Hiện trạng thu gom rác thải trên địabàn thành phố

Một phần của tài liệu hiện trạng chất thải rắn thành phố hà nội (Trang 70 - 76)

Tổ chức hoạt động thu gom, phân loại rác sinh hoạt trên địa bàn TP. Hà Nội:

- Công ty MT Đô thị Hà Nội là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý chất thải của TP. Hà Nội.

- Công tác quản lý chất thải của Công ty gồm các giai đoạn sau:

+ Công tác thu gom: thu gom từ các nhà dân, t ại các thùng rác vụn, quét và nhặt rác trên đường phố chứa trong các xe gom.

+ Công tác vận chuyển: chất thải sinh hoạt đã được thu gom sẽ được chuyển từ nội thành Hà Nội lên bãi chôn lấp chất thải cách Hà Nội 50 km ở Nam Sơn (Sóc Sơn) bằng xe chuyên dùng.

+ Công tác xử lý: 100% chất thải sinh hoạt thu gom hiện tại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại BCL theo quy trình công nghệ chôn lấp được ấn định.

+ Công tác phân loại: đang diễn ra tự phát và chỉ đối với những chất thải có khả năng tái chế. Công việc phân loại này do những công nhân thu gom rác, những người bới nhặt phế liệu ở địa phương và từ ngoại tỉnh (Thái Bình, Nam Định v.v... ) hoặc ngoại thành Hà Nội (Triều Khúc) tiến hành.

+ Ngoài lực lượng chính là Công ty MT đô thị, Hà nội cũng đã có một số mô hình XHH thu gom rác thải, cụ thể HTX Thành Công bắt đầu hoạt động từ năm 2002, phạm vi hoạt động trên địa bàn phường Hạ Đình - quận Thanh Xuân. Đến nay đã mở rộng hoạt động ra 12 phường xã thuộc các quận huyện khác. HTX đã tạo ra thu nhập và giải quyết việc làm cho 547 xã viên, ngoài ra còn được hưởng BHXH, BHYT và bảo hiểm thân thể. HTX đứng ra đầu tư trang thiết bị, đến nay tổng vốn đầu tư lên đến 24 tỷ đồng. Đội xe của HTX có 60 chiếc, trong đó có 20 xe ép rác chuyên dùng, 15 xe vận tải, còn lại là xe tưới nước, rửa đường. Bình quân mỗi ngày HTX thu gom, vận chuyển khoảng 320 tấn rác sinh hoạt và 115 tấn phế thải xây dựng. Ưu điểm của mô hình hoạt động này là có sự góp vốn của các xãviên để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chung của HTX. Với phương châm tiết kiệm, HTX đã có điều kiện tích lũy để đầu tư thêm phương tiện và mở rộng qui mô hoạt động. Với điều kiện có đầy đủ phương tiện, HTX đảm nhận cả khâu thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giữa hai khâu trong một qui trình hoạt động, đảm bảo vệ sinh MT.

Nguồn: Báo cáo tổng hợp đề tài các hình thức tố chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tp. HCM, thực trạng và các đề xuất bổ xung.

Hiện nay khối lượng chất thải sinh hoạt được URENCO thu gom vào khoảng 3.500 tấn/ngày, xấp xỉ 95% tổng lượng chất thải sinh hoạt và đường phố phát sinh ở các khu vực nội thành và 50% -70% chất thải ở các khu vực ngoại thành Hà Nội

cũ. Khối lượng rác sinh hoạt được thu gom trong toàn địa phận Hà Nội phần mở rộng đạt gần 1.300 tấn trong khoảng 3000 tấn tổng luợng chất thải rắn phát sinh (đạt khoảng 43%). Trong đó, riêng Quận Hà Đông khoảng 150 tấn rác/ngày và thị xã Sơn Tây khoảng 110 tấn/ngày. Chỉ khoảng 70% số rác thải của Hà Đông và Sơn Tây được xử lý, còn các huyện phần lớn tập trung tại các bãi rác tự phát. Phương thức thu gom như sau:

Trên các tuyến phố nội thành và ven đô: Công tác duy trì vệ sinh MT được thực hiện với các hạng mục: Nhặt rác ngày bằng thủ công, nhặt rác ngày bằng xe tải 1,5 tấn, quét gom rác, tua vỉa, quét dải phân cách, phun rửa đường, quét hút bụi bằng xe cơ giới; Công tác duy trì vệ sinh MT được kết hợp thu gom rác với xe quét hút, tưới rửa bằng thiết bị hiện đại trên các tuyến phố chính; Các thùng thu chứa rác được đặt trên đường phố để thu gom rác của người dân đi đường. Nhìn chung công tác duy trì vệ sinh MT trên các tuyến phố nội thành đã đi vào nề nếp, người dân Thu đô đã có nhận thức rõ về việc giữ gìn vệ sinh MT chung, các đơn vị được giao nhiệm vụ đã thực hiện tốt quy trình công nghệ, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và nhiệm vụ của Thành phố giao.

