Xử lývà quảnlý chất thải rắn

Một phần của tài liệu hiện trạng chất thải rắn thành phố hà nội (Trang 58 - 64)

2. Thu gom và xử lý chất thải rắn

2.2 Xử lývà quảnlý chất thải rắn

Công nghệ xử lý CTR còn nhiều bức xúc, việc lựa chon các BCL, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết phục và công nghệ xử lý CTR chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh MT nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Các công trình xử lý CTR còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất,…

Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp với số lượng là 1 BCL/1 đô thị ( Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mỗi đô thị có từ 4 - 5 BCL/ khu xử lý). Trong đó có tới 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện toàn quốc có 98 BCL chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ có 16 BCL được coi là hợp vệ sinh (tập trung ở các thành phố lớn). Các BCL còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp rất sơ sài.

Nguồn: TCMT. Theo thống kê, hầu hết các Công ty MT đô thị đều chưa có khả năng xử lý

CTR công nghiệp, đặc biệt là CTNH phát sinh trên địa bàn. Do vậy, các công ty MT mới chỉ thu gom, vận chuyển được CTRSH phát sinh trong các cơ sở sản xuất các KCN hoặc thu gom CTR công nghiệp lẫn với CTRSH và đưa tới khu xử lý, BCL chung của đô thị. Hà Nội, theo thông tin được cung cấp từ URENCO Hà Nội cũng mới có 3 lò đốt CTR (công nghiệp và CTNH) đặt tại khu liên hiệp xử lý CTR

tại Nam Sơn (Sóc Sơn) (chuyên xử lý CTR công nghiệp với công xuất 200kg/giờ), Cầu Diễn (chuyên xử lý CTR y tế với công xuất 120 kg/giờ) và tỉnh Hưng Yên (chuyên xử lý CTR công nghiệp với công xuất 1000 kg/giờ. Trong thời gian tới URENCO đang đầu tư 1 dây truyền xử lý CTNH bằng công nghệ sinh học, hóa học, hóa lý. Đây là một tiến bộ lớn trong hoạt động đưa các công nghệ xử lý ô nhiễm vào thực tiễn.

Tính đến tháng 10/2010 tổ chức MT đã cấp phép hàng nghề xử lý, tiêu hủy chất thải liên tỉnh cho 36 cơ sở (chưa kể các cơ sở do STNMT địa phương cấp phép).

Báo cáo quản lý CTNH, Báo cáo giám sát MT cua các cơ sở nêu trên cho thấy các công nghệ xử lý đều đảm bảo sự tuân thủ các quy định hiện hành, phát thải đạt quy chuẩn quốc gia về MT.

Hiện trạng công nghệ xử lý CTNH được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 5: Hiện trạng một số công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam

Tên công nghệ Số cơ sở áp dụng Số hệ thống công nghệ Công xuất phổ biến Lò đốt tĩnh 2 cấp 21 26 50 - 200 kg/giờ Đồng xử lý trong lò nung xi măng 2 2 30 tấn/giờ Chôn lấp 2 3 15.000 m3

Công nghệ hóa rắn (bê tông hóa)

17 17 1 - 5 m3/giờ

Công nghệ xử lý, tái chế dầu thải

13 14 3 - 5 tấn/ngày Xử lý bóng đèn thải 8 8 200 kg/ngày Xử lý chất thải điện tử 4 4 0,3 - 5 tấn/ngày Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải 6 6 0,5 -200 tấn/ngày

Nguồn: Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam hiện nay, Báo cáo tại Hội Nghị MT toàn quốc năm 2010.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào hoạt động xử lý CTR công nghiệp và CTNH. Con số thống kê của BTNMT và báo cáo từ STNMT các địa phương cho thấy, hiện toàn quốc đã có 48 cơ sở đã được cấp phép hoạt động chuyên về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Tuy nhiên, cơ sở vật chất để tiêu hủy, xử lý chất thải, năng lực xử lý, tính trung thực trong hiệu suất xử lý được báo cáo cơ quan chức năng nghiêm túc kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Nguồn: BTNMT, 2009. Công tác xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTR đang gặp khó khăn, chưa đạt được kết quả như mong

địa phương cam kết chỉ đảm bảo 30% chi phí xử lý hàng năm. Doanh thu từ các sản phẩm tái chế (làm phân hữu cơ, sản xuất nhựa tái chế,…) hiện khá thấp và không ổn định. Công tác quản lý tổng hợp CTR còn phải bao cấp bởi ngân sách nhà nước khi phí vệ sinh MT còn rất thấp.

Xã hội hóa công tác thu gom và xử lý CTR đô thị:

- Hiện một số doanh nghiệp đề xuất thực hiện xử lý rác:

+ Công ty Kiều Thi: Nhà máy đốt rác phát điện tại Hà Nội, công xuất 2000 tấn/ngày, tổng đầu tư 175 triệu USD.

+ Công ty Tâm Sinh Nghĩa: Nà máy đốt rác phát điện tại Hà Nội, công xuất 2000 tấn/ngày, tổng đầu tư 190 triệu USD.

+ Công ty Naanovo Energy (Canada): Dự án đấu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải kết hợp sản xuất điện năng tại Thanh Hóa, công xuất 360 tấn/ngày, tổng mức đầu tư 748,8 tỷ đồng.

Nguồn: Chương trình xử lý CTRSH áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 – 2020, Bộ Xây dựng 2009.

Tình hình xử lý chất thải y tế tại một số địa phương: - Thái Bình:

+ Tính đến tháng 10 năm 2009, có 8/22 bệnh viện trong tỉnh đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế bệnh viện với khả năng xử lý, tiêu hủy chất thải y tế nguy hại 20 - 25 kg/giờ, vận hành 8 giờ/ngày, với nhiệt độ lò đốt 800- 1200o C.

