Chỉ tiêu Năm 2007
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư Số dư +/- so
với 2007 Tỷ lệ tăng (%) Số dư +/- so với 2008 Tỷ lệ tăng (%) Số dư +/- so với 2009 Tỷ lệ tăng (%)
1. Lợi nhuận trước trích lập DPRR
134,72 210,26 75,28 56 227,29 17,03 8 194,5 6
-32,73 -14,4
2. Trích lập DPRR 92,13 54,26 -37,87 -41 35,55 -28,7 -52,9 65,32 29,77 83,74
3. Lợi nhuận sau trích lập DPRR
42,59 156 113,4 366 191,7 4
127,3 -18,4 129,24 -62,5 -32,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007,2008, 2009, 2010 -Chi nhánh Ba Đình)
Trong năm 2010:
* Tổng thu nhập của Chi nhánh đạt 889,598 tỷ đồng.
* Tổng chi phí: 760,353 tỷ đồng, trong đó chi dự phòng rủi ro là 63,52 tỷ đồng.
* Lợi nhuận trước trích DPRR năm 2010 đạt 194,56 tỷ đồng, giảm 14,4% so với năm 2009, lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro đạt 129,24 tỷ đồng, giảm 32,6% so với năm 2009, thu nhập của cán bộ nhân viên được ổn định và từng bước được cải thiện.
Tóm lại, Chi nhánh Ba Đình đã thực sự cố gắng trong việc phát huy những lợi thế của mình để hoạt động kinh doanh đạt được những kết quả nhất định như: hoạt động tài trợ thương mại, huy động vốn, chỉ tiêu lợi nhuận…Tuy nhiên, bộ máy hoạt động vẫn cồng kềnh, vẫn còn phát sinh nợ xấu. Trong thời gian tới, Chi nhánh Ba Đình cần phải có những biện pháp tích cực, quyết liệt để khắc phục những bất cập trên.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.2.1. Tóm tắt quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình
Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình căn cứ theo Quy định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 222/QĐ- HĐQT- NHCT 35 và thực hiện theo hai quy trình:
- Quy trình cho vay vốn lưu động, ban hành kèm theo quyết định số 2189/QĐ-NHCT06 ngày 12/12/2006;
- Quy trình cho vay theo Dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng công thương, ban hành kèm theo Quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 ngày 18/12/2006.
Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đến thiết lập quan hệ vay vốn được Chi nhánh Ba Đình thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ gửi Phòng quản lý rủi ro
Cán bộ tín dụng thuộc các phòng khách hàng/ phòng giao dịch loại 1 thực hiện hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, kiểm tra tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo Lãnh đạo phòng phụ trách.
Đồng thời, sao gửi Phòng quản lý rủi ngay sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng một số tài liệu như: Hồ sơ khách hàng, Phương án SXKD/ Dự án , hồ sơ tài sản đảm bảo, Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập Tờ trình thẩm định, kiểm soát, trình duyệt Tờ trình
Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra thực tế tại đơn vị và các thông tin từ nguồn khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, Phòng quản lý Chi nhánh và thông tin NHCT…), Cán bộ tín dụng Chi nhánh thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định khách hàng vay vốn;
- Thẩm định Phương án/ Dự án;
- Phân tích ngành;
- Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt;
- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay;
- Lập Tờ trình thẩm định cho vay.
Lãnh đạo phòng phụ trách kiểm soát và trình toàn bộ hồ sơ vay vốn lên cấp có thẩm quyền quyết định cho vay. Trường hợp phải thẩm định rủi ro độc lập, lãnh đạo phòng yêu cầu cán bộ tín dụng cung cấp hồ sơ cho Phòng quản lý rủi ro của Chi nhánh để thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng độc lập( không bao gồm các hồ sơ đã cung cấp lần đầu). Sau khi nhận báo cáo rủi ro từ Phòng quản lý rủi ro, Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch lập tờ trình bổ sung (nếu thấy cần thiết) và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình Báo cáo rủi ro
Cán bộ và lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch, thực hiện nghiên cứu và thẩm định nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Mọi nghiên cứu, đánh giá, đề xuất của Phòng quản lý rủi ro được thể hiện trên Báo cáo rủi ro gửi Phòng khách hàng.
Bước 4: Xét duyệt cho vay
Người có thẩm quyền quyết định xét duyệt cho vay theo quy định của NHCT từng thời kỳ. Tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng, quy mô và tính chất của từng khoản vay, khoản vay có thể được phê duyệt tại Chi nhánh hoặc phải trình tiếp lên NHCT Việt Nam.
Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát, ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm
Khi khoản vay đã được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, cán bộ tín dụng:
Thực hiện các thủ tục về công chứng, chứng thực đối với Hợp đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thực hiện giao nhận và nhập kho giấy tờ và tài sản đảm bảo, gửi các giấy tờ đến Cơ quan bảo hiểm / Cơ quan đăng ký xe;
Thoả thuận với khách hàng về các điều khoản và soạn hợp đồng tín dụng.
Lãnh đạo phòng kiểm tra và ký tắt vào các trang của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, trình cấp có thẩm quyền ký.
Bước 6: Giải ngân
Việc giải ngân được thực hiện một lần hoặc nhiều lần phù hợp với các điều/ khoản quy định tại hợp đồng tín dụng.
Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay
Việc kiểm tra, giám sát vốn vay của Chi nhánh được thực hiện theo quy trình riêng do NHCT ban hành.
Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí và các phát sinh
Trên đây là quy trình chung nhất về cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ba Đình. Quy trình này được Chi nhánh áp dụng chung đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, không giản lược đối với bất kỳ đối tượng khách hàng doanh nghiệp nào.
2.2.2. Một số đánh giá về các DNVVN có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh Ba Đình
Quận Ba Đình là Trung tâm Kinh tế- Chính trị- Văn hoá của Thủ đô Hà Nội qua nhiều năm. Do vậy, cũng là nơi tập trung nhiều Doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Đến 31/12/2009 có 141 Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa quan hệ vay vốn tại Chi nhánh Ba Đình, chiếm tỷ trọng 82%/ tổng số doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung trong các ngành như: Công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp. Hầu hết những DNVVN này đều có những bất cập ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với họ, cụ thể như sau:
- Khả năng tự chủ về tài chính chưa cao, vốn tự có thấp, phần lớn các doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ ngân hàng hoặc chiếm dụng vốn từ đối tác. Do vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường không ổn định, phụ thuộc rất lớn vào thị trường lãi suất.
- Nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm chuyên môn do đội ngũ lao động giỏi hầu hết đã được thu hút vào làm việc tại các doanh nghiệp lớn và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trình độ quản lý của các chủ DNVVN nhìn chung còn thấp do phần lớn chưa được đào tạo bài bản. Việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp một cách tự phát, chủ yếu dựa vào những kinh nghiệp đã trải qua hoặc trên cơ sở cha truyền- con nối và mang tính chất gia đình.
- Hệ thống sổ sách kế toán không theo đúng chuẩn mực quy định của Bộ tài chính. Thông thường, các DN này theo dõi theo nhiều hệ thống sổ sách nhằm mục đích khác nhau. Thậm chí, có một số DNVVN không lập Báo cáo tài chính và đương nhiên cũng không kiểm toán hàng năm. Họ chỉ lập Báo cáo tài chính khi Ngân hàng yêu cầu và độ chính xác thường không cao. Mặt khác, trình độ của cán bộ kế toán của các DNVVN còn rất hạn chế, nhiều người không được đào tạo một cách chính quy. Do vậy ngân hàng rất khó khăn để đánh giá thực lực tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu của báo cáo tài chính.
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hầu hết trình độ công nghệ kỹ thuật và trình độ tự động hóa còn thấp. Do đó, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, năng lực cạnh tranh chưa cao.
- Ngoài những hạn chế về vốn, kỹ thuật và nhân lực, các DNVVN còn phải đối mặt với vấn đề hàng hóa nhập khẩu ngày một gia tăng với mẫu mã phong phú, chất lượng cao. Để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại, mở rộng mạng lưới phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp này buộc phải áp dụng chính sách bán hàng trả chậm dẫn đến tình trạng nợ phải thu khá lớn. Điều đó làm cho doanh nghiệp càng thiếu vốn và ngân hàng khó kiểm soát vốn vay.
- Một số DNVVN hoạt động vẫn còn mang tính tự phát cao, chưa xây dựng được kế hoạch và chiến lược kinh doanh dài hạn, vì vậy các doanh nghiệp này sẽ phải khó khăn trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ những nhận định trên, có thể nhận thấy: Bên cạnh những ưu thế của loại hình doanh nghiệp này (khả năng thích ứng cao, dễ thích nghi với sự thay đổi của nhu cầu thị trường thể hiện qua khả năng đổi mới sản phẩm khá nhanh trong điều kiện giới hạn về vốn và công nghệ, sau thành lập có
thể đi vào hoạt động ngay và thu hồi vốn nhanh…) Thì các mặt hạn chế của các DNVVN sẽ là một khó khăn, thách thức đối với ngân hàng khi cấp vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tạ i Chi nhánh Ba Đì nh
Những năm vừa qua, DNVVN đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ về mọi mặt. Năm 2008-2009, một loạt những chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng được ban hành và áp dụng như: Giảm thuế, giãn nộp thuế, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh vay vốn…đã thực sự giúp cho các DNVVN vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính.
Chi nhánh Ba Đình luôn là Chi nhánh tiên phong trong việc thực hiện các chỉ đạo của NHNN cũng như của NHCT. Ý thức được tầm quan trọng của các DNVVN cũng như tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này, những năm vừa qua, Chi nhánh Ba Đình đã chủ trương chú trọng phát triển, mở rộng tín dụng đối với các DNVVN có định hướng theo các ngành nghề, lĩnh vực tốt.
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ba Đình đối với các DNVVN bao gồm hoạt động cho vay và bảo lãnh. Trong đó, hoạt động cho vay là chủ đạo và tốn nhiều nhân lực, vật lực nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều rủi ro cho Chi nhánh.
2.2.3.1. Hoạt động cho vay
Doanh số cho vay đối với các DNVVN của Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Sự tăng trưởng về cho vay đối với các DNVVN cũng như chất lượng dư nợ được thể hiện trên cả ba mặt: Quy mô và tốc độ tăng trưởng; Cơ cấu dư nợ và Chất lượng dư nợ.
Bảng 2.4. Dư nợ cho vay DNVVN tại Chi nhánh Ba Đình