Các thị trấn, các khu đô thị và dân cư tập trung đã được ký hợp đồng với một số đơn vị vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển và xử lý tại nơi quy định. Các loại rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu vực thương mại - dịch vụ, cơ quan, khu vực công cộng... được thu gom bằng các xe gom, vận chuyển bằng xe ép rác chuyên dụng về nơi xử lý rác của Thành phố.

Các đơn vị vệ sinh MT ngoại thành thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác về bãi của Thành phố ( bãi Nam Sơn): Xí nghiệp MT đô thị Từ Liêm thực hiện duy trì vệ sinh MT trên địa bàn huyện Từ Liêm, hàng ngày thu gom và vận chuyển khoảng 80-100 tấn rác/ ngày; Xí nghiệp MT đô thị Gia Lâm thực hiện duy trì vệ sinh trên địa bàn quận Long và huyện gia Lâm Biên, thu gom và vậnchuyển khoảng 150 tấn/ ngày; Xí nghiệp MT đô thị thanh Trì thực hiện công tác duy trì vệ

sinh MT trên địa bàn huyện Thanh Trì và 6 phường thuộc quận Hoàng Mai, hàng này thu gom và vận chuyển được khoảng 160-180 tấn rác/ ngày; Xí nghiệp MT Đông Anh thực hiện duy trì vệ sinh MT trên địa bàn huyện Đông Anh, thu gom và vận chuyển được khoảng 120 tấn rác/ ngày; Xí nghiệp MT đô thị Sóc Sơn thực hiện duy trì vệ sinh MT trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thu gom và vận chuyển được 140 tấn/ ngày; Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông thực hiện duy trì vệ sinh trên địa bàn quận Hà Đông và một số xã lân cận, hàng ngày thu gom và vận chuyển 180 tấn rác/ ngày; Công ty cổ phần MT & công trình đô thị Sơn Tây thực hiện duy trì vệ sinh MT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và một số địabàn lân cận, thu gom và vận chuyển được 120 tấn/ngày; Công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng duy trì vệ sinh trên địa bàn huyện Mê Linh, thu gom và vận chuyển được 100 tấn/ngày; Công ty MT đô thị Xuân Mai thu gom rác trên địa bàn huyện Chương mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Oai (hiện nay tạm thời chưa thực hiện duy trì do bãi rác Núi Thoong chưa hoạt động được). ước tính hiện nay các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường ngoại thành thu gom và vận chuyển rác đến bãi Nam Sơn khoảng 2.000 tấn/ ngày, các quận nội thành và ven đô khoảng 1.500- 1.800 tấn/ ngày.

Đối với rác thải sinh hoạt vùng nông thôn: Phần lớn trên địa bàn các huyện chưa có địa điểm chôn lấp thông thường, chủ yếu là thu gom, vận chuyển về các thùng hố đấu, một số huyện có điểm tập kết rác nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm mạch nước ngầm vì môt số lý do:

UBND huyện ký hợp đồng với cá nhân quản lý địa điểm tập kết rác không có chuyên môn, tiếp nhận rác thành đống, không thực hiện quy trình công nghệ duy trì vận hành bãi rác theo quy định, rác thải không được phủ đất, không phun thuốc diệt côn trùng, thuốc khử mùi, nên ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước mặt và người ngầm.

Trên địa bàn các huyện phần lớn là các điểm rác tự phát, ý thức người dân chưa cao, nên vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định.

Kinh phí dành cho công tác thu gom và vận chuyển rác rất hạn chế, chủ yếu là thu kinh phí từ phí vệ sinh ( 500 đồng/ người/ tháng) và một phần được UBND huyện hỗ trợ ( kinh phí vận chuyển, không hỗ trợ kinh phí thu gom).

Các đơn vị vệ sinh môi trường thuộc Hà tây ( cũ) trước kia chưa thực hiện quy trình vệ sinh MT, thực hiện định mức do Bộ Xây dựng ban hành số 13/2007/QĐ-BXD ngày 23/4/2007 về việc ban hành định mức dự toán thu gom, vận chuyển xử lý rác thải đô thị chung cho tất cả các tỉnh, vì vậy áp dụng đối với các huyện ngoại thành còn nhiều hạn chế, đặc biệt chưa có quy trình, định mức cho việc duy trì vệ sinh trên các tuyến phố chính, thị trấn, thị tứ và vệ sinh ngõ xóm.

Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn thành phố:

Phế thải xây dựng:

Tổng lượng đất thải, phế thải xây dựng là 1.000-1.500 tấn/ ngày (chủ yếu là các quận nội thành vận chuyển về bãi của Thành phố quản lý). Đối với các huyện việc thu gom và vận chuyển đất thải, phế thải xây dựng chủ yếu đổ vào các thùng đấu.

Thu dọn các phế thải xây dựng từ phá dỡ các công trình xây dựng nhỏ lẻ của nhà dân, các phế thải đổ không đúng nơi quy định về bãi quản lý phế thải xây dựng của Thành phố.

- Tỷ lệ chất thải xây dựng của Thành phố: 30-40%.

- Phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng: xe ô tô vận tải có tải trọng từ 10-30 tấn.

- Các biện pháp, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng đang được áp dụng tại địa phương: chôn lấp và đầm nén.

Chất thải công nghiệp:

Chất thải công nghiệp phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy, các cơ sở công nghiệp tự phân loại ngay từ nguồn, tuy nhiên vấn đề xử lýý và quản lý,

thống kê số liệu còn nhiều bất cập. Các cơ sở công nghiệp có giấy phép chuyên ngành ký hợp đồng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo cách thức riêng biệt đối với chất thải công nghiệp (đốt, lưu giữ, chôn lấp an toàn…). Một phần chất thải loại này được thu gom, vận chuyển bởi chính các cơ sở sản xuất hoặc một số đơn vị khác. Phần còn lại hiện vẫn đang được lưu giữ tại kho của các cơ sở sản xuất.

Một số cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay đang trong tình trạng ít vốn, công nghệ và thiết bị sản xuất không đồng bộ, tiêu tốn nhiều nguyên liệu nên lượng phát thải lớn. Mặc dù lượng phát thải từ các cơ sở này tương đối lớn nhưng do tình trạng thiếu vốn đầu tư nên các đơn vị đã tự xử lý, phân loại ngay từ nguồn mà không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với Công ty Môi trường đô thị. Điều này đã dẫn đến tình trạng tăng lượng chất thải công nghiệp thải ra MT mà chưa được xử lý dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Chất thải y tế:

Thành phố Hà Nội có khoảng trên 70 bệnh viện chính, trong đó có 9 bệnh viện chuyên khoa, 21 bệnh viện cấp Trung ương, 6 bệnh viện cấp thành phố. Chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được URENCO thu gom và xử lýý gần như 100 %.

Việc thu gom chất thải y tế nguy hại được thực hiện theo Quy định tạm thời về quản lý CTR y tế nguy hại (Ban hành theo Quyết định số 52/1999/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội). Chất thải được phân loại ngay tại nguồn (bệnh viện và các cơ sở y tế) thành 04 nhóm, bao gồm nhóm A (chất thải y sinh), nhóm B (vật cứng nhọn), nhóm C (dược phẩm, hoá chất) và nhóm D (chất thải phóng xạ). Mỗi nhóm chất thải được chứa trong các dụng cụ thích hợp (túi nilon, thùng nhựa từ 20 - 340 lít, thùng kim loại...) đảm bảo an toàn tuyệt đối không phát tán ra ngoài MT trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý.

Hiện tại, đã có 78/99 xã ngoại thành Hà Nội thành lập tổ thu gom rác, 26 xã có tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác của thành phố và các xã còn lại hiện vẫn tổ chức chôn lấp tại địa phương ở các khu vực quy định, các chỗ trống. Các tổ chức này được thành lập do dân bầu. Đội ngũ này có trách nhiệm thu gom rác từ hộ gia đình và đổ ra bãi rác của làng (thôn) hoặc nơi quy định của xã ( Bảng 9).

Bảng 9. Tình hình thu gom chất thải rắn ở khu vực ngoại thành Hà Nội

TT Huyện Số xã có tổ thu gom rác

1 Từ liêm 15/15 2 Sóc Sơn 6/25 3 Đông Anh 21/23 4 Gia Lâm 21/21 5 Thanh Trì 15/15 Tổng 78/99

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, 2007. Việc quản lý CTR ở các thị trấn, các thôn đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm. Các loại tổ chức khác nhau đã góp phần vào việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở nông thôn. Đã có nhiều tổ chức quản lý CTR ở nông thôn và các thị trấn được hình thành nhưng phổ biến là 2 loại là Hợp tác xã Cổ phần dịch vụ vệ sinh MT và tổ dịch vụ vệ sinh MT.

Một phần của tài liệu hiện trạng chất thải rắn thành phố hà nội (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w