Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 35 - 113)

Ban giám đốc

Khối kinh

doanh Khối dịch vụ Khối hỗ trợ

Khối quản lý

rủi ro Khối kỹ thuật

Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Phòng khách hàng DN vừa và nhỏ Phòng Khách hàng cá nhân Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Các phòng giao dịch loại I Các phòng giao dịch loại II Tổ thẻ và dịch vụ Ngân hàng điện tử Phòng kế toán giao dịch Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tổng hợp Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Phòng thông tin điện toán

Chi nhánh Ba Đình có trụ sở chính đóng tại Quận Hoàn Kiếm, nhưng trước đây trụ sở chính đóng tại 126 phố Đội Cấn thuộc Quận Ba Đình, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, so với các địa bàn khác thì dân cư đông, cơ sở hạ tầng tốt, kinh tế phát triển, nên có nhiều lợi thế về huy động vốn, đầu tư cho vay cũng như phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, đây là địa bàn có nhiều DNVVN hoạt động, là lợi thế để Chi nhánh Ba Đình mở rộng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này.

Trong nhiều năm hoạt động, Chi nhánh Ba Đình đã thiết lập mối quan hệ truyền thống với nhiều khách hàng là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước, trở thành các khách hàng chiến lược trong quan hệ tín dụng, huy động vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh Ba Đình.

Chi nhánh Ba Đình có lịch sử hình thành và phát triển trên 50 năm, trải qua những bước thăng trầm, đến nay đã vươn lên trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng hàng đầu trong hệ thống NHCT, trong suốt quá trình đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã rút ra những bài học quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành, trong tổ chức hoạt động kinh doanh để vượt qua khó khăn thách thức, đi đến những thành công.

Điểm yếu

Chi nhánh Ba Đình có đội ngũ cán bộ, nhân viên đông (293 cán bộ nhân viên), thuộc nhiều thế hệ, số cán bộ cao tuổi chiếm tỷ trọng khá lớn, trong đó một bộ phận không nhỏ được đào tạo không bài bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu công việc, trong vài năm gần đây rất nhiều cán bộ có trình độ cao chuyển về công tác tại NHCT, trong khi yêu cầu công việc ngày càng lớn và phức tạp, vì vậy rất khó khăn trong triển khai công việc.

Hệ thống mạng lưới của chi nhánh chủ yếu là các quỹ tiết kiệm được lập ra từ nhiều năm trước, mặt bằng, cơ sở vật chất thấp, không đáp ứng được các tiêu chuẩn màng lưới của NHCT, thực tế cũng không hấp dẫn khách hàng khi so sánh với các điểm giao dịch mới được thành lập của các NHTM khác.

Do lịch sử để lại, Chi nhánh Ba Đình đang tồn tại một số khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn, phần lớn thuộc các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong các ngành xây lắp, giao thông, vận tải biển, có tỷ trọng cho vay không có tài sản bảo đảm cao, mà khả năng thu hồi gặp nhiều khó khăn, những năm gần đây thường xuyên phải trích lập dự phòng rủi ro cao, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

2.1.3. Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ba Đình những năm gần đây

Những năm gần đây, hoạt động ngân hàng trở thành một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Cùng với sự có mặt của rất nhiều NHTM cổ phần ngoài quốc doanh là sự xâm nhập thị trường của các Ngân hàng nước ngoài. Đối thủ cạnh tranh trên gây sức ép khá lớn đến NHCT nói chung và Chi nhánh Ba Đình nói riêng do họ có khá nhiều lợi thế về công nghệ, con người, trình độ quản lý…

Cùng với khó khăn về cạnh tranh là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Chi nhánh Ba Đình đã đạt được một số thành quả nhất định.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ba Đình

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư Số dư +/- so với 2007 Tỷ lệ tăng (%) Số dư +/- so với 2008 Tỷ lệ tăng (%) Số dư +/- so với 2009 Tỷ lệ tăng (%) 1. Tổng nguồn vốn 5.141 4.493 -648 -12.6 5.578 1.085 24.1 8234 2656 47.6 - Tiền gửi VNĐ 4.040 3.411 -629 -15.6 4.190 779 22.8 6.938 2748 65.5 - Tiền gửi ngoại tệ

quy VNĐ

1.101 1.082 -19 -1.7 1.388 306 28.3 1.296 -92 -6.6

2. Cơ cấu nguồn vốn

- Tiền gửi TCKT 2.817 2.188 -629 -22.3 3.047 859 39 4.890 1843 60.4 - Tiền gửi dân cư 2.324 2.305 -19 -0.8 2481 176 7.6 3.103 622 25

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009, 2010-Chi nhánh Ba Đình)

Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Chi nhánh Ba Đình cũng không tránh khỏi vòng xoáy của cuộc khủng hoảng đó. Do vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự sụt giảm đáng kể:

- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 4.493 tỷ đồng, giảm 648 tỷ đồng so với 31/12/2007, tương ứng với tỷ lệ giảm 12,6%. Trong đó:

o Tiền gửi VNĐ: 3.410 tỷ đồng, giảm 629 tỷ đồng so với năm 2007.

o Tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ: 1.082 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với năm 2007.

