Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đều có những lợi thế cũng như khó khăn nhất định. Đối với mỗi thời kỳ kinh tế, NHCT có những định hướng chung cho các Chi nhánh về phát triển tín dụng đối với các ngành
nghề hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có chiều hướng phát triển.
Căn cứ vào những định hướng của NHCT, kết hợp với việc nghiên cứu đặc trưng kinh tế tại địa bàn hoạt động, Chi nhánh Ba Đình đã phát triển cho vay đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực nhưng có tập trung phát triển mạnh với một số ngành trọng yếu, chi tiết như sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng DNVVN theo ngành
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Công nghiệp chế biến 254 20,8 260 19,3 260 19,8 Xây dựng 420 34,5 489 36,3 489 39,8 Thương ngiệp 541 44,32 549 40,7 549 37,6 Vận tải kho bãi- TT liên lạc 2,7 0,2 34 2,5 34 1,7 Nụng-lõm nghiệp 2,3 0,18 5,7 0,5 0,6 Khác 8,3 0,7 0,5 Tổng dư nợ 1.220 1.346 1.981
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 - Chi nhánh Ba Đình)
Nhìn bảng trên có thể thấy định hướng phát triển tín dụng đối với DNVVN những năm vừa qua tại Chi nhánh Ba Đình là chủ yếu tập trung vào các ngành: công nghiệp chế biến, xây dựng và thương nghiệp.
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,8% trên tổng số dư nợ vay đối với các DNVVN, trong đó: Ngành chế biến giấy và các sản phẩm ngành in chiếm 12%, ngành dược phẩm chiếm 5,6%;
Ngành xây dựng đạt 420 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 34,5%; Ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất(44,3%) với số dư nợ tính đến 32/12/2008 là 541 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thương nghiệp này hoạt động kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng như: giấy, hoá chất, nội thất, dược phẩm, nông sản…
Năm 2009, tranh thủ sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp trong ngành vận tải đã vay vốn ngân hàng để đầu tư phương tiện vận tải, mở rộng quy mô kinh doanh. Do vậy, dư nợ cho vay ngành vận tải kho bãi tăng 31,3 tỷ đồng so với năm 2008, tăng tỷ trọng cho vay ngành này từ 0,2% năm 2008 lên 2,5%. Tuy nhiên, đây cũng là một bất cập khi thị trường vận tải giảm giá, các doanh nghiệp vận tải đều rất khó khăn. Ngành xây dựng cũng được nới rộng cho vay trong năm 2009, làm tổng dư nợ cho vay các DNVVN ngành này tăng 69 tỷ đồng, nâng tỷ trọng cho vay ngành này từ 34,5% lên 36,3%.
Các ngành khác có biến động về tỷ trọng nhưng không đáng kể như: Ngành Công nghiệp chế biến giảm từ 20,8% xuống còn 19,3%, ngành Thương nghiệp giảm từ 44,3% xuống 40,7%, ngành Nông nghiệp tăng từ 0,18% lên 0,5%.
Năm 2009 là một năm khó khăn đối với ngành giao thông, vận tải nhất là vận tải biển. Do vậy, dư nợ nhóm II của Chi nhánh năm 2009 tập trung chủ yếu vào ngành vận tải biển.
Từ việc phân tích cơ cấu tín dụng đối với các DNVVN như trên có thể cho thấy dư nợ của chi nhánh tập chung vào ba ngành chủ yếu đó là:
xây dựng, thương nghiệp và công nghiệp chế biến. Xuất phát từ những lợi thế sẵn có, Chi nhánh cũng chủ trương tiếp tục mở rộng tín dụng đối với các ngành trên. Từ đó phân tích, đánh giá ngành và có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng riêng đối với mỗi ngành cụ thể nhằm cải thiện tình hình tín dụng đối với DNVVN nói riêng cũng như tình hình tín dụng chung của toàn chi nhánh.
Cơ cấu theo tài sản đảm bảo
Bất kể một ngân hàng thương mại nào khi cho vay cũng đều phải quan tấm đến tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Đối với các doanh nghiệp lớn, khả năng tự chủ về tài chính cao, tình hình kinh doanh tốt thì vấn đề tài sản chỉ là thứ yếu. Tuy nhiên, đối với các DNVVN, do khả năng tài chính, khả năng quản lý và điều hành còn hạn chế thì việc quy định phải có tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh khi vay vốn là bắt buộc trừ những trường hợp doanh nghiệp đã có quan hệ rất lâu và có uy tín với Ngân hàng.
