1. 2 Chất thải rắn sinh hoạt
1.3. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hạ
Tính trên phạm vi toàn quốc, năm 2008, khối lượng CTR công nghiệp vào khoảng 13.100 tấn/ ngày. Theo thông kê, CTR công nghiệp tập trung chủ yếu ở 2 vùng KTTĐ Bắc Bộ và Phía Nam (Bảng 2). CTR công nghiệp tại các vùng KTTĐ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Dự báo phát sinh CTR tại vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
- Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được dự báo khôi lượng phát sinh CTR cho các giai đoạn khá lớn:
+ Đến năm 2015: Tổng lượng CTR phát sinh vào khoảng 4.604 tấn/ngày, trong đó CTRSH: 4.253 tấn/ngày, CTR công nghiệp: 310 tấn/ngày và CTR y tế: 41 tấn/ngày.
+ Đến năm 2020: Tổng lượng CTR phát sinh vào khoảng 7.539 tấn/ngày, trong đó CTRSH: 5.514 tấn/ngày, CTR công nghiệp: 973 tấn/ngày và CTR y tế: 52 tấn/ngày.
Các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim là các ngành phát sinh nhiều CTNH nhất.
Bảng 3: Tổng hợp về khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh năm 2009 Tỉnh/Tp Khối lượng CTR công nghiệp (tấn/năm) Tỉnh/Tp Khối lượng CTR công nghiệp (tấn/năm) Hồ Chí Minh 2.737.500 Bình Dương 383.980
Lai Châu 314 Tiền Giang 30.634
Cao Bằng 57.634 An Giang 43.205
Điện Biên 33.500 Vĩnh Long 2.008
Sơn La 210 Bạc Liêu 6.160
Thanh Hóa 48.000 Bình Phước 8.781
Nam Định 1.349 Long An 40.356
Nghệ An 1.876 Sóc Trăng 57.408
Quảng Bình 78.767 Cà Mau 60.219
CTR ở các làng nghề hầu hết chưa được thu gom triệt để, nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra MT làm ô nhiễm MT đất nước, không khí và tác động xấu đến cảnh quan. Thống kê năm 2008 của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, cho thấy, tổng lượng CTR nguy hại phát sinh từ các làng nghề trên toàn quốc vào khoảng 2.800 tấn/ngày. Trong đó, các làng nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều CTNH nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn CTR phát sinh bao gồm bavia, bụi kim, loại, phôi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1 – 7 tấn/ngày.
Nguồn: Báo cáo MT quốc gia năm 2008. CTR từ làng nghề chế biến lương thực và làng nghề tái chế:
- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, đặc biệt là sản xuất tinh bột sắn, dong giềng tạo ra khối lượng lớn CTR (chiếm tới gần 50% nguyên liệu), bã thải có đọ ẩm cao, chứa chủ yếu là xơ (khoảng 10%) và tinh bột (khoảng 4 – 5%). Với sản lượng 52.000 tấn/năm, làng nghề Dương Liễu (Hà Nội) hàng năm phát sinh trên 106.000 tấn bã thải. Một phần bã thải được tận dụng làm thức ăn gia súc, làm nhiên liệu, một phần không nhỏ bị cuốn theo nước thải làm tắc hệ thống thu gom cũng như các ao hồ trong khu vực và gây ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt, nước dưới đất.
- Làng nghề tái chế nhựa, giấy thải ra các CTR gồm nhãn mác, bột giấy, băng gim, băng dán, tạp chất không tái sinh được, các chi tiết bằng kim loại, cao su.Các tạp chất này thường chiếm 5 -10% trong phế liệu.Một số làng nghề thải ra lượng CTR lớn: làng nghề tái chế giấy Dương Ổ (Bắc Ninh) thải 4 - 5 tấn/ngày. Lang nghề tái chế nhựa Trung Văn và Triều Khúc (Hà Nội) thải ra 1.123 tấn/năm. Đến nay các CTR này vẫn chưa được xử lý triệt để.
Nguồn: Báo cáo Môi trường quố gia 2008, Môi trường Làng nghề Việt Nam.
Nguồn phát sinh CTR công nghiệp và CTNH khác là từ các vụ VPPL khi doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng như pin, ác quy, bản mạch,… cũ hoặc hỏng từ nước ngoài vào lãnh thổ nước ta để xử lý hoặc tận thu phế liệu. Thống kê của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm MT Công an Hải Phòng cho thấy, trong 3 năm 2003 - 2006 có gần 2.300 container chứa gần 3.700 tấn ác quy chì phế thải đã được nhập vào cảng Hải Phòng. Trong hai năm 2008 - 2009, tiếp tục phát hiện 340 container rác phế liệu và hàng chục container ắc quy chì phế thải, vi mạch điện tử được nhập cảng. Từ năm 2010 tới nay, cảng hải Phòng có hơn 300 container chất thải VPPL BVMt lưu bãi.
Nhập khẩu lô hàng ắc quy khô và vỉ mạch điện tử của một số doanh nghiệp: - Ngày 10/10/2009, Công ty Cổ phần xây dựng và nội thất Thái Sơn đã ký hợp đồng tạm nhập và tái xuất vào cảng Hải Phòng 800 tấn Silicon từ Hồng Koong qua Trung Quốc. Qua kiểm tra của hải quan đã phát hiện danh mục hàng hóa không đúng, cụ thể chỉ có 13 container đúng chủng loại được xuất sang Trung Quốc; có 14 container chứa silicon đóng bao, ắc quy khô và vỉ mạch điện tử tương ứng với 332.63 tấn ắc quy khô và 32.28 tấn vỉ mạch điện tử đã qua sử dụng.
- Công ty Thái Sơn đã vi phạm Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và việc tiêu hủy chúng, khắc phục hậu quả vi phạm buộc tái xuất số hàng vi phạm gồm 332,63 tấn ắc quy khô và 32,28 tấn vỉ mạch điện tử. - Ngoài ra, tại cửa khẩu Móng Cái, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đang tạm giữ khoảng 421,81 tấn ắc quy, 255,88 tấn vỉ mạch điện tử và đầu kỹ thuật số đã qua sử dụng của một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Thương
Mại và sản xuất Minh Trí, Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Hoàng Hải và Công ty TNHH một thành viên Thành Hoàng.
Nguồn: TCMT, 2010. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật nên các doanh nghiệp đã lợi dụng để nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa hoặc phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Nếu không có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật thì chính nguồn phát sinh nay sẽ phải tiêu hủy và xử lý tại lãnh thổ Việt Nam.