- Về cơ cấu nguồn vốn huy động:

o Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế đạt: 2.188 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,7% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 629 tỷ đồng so với 31/12/2007 tương đương 22,3%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Tiền gửi dân cư đạt: 2.305 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,3% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 19 tỷ đồng so với 31/12/2007 tương đương 0,8%.

- Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2008 của Chi nhánh Ba Đình đạt 4.535 tỷ đồng, giảm 8,3% so với vốn huy động bình quân năm trước.

Năm 2009, tuy không dồn dập với những sự kiện bất thường như năm 2008 nhưng năm qua cũng là một năm kinh doanh không mấy thuận lợi đối với các DN nói chung và hệ thống NHTM nói riêng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm.

Nền kinh tế có nhiều biến động, nguồn vốn luôn căng thẳng, cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng diễn ra quyết liệt. Mặc dù NHCT có mạng lưới rộng hoạt động rộng khắp đất nước nhưng lãi suất huy động thấp hơn so với các NHTM trên địa bàn, nên việc thu hút tiền gửi khó khăn hơn, đặc biệt là tiền gửi dân cư. Hơn nữa, trên thị trường cũng có nhiều kênh đầu tư sinh lời khác như: chứng khoán, vàng, bất động sản, nên nguồn vốn bị san sẻ. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ban Giám đốc và toàn thể CBNV Chi nhánh nên kết thúc năm 2009, nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng 24,1%

- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 đạt 5.578 tỷ đồng, tăng 1.085 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 24,1% so với 31/12/2008. Trong đó:

o Tiền gửi VNĐ: 4.190 tỷ đồng, tăng 779 tỷ đồng;

o Tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ: 1.388 tỷ đồng, tăng 306 tỷ đồng.

- Về cơ cấu nguồn vốn huy động:

o Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế đạt: 3.047 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,6% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 859 tỷ đồng so với 31/12/2008 tương đương 39%.

o Tiền gửi dân cư đạt: 2.481 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,4% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 176 tỷ đồng so với 31/12/2008 tương đương 7,6%.

- Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2009 của Chi nhánh Ba Đình đạt 4.912 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,3% so với vốn huy động bình quân năm trước.

Năm 2010, hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng đã trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn do việc thực hiện các chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm hạn chế những biến động phức tạp của thị trường, ổn định thị trường ngoại hối, vàng và lãi suất. Hàng loạt các biện pháp được Ngân hàng Nhà nước áp dụng như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc, liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn...đã làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ – tín dụng của các ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại càng trở nên gay gắt và bùng nổ, cuộc đua lãi suất tiền gửi tiết kiệm, lãi suất cho vay và kể cả việc giành giật các khách hàng là tổ chức có nguồn tiền gửi đã được các ngân hàng áp dụng triệt để. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế Thế giới đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy

nhiên, với việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm linh hoạt cùng với sự mở rộng quy mô tín dụng nên Chi nhánh Ba Đình vẫn có được tỷ lệ tăng 47% trong tổng nguồn vốn, cụ thể:

- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 đạt 8.234 tỷ đồng, tăng 1.085 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 47% so với 31/12/2009. Trong đó:

o Tiền gửi VNĐ: 6.938 tỷ đồng, tăng 2.748 tỷ đồng;

o Tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ: 1.294 tỷ đồng, giảm 92 tỷ đồng.

- Về cơ cấu nguồn vốn huy động:

o Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế đạt: 4.890 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59.38% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 1.843 tỷ đồng so với 31/12/2009 tương đương 60.48%.

o Tiền gửi dân cư đạt: 3.103 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,62% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 622 tỷ đồng so với 31/12/2009 tương đương 25%.

- Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2010 của Chi nhánh Ba Đình đạt 6.906 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 40,59% so với vốn huy động bình quân năm trước.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Chi nhánh Ba Đình

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Số dư Số dư +/-so 2007 Tỷ lệ tăng (%) Số dư +/-so 2008 Tỷ lệ tăng (%) Số dư +/-so 2009 Tỷ lệ tăng (%) DƯ NỢ 2.643 3.201 558 21,1 3.734 553 16,7 5.660

1. Dư nợ theo loại tiền.

- Cho vay bằng VNĐ 1.844 2.213 369 20 2.782 569 25,7 3.963 - Cho vay bằng ngoại tệ 799 988 189 23,7 952 -36 -3,6 1.697

2. Dư nợ theo thời gian. 2.643 3.201 558 21,1 3.734 553 16,7

- Cho vay ngắn hạn 2.195 2.087 -108 -4,9 2.426 339 16,2 3,517 - Cho vay trung, dài hạn 448 1.114 666 148,7 1.308 194 17,4 2,143

