Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ
BANG 2.6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng ABBANK – CN Bạc Liêu)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 186.170 77,57 223.000 82,59 403.221 79,56 36.830 19,78 180.221 80,82 Cá nhân 53.830 22,43 47.000 17,41 103.570 20,44 (6.830) (12,69) 56.570 120,4 Tổng cộng 240.000 100 270.000 100 506.791 100 30.000 12,5 236.791 87,7
Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp
Năm 2009 là 186.170 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 77,57% sang năm 2010 là 223.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 82,59 tốc độ tăng là 36.830 triệu đồng, chiếm 19,78% so với năm 2009. Năm 2011 là 403.221 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79,56% tốc độ tăng là 180.221 triệu đồng, chiếm 80,82% so với năm 2010. Điều này cho thấy trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn đóng vay trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp đảm bảo quá trình hoạt động liên tục, mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế, mà nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng tăng lên cùng với công tác tiếp thị, tiếp cận và thái độ phục vụ chu đáo tận tình của nhân viên Ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng.
Đối với cá nhân
Đây là loại hình khá đông đảo và chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả nên Ngân hàng đã chủ động đầu tư cho thành phần kinh tế này càng nhiều và doanh số cho vay đối tượng này tăng trưởng ổn định qua 2 năm. Cụ thể, năm 2009 việc giải ngân cho thành phần kinh tế này đạt 53.830 triệu đồng, chiếm 22,43% tổng doanh số cho vay thì sang năm 2010 doanh số cho vay lại giảm và đạt 47.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 17,41% giảm 6.830 triệu đồng hay giảm 12,69% so với năm 2009.Năm 2011 là 103.570 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,44% tốc độ tăng là 56.570 triệu đồng, chiếm 120,4% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là, do nhu cầu về kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tăng lên. Đất đai chưa khai thác hết thuân lợi cho việc trồng rau màu, cây ăn trái…Về chăn nuôi thì gặp một số khó khăn về dịch bệnh gây thiệt hại cho người dân. Vì vậy người dân chuyển sang nuôi ba ba, cá sấu, cá lóc… nhu cầu vốn tăng lên.