4.Hiện trạng xử lý chất thải rắn trên địabàn thành phố

Một phần của tài liệu hiện trạng chất thải rắn thành phố hà nội (Trang 76 - 87)

Hiện nay, Hà Nội có 5 bãi chôn lấp nhưng chỉ có bãi rác Nam Sơn và bãi Lâm Du đang hoạt động, trong đó bãi rác Lâm Du chủ yếu dùng để chôn lấp rác xây dựng. Bãi rác Nam Sơn, cách thành phố Hà Nội khoảng 65km, mặc dù được quản lý tương đối tốt nhưng việc xử lý nước rác vẫn đang là vấn đề bức xúc cần phải giải

quyết. Bên cạnh đó, sự tăng đáng kể khối lượng rác hàng năm dẫn đến tình trạng quá tải tại các BCL.

Việc thu thập và tái chế các loại chất thải có thể bán được như giấy, bìa carton, nhựa, nhôm và các kim loại thải khác được thu gom và tái chế. Tuy nhiên, vấn đề này một cách kinh tế hơn là đem chôn lấp hoặc đem thiêu đốt.

Một phần chất thải hữu cơ đã được tận dụng để chế biến thành phân compost tại nhà máy sản xuất phân compost tại Cầu Diễn.

Việc xử lý chất thải hữu cơ trong CTR đô thị để sản xuất phân compost đang được áp dụng để xử lý chất thải hữu cơ tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn những mặt hạn chế. Một trong những trở ngại chính là mùi phát sinh trong quá trình ủ, quá trình ủ diễn ra trong thời gian dài (36 – 39 ngày). Một trở ngại khác là thị trường sử dụng phân compost sản xuất từ chất thải còn hạn chế do phân compost không đủ thành phần dinh dưỡng để làm phân bón, thường chỉ được sử dụng để cải tạo đất hoặc dùng như lớp đất bề mặt.

CTR sinh hoạt:

Các công nghệ xử lý CTR đã được áp dụng tính đến năm 2012:

- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: công suất từ 200-3.000 tấn/ ngày ( trong đó có bãi công suất 200 -300 tấn và bãi 1.500 đến 3.000 tấn/ ngày)

- Công nghệ đốt (chủ yếu là đốt rác y tế ): công suất 2 tấn / ngày. - Công nghệ xử lý rác sinh hoạt thành mùn hữu cơ: công suất 150 tấn/ ngày.

Các công trình xử lý chất thải rắn được đầu tư tính đến năm 2012: - Công nghệ đốt plasma: 300 tấn/ ngày.

- Công nghệ xử lý 2000 tấn/ ngày bao gồm: sản phẩm là phân compost, vật liệu tái chế và kè bờ.

Danh mục cơ sở xử lý và chôn lấp rác thải sinh hoạt ở Hà nội được thể hiện ở Bảng 10.

Bảng 10. Danh mục cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải rắn ở Hà nội

TT Cơ sở Cơ quan thực

hiện Vùng dịch vụ Hiện trạng BCL 1 KLHXLCT Nam Sơn URENCO 10 quận và 5 huyện ngoại thành - Tiếp nhân: 3.000-3.500 tấn/ ngày. 2 Bãi chôn lấp Kiêu Kỵ XNMTĐT Gia Lâm địa bàn Gia Lâm - Tiếp nhận 100 tấn/ ngày 3 Bãi chôn lấp Xuân Sơn CTCPMT& ĐT Sơn Tây thị xã Sơn Tây, Ba Vì - Tiếp nhận 200- 300 tấn/ ngày. Nhà máy XLR: thành phân hữu cơ

1 Nhà máy XLR Cầu Diễn

URENCO Rác hữu cơ của các chợ thuộc 4 quận nội thành - Tiếp nhận 50 tấn/ ngày. - SP: 8 tấn/ ngày. 2 Nhà máy Kiêu Kỵ XNMTĐT Gia Lâm Rác Hữu cơ huyện Gia Lâm

- Tiếp nhận: 40 tấn/ ngày 3 Nhà máy Seraphin CTCPDVMT Thăng Long 1 số huyện - Tiếp nhận 300 tấn/ ngày.

Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội, 2010. Hiện nay công tác xử lý rác thải sinh hoạt có các công nghệ xử lý tương ứng theo các tỷ lệ sau: Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chiếm từ 73 đến 81%, bao gồm Khu xử lý rác Nam Sơn ( giai đoạn 1), Khu xử lý rác thải Kiêu Kỵ ( giai

Thoong, huyện Chương Mỹ ( giai đoạn 1); Làm phân compost <7% bao gồm nhà máy chế biên rác thành phần compost Cầu Diễn, nhà máy xử lý rác thành phân hữu cơ Kiêu kỵ, và tái chế tương ứng là 12 đến 20% chủ yếu là các tư nhân thực hiện. Khu xử lý rác thải Nam Sơn giai đoạn 1: diện tích sử dụng 83,4 ha, Công nghệ xử lý là chôn lấp hợp vệ sinh; Công suất vận hành là 1.500 tấn/ ngày, nhưng thực tế phải tiếp nhận 3.800 đến 4.000 tấn/ ngày của địa bàn 10 quận nội thành và 5 huyện: Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; Khu xử lý bao gồm 9 ô chôn lấp, đã thực hiện được 7 ô, hiện nay ô thấp nhất đạt cao độ cos + 34 và ô cao nhất đạt cao độ cao độ + 39.

- Đang thực hiện Dự án thu hồi khí gas tại ô chôn lấp số 1,2 và 4,5 theo Nghị định Kyoto về thu hồi khí thải CDM .

- Đang triển khai thi công Dự án xử lý rác thải sinh hoạt công suất 2000 tấn/ ngày, hợp đồng BOT của công ty AIC.

Khu xử lý rác Sóc Sơn giai đoạn 2: Diện tích 140-160 ha, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện nay đang thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

Khu xử lý rác Núi Thoong, huyện Chương Mỹ:

- Giai đoạn 1: Diện tích sử dụng là 4 ha, công nghệ chôn lấp, công suất 150 tấn/ ngày; tiếp nhận rác của địa bàn huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Thạch Thất.

- Giai đoạn 2: Diện tích sử dụng là 8,4 ha, công nghệ xử lý làm phân hữucơ.

Hiện nay, khu đất đã được giải phóng mặt bằng xong, đã xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật như đường, điện, tường rào và đang trong thời gian lựa chọn công nghệ đầu tư theo cơ chế xã hội hoá đầu tư xây dựng khu xử lý rác.

- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: Diện tích sử dụng 6,3 ha, công nghệ chôn lấp, phân cấp UBND huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư, chỉ tiếp nhận rác của địa bàn huyện Gia Lâm, khối lượng khoảng 60-80 tấn/ ngày;

- Công nghệ xử lý thành phân mùn hữu cơ: Diện tích 7,7 ha, công suất 150 tấn/ ngày, thực tế mới thực hiện được 40-50 tấn ngày.

Khu xử lý rác Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây:

- Giai đoạn 1: Diện tích 13 ha, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh do UBND thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư, các ô chôn lấp đến nay đã đầy, UBND Thành phố đã chấp thuận việc nâng cos để tíêp nhận rác của địa bàn thị xã Sơn Tây và các vùng lân cận.

- Đã hoàn thành ô chôn lấp khẩn cấp 1,2 ha để tiếp nhận rác của các huyện lân cận.

Nhà máy xử lý rác thành phần compost Cầu Diễn: Công xuất 150 tấn/ ngày, thực tế hiện nay mới chỉ đạt 40-60 tấn /ngày, do lượng rác chưa được phân loại tại nguồn, Công ty TNHHNN một thành viên môi trường đô thị tạm thời lấy rác có nhiều hữu cơ tại các chợ và 4 phường đang thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn. Hiện nay, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản ( JICA) dựkiến đầu tư bằng vốn ODA nâng công suất và tăng chất lượng phân compost bằng côngnghệ Nhật Bản. CTR công nghiệp: Tại thành phố Hà Nội, 14 công ty đã được cấp giấy phép thu gom/vận chuyển CTR công nghiệp, trong đó 12 công ty được cấp phép xử lý CTR công nghiệp. Một phần chất thải từ các cơ sở công nghiệp được thu gom, vận chuyển bởi chính các cơ sở sản xuất hoặc một số đơn vị khác. Phần còn lại hiện vẫn đang được lưu giữ tại kho của các cơ sở sản xuất.

URENCO Hà Nội là một trong những công ty thu gom và xử lý chất thải công nghiệp phát sinh tại thành phố Hà Nội. URENCO Hà Nội trực thuộc UBND thành phố Hà Nội và có nhiệm vụ vệ sinh thành phố như thu gom/vận chuyển và xử

lý chất thải tại Hà Nội cũng như cung cấp dịch vụ vệ sinh MT tại các KCN tại Hà Nội và các khu vực khác ( Bảng 11).

Bảng 11. Danh mục các cơ sở xử lý của URENCO Hà Nội

Nội dung

Cơ sở chính Thành phố Hà Nội, miền Bắc và miền Trung Việt Nam

Lượng xử lý Khu vực phục vụ

Chú ý Các lò đốt hoạt động suốt cả tuần và chỉ dừng 1 -2 ngày để bảo dưỡng.

URENCO 10 là doanh nghiệp phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế và chất thải công nghiệp.

