Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng DNVVN theo ngành

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 62 - 65)

Ngành nghề kinh doanh

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Công nghiệp chế biến 254 20,8 260 19,3 260 19,8 Xây dựng 420 34,5 489 36,3 489 39,8 Thương ngiệp 541 44,32 549 40,7 549 37,6 Vận tải kho bãi- TT liên lạc 2,7 0,2 34 2,5 34 1,7 Nụng-lõm nghiệp 2,3 0,18 5,7 0,5 0,6 Khác 8,3 0,7 0,5 Tổng dư nợ 1.220 1.346 1.981

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 - Chi nhánh Ba Đình)

Nhìn bảng trên có thể thấy định hướng phát triển tín dụng đối với DNVVN những năm vừa qua tại Chi nhánh Ba Đình là chủ yếu tập trung vào các ngành: công nghiệp chế biến, xây dựng và thương nghiệp.

tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,8% trên tổng số dư nợ vay đối với các DNVVN, trong đó: Ngành chế biến giấy và các sản phẩm ngành in chiếm 12%, ngành dược phẩm chiếm 5,6%;

Ngành xây dựng đạt 420 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 34,5%; Ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất(44,3%) với số dư nợ tính đến 32/12/2008 là 541 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thương nghiệp này hoạt động kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng như: giấy, hoá chất, nội thất, dược phẩm, nông sản…

Năm 2009, tranh thủ sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp trong ngành vận tải đã vay vốn ngân hàng để đầu tư phương tiện vận tải, mở rộng quy mô kinh doanh. Do vậy, dư nợ cho vay ngành vận tải kho bãi tăng 31,3 tỷ đồng so với năm 2008, tăng tỷ trọng cho vay ngành này từ 0,2% năm 2008 lên 2,5%. Tuy nhiên, đây cũng là một bất cập khi thị trường vận tải giảm giá, các doanh nghiệp vận tải đều rất khó khăn. Ngành xây dựng cũng được nới rộng cho vay trong năm 2009, làm tổng dư nợ cho vay các DNVVN ngành này tăng 69 tỷ đồng, nâng tỷ trọng cho vay ngành này từ 34,5% lên 36,3%.

Các ngành khác có biến động về tỷ trọng nhưng không đáng kể như: Ngành Công nghiệp chế biến giảm từ 20,8% xuống còn 19,3%, ngành Thương nghiệp giảm từ 44,3% xuống 40,7%, ngành Nông nghiệp tăng từ 0,18% lên 0,5%.

Năm 2009 là một năm khó khăn đối với ngành giao thông, vận tải nhất là vận tải biển. Do vậy, dư nợ nhóm II của Chi nhánh năm 2009 tập trung chủ yếu vào ngành vận tải biển.

Từ việc phân tích cơ cấu tín dụng đối với các DNVVN như trên có thể cho thấy dư nợ của chi nhánh tập chung vào ba ngành chủ yếu đó là:

xây dựng, thương nghiệp và công nghiệp chế biến. Xuất phát từ những lợi thế sẵn có, Chi nhánh cũng chủ trương tiếp tục mở rộng tín dụng đối với các ngành trên. Từ đó phân tích, đánh giá ngành và có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng riêng đối với mỗi ngành cụ thể nhằm cải thiện tình hình tín dụng đối với DNVVN nói riêng cũng như tình hình tín dụng chung của toàn chi nhánh.

Cơ cấu theo tài sản đảm bảo

Bất kể một ngân hàng thương mại nào khi cho vay cũng đều phải quan tấm đến tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Đối với các doanh nghiệp lớn, khả năng tự chủ về tài chính cao, tình hình kinh doanh tốt thì vấn đề tài sản chỉ là thứ yếu. Tuy nhiên, đối với các DNVVN, do khả năng tài chính, khả năng quản lý và điều hành còn hạn chế thì việc quy định phải có tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh khi vay vốn là bắt buộc trừ những trường hợp doanh nghiệp đã có quan hệ rất lâu và có uy tín với Ngân hàng.

Đối với Chi nhánh Ba Đình, việc cấp tín dụng đồng nghĩa với việc tối đa hoá tỷ lệ tín dụng có đảm bảo bằng tài sản nhất là đối với các DNVVN. Xác định được mục tiêu đó nên tỷ lệ dư nợ cho vay các DNVVN có đảm bảo bằng tài sản ngày càng được nâng cao. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng DNVVN theo Tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 62 - 65)