2.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện chuyển đổi nền kinh tế tr−ớc n−ớc ta hàng chục năm. Do vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của n−ớc ta hiện nay gần t−ơng tự nh− giai đoạn hai thập kỷ cuối của thế kỷ tr−ớc của Trung Quốc.
Trung Quốc là một quốc gia có diện tích lớn và đông dân nhất trên thế giới, dân số năm 2002 khoảng 1,3 tỷ ng−ời, chiếm 20,7% dân số toàn cầu, gấp hơn 15 lần dân số Việt Nam. Tỷ lệ dân số thành thị là 36%, tỷ lệ lao động nông nghiệp năm 2000 của Trung quốc là 50,0% (dẫn theo [36]). Trung Quốc là n−ớc phát triển kinh tế với tốc độ cao nhất thế giới và t−ơng đối ổn định trong nh−ng năm qua. Trung Quốc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá khá thành công trong hai thập kỷ qua. Dân số Trung Quốc với trên 1,2 tỷ ng−ời (năm 2001) và hàng năm có khoảng 11 triệu lao động b−ớc vào tuổi lao động trong đó nông thôn có khoảng 6- 7
triệu ng−ời. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra nhanh chóng tại nhiều vùng nông thôn, diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp đã dẫn đến có khoảng 100-120 triệu lao động nông thôn không có việc làm và thiếu việc làm ở mức nghiêm trọng. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trở nên cấp bách. Tr−ớc tình hình đó chính phủ Trung Quốc đã có chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngay tại địa ph−ơng. Phát triển các doanh nghiệp h−ơng trấn và đào tạo nguồn nhân lực phụ vụ cho các doanh nghiệp này đồng thời giải quyết đ−ợc lao động d− thừa tại địa ph−ơng.
Công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc đã tác động tích cực đến lao động-việc làm và đặc biệt là có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu lao động. Xuất phát điểm của cải cách lao động Trung Quốc giống nh− lao động Việt Nam tr−ớc đổi mới với dân số vào lao động tập trung ở khu vực nông thôn và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với loại hình kinh tế phổ biến là hợp tác xã kiểu cũ. Sau 20 năm cải cách kinh tế lực l−ợng lao động khu vực nông thôn giảm mạnh về cơ cấu. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm chỉ còn chiếm 50%, lao động trong các thành phần kinh tế Nhà n−ớc và tập thể giảm mạnh; nếu xét năm 1978 ở khu vực thành thị hầu hết (99,8%) lao động trong các xí nghiệp Nhà n−ớc hoặc hợp tác xã thì năm 2001 chỉ còn có 37,3% lao động trong các doanh nghiệp Nhà n−ớc và hợp tác xã. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp t− nhân H−ơng trấn đã tăng lên đáng kể cả về số l−ợng lẫn cơ cấu. Đến năm 2000 trong 128,195 triệu lao động tăng lên ở h−ơng trấn thì chỉ có 30% lao động hoạt động ở thành phần kinh tế Nhà n−ớc, còn 70% lao động hoạt động ở thành thần kinh tế t− nhân và cá thể. Chỉ trong vòng 4 năm từ năm 1998 đến năm 2001 có trên 25,5 triệu lao động phải chuyển đổi từ các doanh nghiệp Nhà n−ớc do sự sắp xếp lại lao động ở khu vực này, cũng thời gian đó có khoảng 150 triệu lao động nông thôn di chuyển ra thành thị hoạt động ở khu vực phi kết cấu (dẫn theo [36]).
Do nhận biết đ−ợc các thách thức và chịu sự cạnh tranh quyết liệt khi hội nhập, Trung Quốc luôn coi trọng chất l−ợng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho phát triển ổn định và bền vững. Để nâng cao trình độ văn hoá và kỹ thuật, Trung Quốc đã cho phép và khuyến khích tất cả các lại hình đào tạo thông qua nhiều kênh khác nhau với mục tiêu xây dựng một hệ thống giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật, đào tạo toàn diện và nhiều cấp độ, xã hội hoá công tác đào tạo, có các tổ chức đào tạo nghề do cộng đồng đảm nhiệm, đào tạo tại chỗ tại doanh nghiệp.
