm chí là không hiểu.
Muốn hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học, người đọc nên thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học tạo cho mình thói quen đọc văn chương, tập cách tra cứu từ điển để hiểu từ ngữ, khái niệm… rèn luyện tư duy liên tưởng, tưởng tượng, vừa đọc vừa suy ngẫm, bình giá… điều đó giúp ích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiều cho việc phân tích, thưởng thức văn học. Năng khiếu cảm nhận văn học là rất đáng quí, song có cách học cách đọc hiểu văn bản văn học thì người đọc vẫn có thể thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.
Đọc hiểu là năng lực mang tính cá thể, nó chịu sự chi phối và tác động của ngoại cảnh, tùy thuộc vào sự nỗ lực và ý thức rèn luyện của mỗi người. Muốn hình thành kĩ năng đọc hiểu chủ yếu tùy thuộc vào tinh thần tự giác, tích cực học tập của học sinh. Tự chiếm lĩnh văn bản với sự tổ chức, hướng dẫn của thày (cô) giáo là hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu không tự mình đọc tác phẩm văn chương mà để người khác đọc hộ, giảng giải cho nghe thì sẽ không bao giờ biết cách đọc, có kĩ năng đọc tác phẩm văn chương và sẽ không tự khám phá và cảm nhận được tác phẩm văn chương đó.
Muốn tiếp nhận đúng các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản văn học thì người đọc phải tuân thủ quy trình đọc hiểu: từ hiểu ngôn từ, ý nghĩa hình tượng, đến hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả. Từ đó biết đánh giá văn bản văn học cao hơn là biết thưởng thức giá trị của văn bản nghệ thuật văn chương.
1.1.3.1. Đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng cấu trúc ngôn từ tác phẩm văn chương
Đọc thông suốt toàn bộ văn bản để có ấn tượng toàn vẹn về văn bản. Phần tiểu dẫn trước mỗi văn bản cung cấp cho học sinh tri thức thiết yếu về tác giả, tác phẩm, một số ý kiến đánh giá của các chuyên gia… Cần đọc kĩ và hiểu được các từ khó, từ Hán Việt, điển tích, điển cố… với tác phẩm thơ nên đọc thuộc long, với thơ chữ Hán nên cố gắng thuộc bản phiên âm, bản dịch nghĩa, dịch thơ để có ấn tượng chung về âm thanh, hình ảnh trong trí nhớ để dễ dàng hiểu thơ hơn. Đối với truyện phải đọc trọn vẹn tác phẩm để nắm được cốt truyện, hệ thống chi tiết đắt giá, biến cố, sự kiện có liên quan đến nhân vật chính. Khi đọc ngôn từ của văn bản văn học cần phát hiện được mạch văn, phát hiện những điểm đặc sắc thú vị về nghệ thuật để khơi nguồn cảm hứng đọc cho bản thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Hiểu ý nghĩa tầng cấu trúc ngôn từ của tác phẩm văn chương là tìm cách nắm vững ngày càng đầy đủ và sâu sắc mối quan hệ vật chất giữa những kí hiệu nền tảng như từ, câu, đoạn, chương, phần của tác phẩm. Mặt khác, người đọc cũng phải theo dõi sát sao mối quan hệ sống động của ngôn từ tác phẩm qua thao tác thay thế và kết hợp mà nhà văn mà người đọc phải hiểu ở cái lí, cái chân thật trong nhận thức đời sống, trong tình cảm, thái độ của con người trong những khoảnh khắc tiêu biểu, điển hình của con người” [22, tr.37].
Ngoài ra khi tìm hiểu tầng cấu trúc ngôn từ tác phẩm văn chương còn phải nắm được không gian ngữ nghĩa trong các loại văn cảnh, ngữ cảnh. Hiểu tầng cấu trúc ngôn từ là hiểu nội dung được kể và tả những nhìn nhận và đánh giá của nhà văn. Với ý nghĩa đó, cách kể chuyện, miêu tả bằng ngôn từ của nhà văn cho người đọc hình dung ra được bối cảnh xã hội, con người, sự kiện, không gian, thời gian trong tác phẩm văn học. Đây là tiền đề dề đi sâu vào lớp ý nghĩa thứ hai của văn bản.
