Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ
2.2.4.1. Dư nợ theo thời hạn cho vay
Bảng 2.9: DƯ NỢ NĂM 2009, 2010 & 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 210.669 94,47 198.050 94,31 287.990 92,90 (12.619) (5,99) 89.940 45,41 Trung, dài hạn 12.331 5,53 11.950 5,69 21.956 7,1 (381) (3,09) 10.006 83,73 Tổng dư nợ 223.000 100 210.000 100 309.990 100 (13.000) (5,83) 99.990 47,61
Từ bảng số liệu cho thấy doanh số dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng dần qua 2 năm, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế. Qua đó, khẳng định thế mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay đồng thời thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của đơn vị thành viên.
Dư nợ ngắn hạn:
Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2009 đạt 210.669 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 94,47% đến năm 2010 dư nợ là 198.050 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 94,31% giảm 12.619 triệu đồng tương ứng 5,99%. Năm 2011 là 287.990 triệu đồng tăng 89.940 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 45,41% so với năm 2010. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng là chi nhánh đã có chủ trương mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình, hoặc cho vay tiêu dung nhằm nâng thúc đẩy t8ng trưởng kinh tế của tỉnh.
Dư nợ trung, dài hạn:
Dư nợ tín dụng trung hạn có sự biến động qua các năm, cụ thể: năm 2009 đạt 12.331 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 5,53% đến năm 2010 dư nợ cho vay trung - dài hạn giảm lên đạt 11.950 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 5,69% giảm 381 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 3,09%. Năm 2011 là 21.956 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,15 tăng 10.006 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 83,735 so với năm 2010. Nguyên nhân của sự biến động này là: trong năm 2009- 2010 ngân hàng chỉ chú trọng cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Đến năm 2011 để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh ngân hàng cho vay tăng nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa và giải quyết một số vấn đề việc làm. Bên cạnh đó do nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt của người dân nâng cao như: sửa nhà, mua xe trả góp, tiêu dùng…Vì vậy cho vay trung , dài hạn tăng lên.