Trung Quốc tập trung mạnh vào điều chỉnh cơ cấu việc làm thông qua việc tăng c−ờng đầu t−, định h−ớng phát triển ngành, khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Sở Thống kê tỉnh Thiểm Tây (dẫn theo [42]), thu nhập ròng của lao động trong hộ nông dân của tỉnh đạt 2.052 Nhân dân tệ trong năm 2005, tăng 9,9% so với năm 2004. Tỉnh Thiểm Tây còn xúc tiến tăng thu nhập cho lao động trong hộ nông dân thông qua các biện pháp nh− khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nhỏ, phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và xuất khẩu lao động để thu hút lao động trong hộ nông thôn chuyển dịch nghề nâng cao thu nhập. Theo đó, có 4.049 triệu ng−ời làm việc tại các doanh nghiệp h−ơng trấn, chuyển dịch 120 nghìn lao động nông thôn trong năm 2005, tổng mức l−ơng chi trả cho lao động trong hộ nông thôn lên tới 19,18 tỷ Nhân dân tệ.
Kinh nghiệm của Trung Quốc về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở chỗ: khuyến khích lao động nông thôn tạo và tìm việc làm tại địa ph−ơng; điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn, phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, quan tâm xây dựng các thành phố nhỏ, thị trấn; tăng c−ờng giáo dục tiểu học và đào tạo nghề cho vùng nông thôn. H−ớng dẫn cho ng−ời lao động nông thôn tìm việc làm ở vùng khác bằng cách tăng c−ờng mạng thông tin, xây dựng các tổ chức dịch vụ việc làm, đào tạo cho ng−ời lao động tr−ớc khi chuyển đổi nghề nông.
2.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở một số n−ớc Đông Nam á
Giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam t−ơng đồng với thời kỳ đầu chuyển đổi, phát triển kinh tế của một số quốc gia Đông Nam á nh− Thái Lan và Inđônêxia thập kỷ 70 và 80 thế kỷ tr−ớc. Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở những n−ớc đó có ích cho Việt Nam trong việc đánh giá quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động và rút ra những bài học để thúc đẩy quá trình này nhằm phát triển kinh tế Việt Nam ngang tầm với các n−ớc trong khu vực.
Thái Lan và Inđônêxia là hai n−ớc lớn, dân số khá đông ở vùng Đông Nam á. Nền kinh tế Thái Lan và Inđônêxia đều xuất phát từ nền kinh tế nông- lâm-ng− nghiệp, nghèo nàn lạc hậu. Vào những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ 20, kinh tế hai n−ớc đều thấp kém, chủ yếu nhập khẩu và phụ thuộc nhiều vào n−ớc ngoài. Tuy nhiên, từ giữa thấp kỷ 60 này hai n−ớc cải cách phát triển kinh tế. Thu hút đầu t− n−ớc ngoài, nền kinh tế h−ớng tới xuất khẩu và tăng c−ờng lĩnh vực dịch vụ. Kinh tế Thái Lan và Inđônêxia có những b−ớc phát triển nhanh trong thời gian này, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch tiến bộ kéo theo cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh và chất l−ợng lao động cao hơn.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở hai n−ớc đó là sự sụt giảm mạnh tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Xu h−ớng chuyển dịch kinh tế theo h−ớng công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp. Ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn và có xu h−ớng tăng ở các n−ớc này.
Trong khoảng hai thập kỷ các n−ớc này đã thoát khỏi kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP thấp. Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động ở các n−ớc này cũng có sự chuyển dịch theo xu h−ớng phi nông nghiệp. Tỷ trọng lao động hoạt động trong ngành nông-lâm-ng− giảm dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng lao động làm việc ở các ngành công nghiệp và đặc biệt là ngành dịch vụ tăng lên rõ rệt. Lao
động trong ngành nông nghiệp từ chỗ chiếm 61% lực l−ợng lao động ở Inđônêxia vào năm 1977 thì đến năm 1990 còn 55,87%. T−ơng tự ở Thái Lan giảm từ 73,48% năm 1977 xuống 63,95% năm 1990 [45].