Đối với Chi nhánh Ba Đình, việc cấp tín dụng đồng nghĩa với việc tối đa hoá tỷ lệ tín dụng có đảm bảo bằng tài sản nhất là đối với các DNVVN. Xác định được mục tiêu đó nên tỷ lệ dư nợ cho vay các DNVVN có đảm bảo bằng tài sản ngày càng được nâng cao. Cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng DNVVN theo Tài sản đảm bảo
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệ t đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Dư nợ có tài sản đảm bảo 763 63 1.044 78 1.486 75 Dư nợ không có tài sản đảm bảo 457 37 302 22 495 25 Tổng dư nợ 1.220 1.346 1.981
(Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có TSĐB năm 2008, 2009, 2010 -Chi nhánh Ba Đình)
Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo năm 2008 là 763 tỷ đồng,chiếm 63% tổng dư nợ cho vay đối với các DNVVN, dư nợ không có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng 37%, tỷ lệ này là cao so với hệ thống . Kết thúc năm 2008, Chi nhánh đã đánh giá tình hình thực hiện kinh doanh nói chung và tình hình hoạt động tín dụng nói riêng, trong đó cũng xác định mọi cán bộ cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.
Trong năm 2009, những chỉ đạo về nâng cao chất lượng tín dụng cũng như chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo được cập nhật liên tục. Thậm chí có giai đoạn chỉ cung cấp tín dụng đối với khách hàng mới nếu có tài sản đảm bảo, không cho vay tín chấp. Việc đánh giá lại tài sản được thực hiện định kỳ có sự kiểm tra của Phòng rủi ro và Phòng kiểm tra nội bộ. Hạn chế nhận tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai để giảm thiểu rủi ro…Do vậy, tỷ trọng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản giảm từ 37% xuống còn 22% trên tổng dư nợ cho vay đối với các DNVVN.
dụng của Chi nhánh khiến cho tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo tăng từ 22% lên 25%, được ban Giám Đốc đánh giá là vẫn ở mức an toàn nhưng sẽ không thể tiếp tục tăng đối với mục tiêu phát triển của năm 2011.
* Chất lượng tín dụng đối với DNVVN
Ngành ngân hàng là một ngành hoạt động trong lĩnh vực tương đối nhậy cảm và luôn gắn liền với rủi ro. Việc tăng trưởng dư nợ luôn phải gắn liền với việc đảm bảo chất lượng cho khoản dư nợ đó. Kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó. Đối với hoạt động tín dụng, kết quả cuối cùng được đánh giá dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu/tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.9: Chất lượng tín dụng đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng/giảm so năm 2007 Năm 2009 Tăng/giảm so năm 2008 Năm 2010 Tăng/giảm so năm 2009 1. Dư nợ cho vay DNVVN 677 1.22 0 1.346 1.981 2. Nợ quá hạn 4,4 55,7 51,3 14,3 -47,2 23,17 8.87 3. Tỷ trọng ẵ(%) 0.65 4,5 4,35 1,06 -5,6 1,17 0,11
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009, 2010 - Chi nhánh Ba Đình)
Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp nhất là những DNVVN lâm vào tình trạng khó khăn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh Ba Đình đối với các DNVVN vẫn tăng cao. Năm 2008, nợ quá hạn tăng từ 4,4
tỷ đồng lên 55,7 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNVVN từ 0,65% lên 4,5%.
Chính vì vậy, năm 2009 Chi nhánh Ba Đình xác định trọng tâm của hoạt động kinh doanh là giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng. Việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng được quán triệt tới toàn thể cán bộ. Ngoài việc nỗ lực thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, Chi nhánh tăng cường công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo kiểm soát được những khoản cho vay mới không phát sinh nợ quá hạn.
Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ Chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNVVN năm 2009 của Chi nhánh giảm 47,2 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2009, dư nợ quá hạn đối với DNVVN còn lại 14,3 tỷ đồng, chiếm 1,06% trên tổng dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, đến năm 2010, khối lượng và tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của Chi nhánh lại tăng cao, từ 14,3 đến 23,17 tỷ đồng, chiếm 1,17% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tăng cao và chính sách mở rộng quy mô tín dụng nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của Chi nhánh gây ra nhiều rủi ro hơn đến từ các doanh nghiệp.
Cơ cấu chất lượng dư nợ đối với DNVVN được thể hiện qua Biểu đồ như sau:
Biêu đồ 2.4: Biểu đồ chất lượng tín dụng DNVVN