URENCO 10 có một hệ thống xử lý PCB với công suất nhỏ là 0.5 m3 và hoạt động theo mẻ.

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu về quản lý môi trường đô thị Việt Nam, CTR, Jica,2011 Sự gia tăng chất thải công nghiệp đã và đang tạo ra tình trạng quá tải trong các cơ sở sản xuất và một phần không nhỏ được đổ thẳng cùng rác thải sinh hoạt tới bãi rác và ra MT xung quanh. Việc lưu giữ và đổ thải (không qua xử lý) các chất thải này không những ảnh hưởng tới việc đầu tư phát triển công nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước mà còn rất nguy hiểm đến sức khỏe con người cũng như MT sống.

Thực tế hiện nay, ở nhiều nơi chất thải công nghiệp bao gồm chất thải nguy hại chưa phân loại tại nguồn theo đúng quy định, hơn nữa còn bị trộn lẫn với các chất thải công nghiệp khác, nhất là ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thậm chí còn được đổ chung với chất thải sinh hoạt. Các chất thải này gồm nhiều dạng thải khác nhau

như từ các ngành cơ khí, in ấn, tẩy nhuộm… ước tính vài chục tấn/ngày. Ngoài ra các cơ sở sản xuất này cũng không đăng ký với cơ quan QLMT về chất thải công nghiệp.

Việc lưu giữ chất thải và bố trí quy trình phân loại và vệ sinh công nghiệp còn kém ở nhiều nơi gây rò rỉ các chất độc hại như axit, dầu thải hay kim loại nặng do tồn lưu xi kim loại đã tạo ra tác động tiêu cực tới thủy vực xung quanh.

Đối với dạng chất thải công nghiệp nguy hại, hiện tại Công ty URENCO Hà Nội đang chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển về khu xử lý chất thải công nghiệp Nam Sơn để xử lý với khối lượng trung bình khoảng 150-200 tấn/ngày. Số còn lại do một số công ty khác kinh doanh dịch vụ thu gom vận chuyển tái chế ( Bảng 12).

Bảng 12. Hiện trạng năng lực thu gom vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị thu gom vận chuyển Phương tiện thu gom, xử lý CTNH Nhu cầu phương tiện còn thiếu Tổng số cán bộ Nhu cầu nhân sự còn thiếu 1 Công ty CP MTĐT & CN10 - URENCO 10 14 (30) 5 312 50 2 Công ty CP dịch vụ MTĐT Đông Anh 4 3 40 12

3 Công ty CP Thương mại Đại Phong

3 3 35 12

4 Công ty DV VSMT Đông Anh

5 Công ty CP DV ứng dụng kỹ thuật cao VSMT Đông

Anh

3 2 25 10

6 Công ty CP Thuận Trường An

4 3 20 15

Nguồn: Nguyễn Kim Thái, Thực trạng quản lý chất thải công nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội, 2011

Chất thải y tế nguy hại: Lò đốt chất thải y tế của URENCO Hà Nội đặt tại Tây Mỗ, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8km. Lò đốt được sản xuất tại Ý, lò đốt kép (Del Monego 200) được lắp đặt năm 2001 với tổng công suất là 200 kg/h. Chi phí đầu tư là 420.000 USD. Hiện tại lò đốt này đốt 4 -6 tấn chất thải y tế hàng ngày thu gom từ 70 bệnh viện công và 250 bệnh viện tư nhân và các phòng khám. URENCO có 3 phương tiện thu gom chất thải với công suất là 2 tấn. URENCO tính phí xử lý cho các bệnh viện là 6.8 triệu VND/tấn bao gồm chi phí túi nhựa 5kg và các thùng chứa 240 lít.

Phế thải xây dựng: Tổng khối lượng chất thải xây dựng bình quân khoảng

1.000-1.300 tấn/ ngày ( chưa kể phế thải xây dựng theo từng thời điểm do các công trình xây dnựg lớn trên địa bàn Thành phố ).

- Xử lý: Từ năm 1999, phế thải xây dựng được xử lý tại bãi Lâm Du, huyện Gia lâm; đến năm 2002 đựơc xử lý tại bãi Phú Minh, huyện Từ Liêm; năm 2007 được xử lý tại bãi Yên Sở, quận Hoàng Mai; đến tháng 10 năm 2008 xử lý tại bãi Vân Nội, huyện Đông Anh và tại huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng.

Các bãi Nguyên Khê, huyện Đông Anh, tiếp nhận phế thải xây dựng của địa bàn phía Bắc và Đông Thành phố; bãi Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì tiếp nhận phế thải xây dựng các địa bàn phía Nam và phía Tây Thành phố.