+ Các bệnh viện còn lại đã hợp đồng với bệnh viện có lò đốt rác để xử lý.

- Trà Vinh:

+ Hiện có Bệnh viện Đa khoa cấp tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi cùng các Trung tâm Y tế các huyện Càng Long, Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải.

+ Toàn tỉnh chỉ có 1 lì đốt rác y tế đặt tại Bệnh viện Đa khoa với công xuất 400 kg/ngày được xây dựng và vận hành từ năm 2001.

+ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi cùng các trung tâm y tế cấp huyện chưa được đầu tư hệ thống xử chất thải, theo đó rác thải y tế nguy hại được thu gom và đốt tại lò đốt rác thải y tế của Bệnh viện Đa khoa.

Nguồn: Báo cáo HTMT tỉnh Thái Bình, 2010; Báo cáo HTMT tỉnh Trà Vinh, 2010.

Đối với chất thải y tế, hiện có 612 bệnh viện (73,3%) đã có biện pháp xử lý CTNH bằng lò đốt tại bệnh viện, hoặc bằng lò đốt tập trung cho toàn thành phố (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh) hoặc lò đốt cho cụm bệnh viện cơ sở thiêu hủy chất thải trên địa bàn. Tổng lò đốt hiện có là 130 chiếc với công xuất khác nhau ( khoảng 300 - 450 kg/ngày), chủ yếu là lò đốt công xuất nhỏ và trung bình, phục vụ xử lý chất thải tại chỗ hoặc cho cụm bệnh viện. Các lò đốt hiện đại, đạt TCMT hiện mới chỉ xử lý chất thải y tế cho khoảng 40% số bệnh viện, khoảng 30% bệnh viện sử dụng lò đốt thủ công (thiêu đốt chất thải y tế ngoài trời). Tuy nhiên, một số lò không được vận hành hoặc vận hành không hết công xuất, nhiều lò đốt không đáp ứng các yêu cầu đảm bảo về TCMT, đặc biệt gây phát thải đioxin/furan. Hơn nữa, hiện tại còn khoảng 30% bệnh viện tự chôn lấp chất thải y tế nguy hại trong khuôn

viên bệnh viện (chủ yếu là bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh) hoặc chuyển chất thải y tế nguy hại đi chôn lấp ở BCL chất thải chung của địa phương.

Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế (41 cơ sở) đã đều áp dụng công nghệ thiêu đốt chất thải tập trung, lò đốt cho cụm bệnh viện hay tại chỗ. Trong khi đa số các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới, đặc biệt là tuyến huyện các tỉnh miền núi, thậm chí là vùng đồng bằng chưa có CSHT để xử lý chất thải y tế nguy hại. Vì vậy, CTR y tế được tự thu gom và thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện.

Thống kê về tình hình xử lý và quản lý chất thải y tế của Cục Quản lý MT năm 2009 đã cho thấy, đối với các cơ sở y tế nằm trong danh sách Quyết định 64/2003/QĐ- TTg thì công tác thu gom, xử lý chất thải y tế đã được quan tâm, đầu tư kinh phí vận hành với các lò đốt chất thải hiện đại, được kiểm soát chất lượng, số lượng,… Tuy nhiên, với tuyến y tế cấp tỉnh, chất thải y tế phần lớn được thuê xử lý (rủi ro, khả năng gây ô nhiễm MT cao, khó kiểm soát chất lượng), công tác tự xử lý bằng lò đốt chỉ chiếm số lượng không nhiều. Còn với tuyến y tế cấp huyện, công tác xử lý chất thải rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khác nhau và khó có thể kiểm soát.

Báo cáo về thực hiện chất thải y tế do Bộ Y tế xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra các bất cập đang tồn tại tại các bệnh viện trong vấn đề quản lý chất thải đó là việc phân loại CTR y tế còn chưa được quy định, các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ hầu như chưa đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, khi đã tiến hánh phân loại và thu được thì công tác xử lý và tiêu hủy chất thải còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành xử lý CTR và nược thải bệnh viện, thiếu các cơ sở tái chế chất thải. Ngoài ra, vấn đề quản lý CTTT có thể tái chế còn bất cập khi chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý.

Trong công tác quản lý CTR, các bệnh viện còn để xảy ra phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải y tế thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Trong vận chuyển chất thải chỉ có 53% số bệnh viện x có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR… đây là những yếu tố để dảm bảo cho người bệnh và MT. Một vấn đề xã hội cũng có liên quan đến việc quản lý chất thải bệnh viện đáng quan tâm hiện nay là có nhiều người sống bằng nghề thu lượm các loại chất thải có khả năng tái chế để bán cho cơ sở thu mua và tái chế chất thải. Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế được sử dụng với số lượng, chủng loại ngày càng tăng, Các vật liệu dung một lần, đặc biệt là nhựa là mặt hàng rất hấp dẫn với người thu gom chất thải vì có chất lượng tốt, có giá trị cao khi tái sinh, tái chế. Việc quản lý chất thải nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiện tượng thất thoát và dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Căn cứ lượng CTRSH và công nghiệp phát sinh và dự báo lượng thải trong thời gian tới sẽ tiếp tục gua tăng tại các vùng KTTĐ, mạng lưới trung tâm xử lý CTR cấp vùng (bao gồm 8 khu xử lý CTR liên tỉnh cho 4 vùng KTTĐ) đã được quy hoạch nhằm đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả xử lý CTR, đặc biệt là CTRNH. Tổng vốn đầu tư cho các khu xử lý nay lên đến gần 9.700 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu hiện trạng chất thải rắn thành phố hà nội (Trang 58 - 64)