3. Có từ trên 3 sào đến 6 sào 60 52,63 54 47,37 114 100,00 4 Có từ trên 6 sào đến 9 sào 3859,382640,6364100,
4.4.1 Những thành tựu đạt đ−ợc
Tỷ lệ nhân khẩu trong độ tuổi lao động hiện nay tham gia lực l−ợng lao động cao hơn so với những năm tr−ớc đây.
Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn chuyển dịch theo h−ớng tiến bộ, tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông tăng. Trình độ học vấn của lao động ở khu vực ĐTH cao hơn hẳn khu vực thuần nông và tốc độ chuyển dịch cũng nhanh hơn. Xét theo nhóm tuổi thì trình độ học vấn của nhóm tuổi d−ới 35 tuổi cao hơn hẳn nhóm tuổi trên 35 tuổi và chuyển dịch mạnh hơn. Với trình độ học vấn cao hơn, nhóm lao động trẻ tuổi sẽ có nhiều cơ hội chuyển dịch nghề nghiệp hơn những ng−ời lớn tuổi.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đã có sự chuyển dịch đáng kể. Tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật đã giảm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đáng kể. Cơ cấu lao động của khu vực thuần nông chủ yếu chuyển dịch sang đào tạo ngắn hạn, cơ cấu lao động của khu vực ĐTH chuyển dịch sang trung học chuyên nghiệp và cao đẳng/đại học trở lên. Xu h−ớng dịch chuyển lao động từ kinh tế hộ sang tự làm và làm công ăn
l−ơng. Khu vực ĐTH lao động chuyển dịch nhiều hơn sang hình thức tự làm do khu vực này có thuận lợi hơn về phát triển các loại hình dịch vụ do phát triển các khu đô thị và các khu công nghiệp khiến nhu cầu dịch vụ tăng. Một điều đáng ngạc nhiên là ở khu vực thuần nông tỷ lệ lao động chuyển dịch từ hình thức lao động hộ gia đình sang hình thức làm công ăn l−ơng khá cao.
Lao động chuyển dịch khá nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Khu vực thuần nông có tốc độ chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp chậm hơn khu vực ĐTH. Khu vực ĐTH lao động chuyển từ trồng trọt sang chủ yếu sang các nghề buôn bán dịch vụ và chế biến thực phẩm, chủ yếu là buôn bán nhỏ. Khu vực thuần nông chủ yếu chuyển sang làm công nhân sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp, đặc biệt là nghề may mặc.
Lao động chủ yếu chuyển dịch từ khu vực cá thể sang khu vực kinh tế t− nhân phù hợp với thực tế về sự phát triển năng động của khu vực này mấy năm gần. Khu vực thuần nông có tỷ lệ lao động chuyển dịch từ khu vực kinh tế cá thể sang khu vực t− nhân nhiều hơn vì có tỷ lệ lao động làm công ăn l−ơng cao hơn. Khu vực ĐTH lao động chuyển dịch ra khỏi khu vực cá thể thấp phù hợp với đặc điểm của khu vực này là phát triển buôn bán dịch vụ qui mô hộ gia đình.
Về nơi làm việc lao động chủ yếu di chuyển giữa các xã trong địa bàn huyện hoặc quận/huyện khác trong thành phố. Khu vực ĐTH có số lao động làm việc ở quận/huyện khác cao do lợi thế gần nên lao động khu vực này thuận tiện hơn khi di chuyển vào các quận nội thành để làm việc. Chuyển dịch lao động sang ngành nghề phi nông nghiệp là một h−ớng đi
đúng đắn để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ng−ời lao động. Thu nhập của hộ hiện nay cao hơn hẳn so với những năm tr−ớc đây. Thu nhập của hộ hiện nay tăng lên chủ yếu do các hộ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, thu nhập bình quân từ ngành nghề phi nông nghiệp cao hơn thu nhập từ nông nghiệp. Thu nhập của hộ cao hơn dẫn đến khả năng tích luỹ lớn hơn.
Chuyển dịch cơ cấu lao động giúp hộ giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho lao động trong hộ. Hiện nay, số ngày làm việc bình quân/tháng tăng lên nhiều so với vài năm tr−ớc. Hộ sử dụng lao động có hiệu quả hơn.