Bảng 2.9: Chất lượng tín dụng đối với DNVVN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 66 - 70)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng/giảm so năm 2007 Năm 2009 Tăng/giảm so năm 2008 Năm 2010 Tăng/giảm so năm 2009 1. Dư nợ cho vay DNVVN 677 1.22 0 1.346 1.981 2. Nợ quá hạn 4,4 55,7 51,3 14,3 -47,2 23,17 8.87 3. Tỷ trọng ẵ(%) 0.65 4,5 4,35 1,06 -5,6 1,17 0,11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009, 2010 - Chi nhánh Ba Đình)

Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp nhất là những DNVVN lâm vào tình trạng khó khăn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh Ba Đình đối với các DNVVN vẫn tăng cao. Năm 2008, nợ quá hạn tăng từ 4,4

tỷ đồng lên 55,7 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNVVN từ 0,65% lên 4,5%.

Chính vì vậy, năm 2009 Chi nhánh Ba Đình xác định trọng tâm của hoạt động kinh doanh là giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng. Việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng được quán triệt tới toàn thể cán bộ. Ngoài việc nỗ lực thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, Chi nhánh tăng cường công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo kiểm soát được những khoản cho vay mới không phát sinh nợ quá hạn.

Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ Chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNVVN năm 2009 của Chi nhánh giảm 47,2 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2009, dư nợ quá hạn đối với DNVVN còn lại 14,3 tỷ đồng, chiếm 1,06% trên tổng dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, đến năm 2010, khối lượng và tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của Chi nhánh lại tăng cao, từ 14,3 đến 23,17 tỷ đồng, chiếm 1,17% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tăng cao và chính sách mở rộng quy mô tín dụng nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của Chi nhánh gây ra nhiều rủi ro hơn đến từ các doanh nghiệp.

Cơ cấu chất lượng dư nợ đối với DNVVN được thể hiện qua Biểu đồ như sau:

Biêu đồ 2.4: Biểu đồ chất lượng tín dụng DNVVN

Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn gắn với những rủi ro tiềm ẩn bao gồm rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là những rủi ro không mong muốn do môi trường bên ngoài đem lại như: Những thay đổi về thể chế chính trị, chính sách của Nhà nước; khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế quá nóng hay quá lạnh; sự bất ổn xã hội hay sự thay đổi thói quen tiêu dùng…..khiến cho việc kinh doanh của khách hàng bế tắc, phá sản và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Rủi ro chủ quan là những rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng và khách hàng. Đối với những khách hàng có tư duy “ Của vay là của được” hay chỉ cần quan tâm đến việc vay được tiền mà không cần lường trước mình sẽ phải trả khoản tiền đó như thế nào thì việc xảy ra rủi ro là chắc chắn. Đối với ngân hàng, rủi ro sẽ xảy ra nếu việc thiết lập các chính sách, chiến lược, quy trình, quy chế không được chặt chẽ, không mang tính tuân thủ cao hay trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kém.

phải được xem xét, đánh giá và tìm rõ nguyên nhân gây ra những rủi ro đó. Nguyên nhân khách quan là do cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân chủ quan như: các cán bộ ngân hàng còn yếu về trình độ, đạo đức hay chưa tuân thủ các quy trình, quy chế, quy định của ngân hàng.

2.2.3.2. Về Bảo lãnh

Chi nhánh Ba Đình có một lượng lớn các khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành xây lắp, gồm các tổng công ty, các công ty hoạt động xây dựng công trình giao thông, xây dựng công nghiệp và dân dụng, các doanh nghiệp này phát sinh nhu cầu bảo lãnh rất lớn, bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành … Do hoạt động bảo lãnh được tổ chức tốt, đáp kịp thời nhu cầu khách hàng nên trong nhiều năm Chi nhánh Ba Đình luôn được các Bên nhận bảo lãnh (các chủ đầu tư trong và ngoài nước) đánh giá cao, nhờ vậy hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh ngày càng tăng trưởng cả về số món, doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh.

Tuy nhiên, việc cấp bảo lãnh mới chỉ tập trung nhiều vào các doanh nhiệp lớn. Các khoản cấp bảo lãnh đối với các DNVVN chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các sản phẩm bảo lãnh chưa được đa dạng.

Tình hình bảo lãnh đối với các DNVVN của Chi nhánh qua các năm được thống kê như sau:

Bảng 2.10: Tình hình bảo lãnh đối với DNVVN tại Chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w