- CTR khu vực nội thành Hà Nội phát sinh từ 10 quận nội thành. Các nguồn chất thải thường là khu thương mại, khu dân cư và chợ. CTR khu vực ngoại thành Hà Nội chủ yếu phát sinh từ các 18 huyện, 1 thị xã thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội. Chất thải dạng này có nguồn gốc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh, từ trường học… CTR tại các trường học ở nông thôn, trong đó chủ yếu là các loại giấy học sinh, đồ dùng học sinh đã bị hỏng, phấn, giấy kẹo, đồ chơi hỏng…
-Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Tp. Hà Nội tại thời điểm 3 -2011 là 6.500 tấn/ngày, trong đó, địa bàn Hà Nội cũ khoảng 3.500 tấn/ngày, còn lại là khối lượng phát sinh ở khu vực Hà Tây cũ (khoảng 3.000 tấn/ngày). Khối lượng phát thải trung bình giai đoạn hiện nay là 0,6 kg.người/ngày và tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm là 10% . Khối lượng chất thải phát sinh tại khu vực ngoại thành Hà Nội trung bình khoảng 0,5 -0,7 kg/người.ngày, bằng khoảng 54% CTR sinh hoạt của người dân sống trong khu vực nội thành Hà Nội.
Phế thải xây dựng:
- Chất thải xây dựng được phát sinh từ nhiều nguồn: phá dỡ các kết cấu cũ và xuống cấp; Xây dựng các tòa nhà mới ; Đào đường nhựa và các công trình xây dựng nhà cao tầng, khu văn phòng… Trung bình, mỗi ngày tại khu vực nội thành Hà Nội phát sinh 1.0 00 - 1.200 tấn chất thải xây dựng. Lượng chất thải này được thu gom vận chuyển về BCL chất thải xây dựng như: Lâm Du, Vân Nội - Đông Anh, Yên Sở - Hoàng Mai.
- Thành phần CTR xây dựng bao gồm: Đất, bùn hữu cơ từ công tác đào đất, nạo vét lớp đất mặt. Đất, đá, gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng. Kính vỡ, sắt thép, gỗ, bao bì giấy, chất dẻo.
- Hiện nay, công tác vệ sinh MT tại các công trường xây dựng chưa được chủ thầu xây dựng và chủ đầu tư quan tâm đúng mức, công nhân chưa có ý thức
trong việc tập kết vật liệu xây dựng, dưới đây là khối lượng chất thải xây dựng ở một số đô thị lớn của Việt Nam.
-Tổng khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh trong của thành phố Hà Nội trung bình 1.958 tấn/ngày, khu vực Hà Nội cũ là 750 tấn/ngày trong đó có 110 tấn/ngày chất thải công nghiệp nguy hại, khu vực Hà Nội mới phát sinh 1.200 tấn/ngày trong đó có 175 tấn/ngày chất thải công nghiệp nguy hại.
Chất thải rắn công nghiệp:
- Chất thải công nghiệp không nguy hại chủ yếu gồm các thành phần như kim loại, gỗ.v.v. Chất thải công nghiệp nguy hại gồm dầu đốt, bùn thải, hóa chất hữu cơ… CTR công nghiệp phát sinh tại khu vực nội thành Hà Nội có thành phần rất đa dạng, phụ thuộc vào các nguyên liệu đầu vào, quy trình công nghệ và loại sản phẩm đầu ra của từng cơ sở sản xuất và dịch vụ liên quan.
- Nhóm ngành hóa chất: Hóa chất cơ bản, hóa chất công nghiệp (kể cả cơ khí công nghiệp), hóa chất dân dụng, bột giặt, phân bón. CTR của nhóm ngành này chủ yếu là xỉ than, phôi, bavia kim loại, giẻ lau chứa hóa chất và dầu mỡ , bao bì nhựa không chứa hóa chất …
- Nhóm ngành luyện kim: Cán, luyện, đúc kim loại. CTR của ngành này chủ yếu là xỉ nhôm, bao bì hỏng và bùn thải.
- CTR sinh hoạt tại các cơ sở công nghiệp có khối lượng tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng CTR phát sinh của cơ sở công nghiệp. Thành phần CTR sinh hoạt phát sinh từ các đơn vị sản xuất cũng giống như thành phần CTR sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư đô thị.
Chất thải rắn y tế:
- Tại Hà Nội có 16 bệnh viện do Bộ Y Tế quản lý với tổng số giường
bệnh là 6680 và có 16 viện liên quan đến y tế do Bộ Y tế quản lý bao gồm viện nghiên cứu, đào tạo và phòng thí nghiệm, một số trong đó có giường bệnh và tổng
số giường là 1030. Ngoài các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý, Hà Nội còn có 15 bệnh viện do các bộ khác hoặc các ngành khác quản lý với tổng số giường bệnh là 3270, bao gồm bệnh viện do Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ NN&PTNT, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty bưu chính viễn thông, và Tập đoàn dệt may. Ngoài ra, còn có 23 bệnh viện cấp tỉnh, 16 bệnh viện cấp quận/huyện, 20 bệnh viện tư nhân và 300 trung tâm y tế cấp phường-xã. Tính đến nay, Hà Nội có tỷ lệ dịch vụ y tế lớn nhất cả nước.
- Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện ở nội thành Hà Nội được thể hiện ở Bảng 6.
Bảng 6. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện ở nội thành Hà Nội
Loại chất thải Khối lượng (kg/giường/ngày)
Chất thải lây nhiễm 0,19
Chất thải y tế nguy hại 0,20
Chất thải thông thường 1,08
Tổng 1,37
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu về quản lý môi trường đô thị Việt Nam, Chất thải rắn, Jica, 3/2011.
- CTR y tế vùng ngoại thành chủ yếu từ các trạm y tế xã. Trung bình, mỗi ngày một giường bệnh tại các trạm y tế xã tại khu vực Hà Nội phát sinh khoảng 1,2kg/giường.ngày. Tất cả các loại CTR tại các trạm y tế xã gồm các bệnh phẩm, các dụng cụ y tế thải loại như bông, băng, gạc, ống tiêm, kim tiêm và chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại riêng, do đó toàn bộ CTR này đều là CTR nguy hại.
- Tổng hợp trung bình khối lượng chất thải phát sinh của Hà Nội được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7. Tổng hợp trung bình khối lượng chất thải phát sinh của Hà Nội TT Loại chất thải Khối lượng phát sinh (tấn/ngày ) Thành phần Biện pháp xử lý
1 Chất thải sinh hoạt ~ 6500 - Chất vô cơ: gạch đá vụn, tro xỉ than tổ ong, sành sứ…
- Chất hữu cơ: rau củ quả, rác nhà bếp… - Các chất còn lại
- Chôn lấp hợp vệ sinh
- Sản xuất phân hữu cơ vi sinh: 60 tấn/ngày. - Tái chế : 10 %, tự phát tại các làng nghề. 2 Chất thải công nghiệp
~1950 Cặn sơn, dung môi, bùn thải công nghiệp, giẻ dính dầu mỡ, dầu thải…
Một phần được xử lý tại Khu xử lý chất thải Công nghiệp - Khu vực HN cũ ~750 CTNH chiếm ~ 110 tấn/ngày - Khu vực HN mở rộng ~ 1200 CTNH chiếm ~ 750 tấn/ngày
3 Chất thải y tế ~15 Bông băng, dụng cụ y tế nhiễm khuẩn
Xử lý bằng công nghệ Lò đốt Delmonego 200 - Italia : 100 %
- Khu vực HN mở rộng
~10