BẢNG 2.11: DOANH SỐ NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – bạc liêu (Trang 46 - 48)

Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ

BẢNG 2.11: DOANH SỐ NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 165 73,99 136 64,76 200 64,72 (29) (17,58) 64 47,06 Trung, dài hạn 58 26,01 74 35,24 109 35,28 16 27,59 35 47,29 Tổng cộng 223 100 210 100 309 100 (13) (5,83) 99 47,14

Nợ quá hạn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn so với nợ quá hạn trung, dài hạn, cao hơn rất nhiều so với cơ cấu dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Nếu so với tốc độ tăng của dư nợ năm 2010 với năm 2009 thì nợ quá hạn năm 2010 tăng cao nhanh hơn nhiều so với 2009, tốc độ giảm 5,83% với số tiền giảm 13 triệu đồng. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn giảm 17,58% với số tiền giảm 29 triệu đồng. Năm 2011 nợ quá hạn tăng 64 triệu đồng tương ứng tăng 47,06% so với năm 2010, cao gần bằng 2 lần tốc độ tăng của nợ quá hạn trung, dài hạn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, thường là do khách hàng vay sản xuất nông nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến không trả được nợ. Đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh do năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo thấp, khả năng tài chính của doanh nghiệp bị lỗ, công việc kinh doanh không đạt hiệu quả nên không trả được nợ, mặt khác cũng do sự thay đổi chính sách của Nhà nước, thị trường bị biến động lớn, giá cả vật tư tăng vọt nên việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan do phía Ngân hàng luôn muốn chạy theo lợi nhuận, công việc thẩm định thiếu sót, không theo sát tình hình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng nên dẫn đến công tác thu hồi nợ gặp khó khăn.

Tuy vậy, nhìn chung chất lượng tín dụng tại ABBANK chi nhánh Bạc Liêu được đánh giá là tốt, trong những năm qua Ngân hàng đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả. Có được kết quả khả quan như trên là nhờ vào nổ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn của nhân viên tín dụng. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát trong quá trình cho vay cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn, công tác thẩm định của nhân viên tín dụng ngày càng được nâng cao. Nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay và luôn kiểm tra theo dõi giám sát quá trình khách hàng sử dụng vốn.

Do chỉ mới thành lập trên 3 năm nên các khoản nợ quá hạn chỉ tập trung vào các khoản nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn, các nhóm còn lại là: nợ nghi ngờ, nợ khó đòi thì không có hoặc rất ít, bên cạnh đó với số dư nợ quá hạn rất thấp nên khó có thể đánh giá một cách khách quan nhất về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. Đây cũng chính là hạn chế của đề tài.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – bạc liêu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w