Tỷ trọng lao động làm việc ở ngành công nghiệp chế biến có xu h−ớng tăng lên, và lao động dịch chuyển theo xu h−ớng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động của Thái Lan và Inđônêxia
Đơn vị: %
Thái Lan Inđônêxia
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1977 73,48 6,79 19,73 61,13 9,12 29,75 1980 70,78 8,11 21,11 55,93 9,83 34,24 1985 68,37 8,26 23,37 54,66 9,95 35,39 1990 63,95 10,34 25,71 52,87 10,84 36,29
Nguồn: Jose L.Tongzon (1998) The Economies of Southeast Asia-The Growth and Devolopment of ASEAN Economies [45].
Bên cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thái Lan và Inđônêxia rất quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực. Về trình độ học vấn của các n−ớc này t−ơng ứng với Việt Nam nh−ng về chất l−ợng kỹ thuật của lao động thì hơn hẳn. Thái Lan và Inđônêxia đều là n−ớc có thị tr−ờng giáo dục-đào tạo mở, nhất là hệ dạy nghề và cao đẳng đại học. Xu h−ớng khuyến khích công dân đi du học ở những n−ớc tiến tiến sau đó quay về phục vụ đất n−ớc.
Những kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động ở Thái Lan và Inđônêxia, đó là: Mở của nền kinh tế, khuyến khích đầu t− n−ớc ngoài, thúc đẩy nội lực phát triển. Kinh tế h−ớng xuất khẩu, phục vụ nhu cầu quốc tế nhất là đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực du lịch: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, v.v.. Phát triển các ngành dịch vụ cao và cho phép các tổ chức
lớn của quốc tế cũng nh− các ngân hàng, tài chính lớn kinh doanh thuận tiện, biến đất n−ớc họ thành nơi phục vụ các hội nghị, cuộc họp, khoá học của thế giới-nơi tiêu tiền của nhiều ng−ời trên thế giới. Cởi bỏ mọi rào cản phát triển kinh tế cũng nh− sự tự do của ng−ời dân, dân c− có di chuyển dễ dàng, cơ hội tìm kiếm việc làm thuận lợi, sự chuyển đổi nghề, ngành làm việc dễ dàng. Bên cạnh đó các n−ớc này rất chú trọng đào tạo nghề cho ng−ời lao động, chú trọng đào tạo tác phong lao động công nghiệp, ý thức lao động.
2.2.1.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là con rồng Châu á đã đạt đ−ợc những thành tựu huyền diệu trong CNH- HĐH và ĐTH. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng. Trong những năm đầu của quá trình CNH- HĐH và ĐTH chính phủ Hàn Quốc phát triển hệ thống đào tạo, thu hút lao động nông thôn vào đào tạo các ngành nghề hàm l−ợng lao động cao nh− ngành dệt may, giầy da, công nghiệp chế biến (cuối những năm 1960). Thời kỳ sau, công nghiệp phát triển mạnh mẽ, lao động nông thôn đ−ợc đào tạo với quy mô lớn trong các lĩnh vực sắt thép, hoá chất, đóng tàu, xây dựng, điện tử viễn thông. Sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp xuất khẩu, dịch vụ đã giải quyết đ−ợc việc làm cho lao động nông thôn mất việc làm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; trong lực l−ợng lao động, lao động nông nghiệp đã giảm từ 74,1% năm 1950 xuống còn 38,6% năm 1980. Đời sống của dân c− và ng−ời lao động nông thôn không ngừng đ−ợc nâng cao nhờ tăng nhanh lao động kỹ năng và việc làm có năng suất lao động cao hơn nhiều so với hoạt động thuần nông (dẫn theo [36]).
ở Hàn Quốc, nông trại nhỏ chiếm −u thế và việc d− thừa lao động trong nông nghiệp đ−ợc giải quyết bằng cách phát triển ngành nghề phi nông nghiệp hoặc chỉ làm nông nghiệp một phần (part-time farmer). Năm 1985 bình quân mỗi nông trại có 3,3 lao động, trong đó 1,3 ng−ời làm việc
đều trong một năm, 0,16 n−ời làm nghề nông là chính, 0,23 ng−ời làm nghề khác là chính có tham gia nghề nông và 1,43 ng−ời làm nghề khác, thu nhập phi nông nghiệp chiếm 35% [38].
2.2.2 Mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và đô thị hoá với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở n−ớc ta nói chung và khu