3. Dư nợ theo tài sản đảm bảo.

2.643 3.201 558 21,1 3.734 553 16,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

1.068 1.793 725 67,9 2.520 727 40 - Cho vay không có đảm

bảo bằng tài sản. 1.575 1.408 -167 -10,6 1.214 -194 -13,8 28,4 CHẤT LƯỢNG DƯ NỢ 1. Nợ nhóm II 114 38 -76 -52,7 568 530 1.394 784.9 Tỷ trọng/tổng dư nợ(%) 5,4 1,18 15,2 13.86 2. Nợ nhóm III 21 75 54 257 6 -69 -92 580.3 Tỷ trọng/tổng dư nợ(%) 0,79 2,3 0,16 10.25 3. Nợ nhóm IV 8 26 18 225 12 -14 -53,8 21.3 Tỷ trọng/tổng dư nợ(%) 0,3 0,8 0,32 0.37 4. Nợ nhóm V 11 0,14 -10,86 -99 11 0 0 0 Tỷ trọng/tổng dư nợ(%) 0,4 0,004 0,29 0

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009, 2010-Chi nhánh Ba Đình)

Dư nợ đến 31/12/2008 của Chi nhánh Ba Đình đạt 3.201 tỷ đồng( trong đó cho vay bằng ngoại tệ là 988 tỷ đồng), tăng 588 tỷ đồng so với năm 2007.

Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng thương mại. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khu vực. Tại Chi nhánh Ba Đình, khối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải vốn đã khó khăn từ

những năm trước nay tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém, nợ xấu không có dấu hiệu được cải thiện. Thêm vào đó, khối các doanh nghiệp vận tải biển rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do doanh thu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Trước tình hình đó, Ban Giám đốc đã chỉ đạo sát sao, nắm bắt kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để đưa ra biện pháp xử lý. Do vậy nợ nhóm II giảm 76 tỷ đồng so với năm 2007 ( tương ứng với tỷ lệ giảm 52,7%), nợ nhóm V giảm 10,86 tỷ đồng ( tương ứng với tỷ lệ giảm 99%).

Đứng trước tình hình đó, Chi nhánh đã xác định hướng đi cho hoạt động tín dụng năm 2009 là tăng trưởng luôn phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng. Kết quả là:

- Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009 đạt 3.734 tỷ đồng, tăng 553 tỷ, đạt tốc độ tăng 17,5%;

- Thu hồi 69 tỷ đồng nợ nhóm III và 14 tỷ đồng nợ nhóm IV, làm giảm tỷ trọng nợ nhóm III và IV trên tổng dư nợ còn 0,16% và 0,32%;

- Số tiền trích lập dự phòng rủi ro là 35,5 tỷ đồng, giảm 18,6 tỷ đồng so với số phải trích năm 2008.

Năm 2010, thực hiện mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam về việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tăng trưởng dư nợ, do đó kết quả tín dụng của chi nhánh như sau:

Tổng dư nợ đầu tư cho vay nền kinh tế đến 31/12/2010 đạt 5660 tỷ đồng, đạt 94,5% kế hoạch NHTMCP CTVN giao

Trong đó:

Dư nợ cho vay VNĐ: 3.963 tỷ

Trong năm 2010, do nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, chính sách tín dụng của NHTMCP CTVN bị thắt chặt, tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Vinashin gặp nhiều bất lợi và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của chi nhánh Ba Đình năm 2010.

- Nợ nhóm II: 784.949 triệu đồng, tăng 307.050 triệu đồng so với năm 2009

- Nợ xấu: 601.686 triệu đồng

- Trong đó, nợ nhóm III là 580.310 triệu đồng, nợ nhóm IV là 21.376 triệu đồng, nợ nhóm V 0 triệu đồng.

- Thu hồi nợ ngoại bảng là 39.925 triệu đồng.

- Số tiền trích lập dự phòng rủi ro là 65,3 tỷ đồng, giảm 29,8 tỷ đồng so với số phải trích năm 2009.

2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mại

Khủng hoảng kinh tế và tình trạng nhập siêu năm 2008 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài trợ thương mại của Chi nhánh Ba Đình. Sự khan hiếm ngoại tệ trên trên thị trường, sự biến động bất lợi của tỷ giá cùng với sự thay đổi về chính sách điều hành tỷ giá của NHNN đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ba Đình. Tuy nhiên, Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác tốt các nguồn ngoại tệ mua từ các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, thu đổi từ các đại lý, thực hiện linh hoạt các loại sản phẩm kinh doanh ngoại tệ như chuyển đổi, mua bán kỳ hạn… đảm bảo cân đối đủ ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu thanh toán và trả nợ cho các doanh nghiệp. Bộ phận kinh doanh ngoại

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 35 - 113)