1.1.3.2. Đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương
Hình tượng trong văn bản văn học chứa đựng nhiều lớp nghĩa. Hình tượng văn học được xây dựng, sáng tạo, biểu đạt bằng ngôn từ nghệ thuật qua chi tiết, cốt truyện, hình ảnh, tâm trạng… tùy thể loại mà có sự khác nhau về chất liệu ngôn từ, cách xây dựng nhân vật… Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, nhập thân vào hình tượng nghệ thuật để tưởng tượng, cụ thể hóa tình cảm, để hiểu điều mà ngôn ngữ văn học biểu đạt, khái quát. Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật còn phải biết phát hiện những mặt đối lập trong bản thân hình tượng, những logic ẩn chứa bên trong nó mà nhà văn muốn gửi gắm thì mới thật sự hiểu được hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật làm nên tính chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Có nhà nghiên cứu gọi cấu trúc hình tượng là thế giới nghệ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của tác phẩm. Hiểu tầng cấu trúc này, người đọc có điều kiện thâm nhập vào sự sáng tạo nghệ thuật mới mẻ trong tác phẩm một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Tuy nhiên hiểu tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm là việc làm rất khó khăn. Hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật vì vậy hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng, nhiều lớp nghĩa. Đòi hỏi người đọc phải có năng lực cảm nhận văn chương sâu sắc.
Hình tượng nghệ thuật không chỉ là nhân vật, có thể là sự chung đúc nhiều nhân vật hay là toàn bộ chỉnh thể tác phẩm. Hình tượng ấy có thể lộ diện cũng có thể ẩn giấu, vừa có tính cụ thể vừa có tính khái quát trừu tượng Muốn tìm ra được hình tượng nghệ thuật trong khi đọc hiểu tác phẩm văn chương cần phải phân biệt được hình tượng trung tâm, hình tượng tác giả.
Muốn đọc hiểu tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương phải có cái nhìn sâu sắc về hệ thống ngôn từ. Người đọc phải so sánh, đối chiếu những hình ảnh có liên quan với nhau để xác định hình tượng trung tâm của tác phẩm.
1.1.3.3. Đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng cấu trúc tư tưởng tình và ý vị nhân sinh của tác phẩm
Nhà văn sáng tác tác phẩm bao giờ cũng thể hiện tư tưởng, bộc lộ tình cảm. Vì vậy đọc hiểu văn bản văn học là phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm trong văn bản. Nhà văn đi từ tư tưởng, tình cảm đến việc lựa chọn từ ngữ để sáng tác nên tác phẩm văn học. Để khám phá tác phẩm văn học người đọc phải làm ngược lại với nhà văn tức là phải đi từ việc hiểu ngôn từ rồi từ đó phát hiện ra tư tưởng, tình cảm được nhà văn gửi gắm qua ngôn từ, hình tượng nghệ thuật. Tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm vào tác phẩm không chỉ là của cá nhân họ cảm nhận về cuộc đời, về con người mà còn là của cả tầng lớp, giai cấp, thời đại… mà nhà văn như là một đại diện. Tư tưởng, tình cảm của nhà văn trong tác phẩm văn học không được nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thẳng ra qua từ ngữ trực tiếp mà chứa đựng ở hàm ý. Vì vậy, đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của nhà văn đòi hỏi người đọc phải có năng lực khái quát chính xác, phải đọc một cách sáng tạo.
Muốn đọc hiểu tầng cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh của tác phẩm văn chương, người đọc cần phải suy nghĩ và tìm ra mối quan hệ giữa đề tài và chủ để, giữa chủ đề và chủ đề tư tưởng. Tầng cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn chương có mối quan hệ chặt chẽ với tầng cấu trúc ngôn từ và tầng cấu trúc hình tượng nhưng lại vượt qua và lớn hơn về ý nghĩa so với hai tầng cấu trúc trước nó, tác động sâu xa đến tâm hồn người đọc.
Tác phẩm có giá trị bền lâu đối với người đọc chủ yếu là do sự sâu sắc của cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn chương tác động sâu sắc vào người đọc.
Tóm lại, văn bản văn học là hệ thống ký hiệu ngôn từ tồn tại khách quan theo sự sắp xếp nào đó tùy theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Đọc tác phẩm từ ngôn từ - hình tượng người đọc sẽ phát hiện ra tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm qua ngôn từ. Tìm ra tầng hàm nghĩa, nhận ra quan điểm nhân sinh, hoài bão, mơ ước… người đọc sẽ nhận ra được tư tưởng nghệ thuật, cảm nhận được vẻ đẹp hài hòa của văn bản từ đó người đọc như hiểu được chính mình, hiểu về cuộc đời, con người chia sẻ nỗi xúc động, say mê với tác giả. Tâm hồn được thăng hoa, tinh thần được thanh lọc, tầm nhìn được mở rộng. Đó là đỉnh cao của đọc hiểu văn bản văn học. Khi đọc một tác phẩm ưu tú của nhân loại mà chưa đạt được trạng thái tinh thần ấy thì việc đọc chưa đạt tầm cao của rung cảm và thưởng thức nghệ thuật.
Kĩ năng đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương có tầm quan trọng rất lớn nó là khái niện khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn chương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn