Thu gom, lưu giữ và vậnchuyển chất thải rắn

Một phần của tài liệu hiện trạng chất thải rắn thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

2. Thu gom và xử lý chất thải rắn

2.1. Thu gom, lưu giữ và vậnchuyển chất thải rắn

Công tác thu gom và vận chuyển CTR đô thị, CTR y tế và công nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khi lượng CTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm MT đất, nước, không khí, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quyến các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó, do nhận thức chưa cao của người dân trong giữ gìn vệ sinh MT nên hiện tượng đổ rác bừa bãi còn diễn ra rất phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn ở các khu nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến BCL. Công việc phân loại và thu nhặt các phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.

Tỷ lệ thu gom trung bình tại các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% (năm 2003) lên 72% năm 2004 và lên đến 80 - 82% năm 2008. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình 40 - 55% (năm 2003, con số này chỉ là 20%). Theo thống kê có khoảng 60% số thôn , xã đã hình thành tổ thu gom rác tự quản.

Công tác thu gom và lưu chứa CTR công nghiệp, CTNH hầu như không được quan tâm tại các cơ sở vừa và nhỏ. Các đơn vị sản xuất lớn, công tác thu và

xử lý chất thải đã bắt đầu nhận được sự quan tâm nhưng chưa được chú trọng. Tuy vậy, thời gian qua, với chủ trương xã hội hóa, công tác thu gom vận chuyển CTR công nghiệp đang phát triển khá mạnh.

Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến khu vực lưu giữ tập trung sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó.

Công tác thu gom, tập kết, trung chuyển CTRSH tại một số địa phương: -Tp. Hồ Chí Minh:

+ Có 2 2 Công ty, Xí nghiệp dịch vụ công ích thực hiện thu gom, vân chuyển ban đầu tại các quận, huyện.Ngoài ra, còn có sự tham gia của các lực lượng thu gom rác dân lập thu gom rác từ các hô dân trong hẻm đến các điểm tập trung rác.

+ Có 368 điểm lấy rác.

+ Công tác MT đô thị hiện quản lý 5 trạm trung chuyển CTRSH theo công nghệ ép rác kín.

- Tỉnh Trà Vinh:

+ Tại thành phố và các thị trấn, rác thải được thu gom 2 lần/ngày bằng xe đẩy tới bãi trung chuyển với khối lượng khoảng 40 tấn.

+ Tp. Trà Vinh có 2 xe chở rác, 1 xe chuyên dụng, 20 xe kéo tay và 230 thùng rác đặt ở lề đường ở khu vực công cộng để thu gom và tập kết rác thải.

+ Thành phố có 1 bãi chứa rác với diện tích 1,2 ha. Bãi thải sử dụng biện pháp xử lý là đốt vào mùa khô và tự phân hủy vào mùa mưa. Chính vì vậy, bãi rác thường gây mùi hôi thối, phát sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh, nước rỉ rác gây ô nhiễm MT khu vực do không được xử lý.

Nguồn: Báo cáo HTMT Tp. Hồ Chí Minh, 2007; Báo cáo HTMT Trà Vinh, 2010.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn ( chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại,…).

Báo cáo “Tình hình thực hiện công tác BVMT ngành y tế” của Cục Quản lý MT y tế tại Hội nghị MT toàn quốc năm 2010 đã xác định tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại, thu gom CTR y tế hàng ngày là 95,6%; 100% bệnh viện tuyến Trung ương xử lý CTR theo hình thức thuê Công ty MT đô thị thu gom để đốt tập trung hoặc đốt tại cơ sơ y tế bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn; 73,5% bệnh viện tuyến tỉnh và huyện xử lý CTR y tế bằng lò đốt tại bệnh viện hoặc thuê Công ty MT đô thị xử lý.

Thực tế khảo sát tại các bệnh viện cho thấy, hiện có khoảng 75% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải (khoảng 91% trong đó đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn); đến 90,9% các bệnh viện tiến hành thu gom CTR hàng ngày; 53,4% bệnh viện nơi lưu giữ chất thải có mái che (45,3% trong đó đạt yêu cầu theo quy chế).

Tuy nhiên, vẫn còn một lượng CTR phát sinh tại trạm y tế xã/thị trấn được xử lý tại các trạm cơ sở y tế bằng các biện pháp chôn, đốt thủ công. Một số bệnh viện tuyến huyện đã được trang bị lò đốt chất thải y tế nhưng do chi phí vận hành quá cao nên phần lớn đều tiến hành xử lý chất thải y tế theo phương pháp chôn lấp hoặc đốt thủ công gây nguy cơ ô nhiễm đất, nước, không khí, rất cao.

Một phần của tài liệu hiện trạng chất thải rắn thành phố hà nội (Trang 55 - 58)