Bãi phế thải xây dựng Vân Nội, huyện Đông Anh, diện tích 7,5 ha, công suất

500 tấn/ ngày. Thực tế đang phải tiếp nhận 800- 1.000 tấn/ ngày, do phế thải đổ bậy nhiều trên đường phố, đặc biệt các tuyến đường vành đai 2. Bãi phế thải xây dựng Vân Nội do Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long quản lý duy trì, tiếp nhận phế thải xây dựng duy trì của các đơn vị MTĐT và phế thải xây dựng sau phá dỡ của các công trình.

Bãi phế thải xây dựng Nguyên Khê, huyện Đông Anh, diện tích sử dụng 95 ha

bao gồm 35 ha làm ô chôn lấp, đến đầu tháng 10/2009 đưa vào hoạt động. Do Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long quản lý duy trì.

Bãi phế thải Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, diện tích 4,9 ha, do Công ty cổ phần môi

trường và công nghệ Sinh Thái thực hiện, tiếp nhận phế thải xây dựng địa bàn huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai, quận Hà Đông.

Bãi phế thải xây dựng huyện Hoài Đức: Diện tích 3ha, do Hợp tác xã Thành Công thực hiện, tiếp nhận phế thải xây dựng địa bàn huyện Hoài Đức, các vùng lân cận và phế thải xây dựng của các công trình gần huyện Hoài Đức.

Bãi phế thải xây dựng huyện Đan Phượng: 4,6 ha do Hợp tác xã Thành Công

thực hiện, tiếp nhận phế thải xây dựng địa bàn huyện Đan Phượng và các vùng lân cận.

Phân bùn bể phốt: Năm 2003 và năm 2009, URENCO đã đầu tư xây dựng

02 Trạm xử lý phân bùn bể phốt có công suất 250 tấn/ngày đêm. Tại đây, phân bùn được xử lý sơ bộ để tạo lượng đạm cho quá trình ủ chất thải hữu cơ thành phân compost tại nhà máy chế biến chất thải Cầu Diễn.

Các công nghệ xử lý khác: Các công nghệ xử lý khác như xử lý hoá học/lý học, chủ yếu được áp dụng đối với chất thải công nghiệp. Nhà máy xử lý áp dụng các công nghệ này cũng được xây dựng tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn trong khu đất dành cho xử lý chất thải công nghiệp công suất 50 tấn/giờ.

Hiện trạng quỹ đất cho xử lý CTR: Toàn thành phố có ~288 ha đất dành

cho xử lý CTR, chiếm 0,086% diện tích đất tự nhiên của thành phố trong đó:

- Khu vực Hà Nội cũ và huyện Mê Linh: 176 ha, chiếm 0,053% diện tích đất tự nhiên.

- Hà Tây cũ và 4 xã của huyện Lương Sơn: 112 ha, chiếm 0,032% diện tích đất tự nhiên.

- Khu vực các huyện: Có 361/435 xã đã thành lập tổ thu gom CTR sinh hoạt, đạt tỷ lệ 82,9%. Trong đó có 148 xã (đạt 34% số xã) đã vận chuyển CTR đến các khu xử lý CTR tập trung của thành phố. Các xã còn lại thu gom nhưng chưa xử lý hợp vệ sinh, đổ ở các khu đất trống, đốt.

Tiết giảm, tái chế, tái sử dụng (3T hay 3R) ở thành phố Hà Nội:

Phân loại chất thải tại nguồn(SS) được áp dụng tại Hà Nội vào năm 2003 & 2004 với khu vực nghiên cứu tại phường Phan Chu Trinh. Dự án này do URENCO Hà Nội thực hiện và được cấp kinh phí từ Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Theo dự án này, người dân được phát miễn phí hai loại túi nilon mỗi ngày để phân loại rác thành hai loại: rác hữu cơ và rác vô cơ. Tuy nhiên, do mất nhiều kinh phí để phân phát túi nilon nên nghiên cứu bị ngừng lại.

Năm 2006, Dự án “Hỗ trợ thực hiện sáng kiến 3R tại thành phố Hà Nội góp phần phát triển xã hội bền vững (dự án 3R-HN)" được thực hiện tại Hà Nội với sự giúp đỡ kỹ thuật của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Phân loại chất thải tại nguồn được áp dụng là một hợp phần của dự án, ngay cả khi dự án kết thúc vào năm 2009, hoạt động phân loại chất thải tại nguồn vẫn được duy trì do Hanoi URENCO và chính quyền địa phương thực hiện. Tháng 2 năm 2010, UBND thành phố Hà Nội (HPC) ban hành quy định mới về QLCTR tại Hà Nội trong đó mở rộng hoạt động phân loại chất thải tại nguồn cũng là một trong những mục tiêu được nêu

Một phần của tài liệu hiện trạng chất thải rắn thành phố hà nội (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w