Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 22 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

* Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người ta nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung. Cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống là các cơ sở trường học.

Về khái niệm quản lý giáo dục các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:

- Theo M.O Kônđacốp:

Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp, kế hoạch hoá nhằm đảm bảo vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng.

Trong cuốn sách "Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn huyện, quận" tác giả Khuđônminski đã viết "Quản lý khoa học hệ thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (Từ các cơ sở Giáo dục đến trường và đến Bộ) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục hình thành nhân cách cho đứa trẻ tình yêu quê hương, đất nước.

Dù quan niệm về quản lý giáo dục ở các nước tư bản chủ nghĩa hay các nước XHCN có khác nhau, thì điểm chung nhất mà ta thấy được là đều nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục (tất nhiên quan niệm về hiệu quả giáo dục ở đây có sự khác nhau).

Ở Việt Nam, quản lý giáo dục cũng là lĩnh vực được quan tâm, nghiên cứu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất nhà trường XHCN Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới".

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: "Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội".

Những khái niệm về quản lý giáo dục nêu trên tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung đều là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

Trong quản lý giáo dục chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến Địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo.

Hiểu một cách cụ thể là:

- Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý.

- Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định.

Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành nhân cách, năng lục của học sinh.

* Khái niệm Chuẩn có thể được định nghĩa như sau: Chuẩn là hệ thống các yêu cầu cơ bản được cụ thể bằng các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể nhằm đạt được một mục tiêu nhất định nào đó [41].

* Chuẩn nghề nghiệp

Chuẩn nghề nghiệp là thước đo năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp là khả năng làm được, thực hiện có hiệu quả một công việc nào đó (Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp vào đánh giá giáo viên)[12]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực cần đạt được.

- Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được về một số nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Một tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí.

- Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ cần đạt được của tiêu chí.

* Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục.

* Chất lượng

Chất lượng: Chất lượng là một khái niệm trừu tượng, đa chiều, đa nghĩa, được xem xét từ nhiều bình diện khác nhau: “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”. Mục tiêu ở đây được hiểu một cách rộng rãi, bao gồm các sứ mạng, các mục đích...còn sự phù hợp với mục tiêu có thể là đáp ứng mong muốn của những người quan tâm, là đạt được hay vượt qua các chuẩn đặt ra. Tuy nhiên ý nghĩa thực tế của định nghĩa trên là xem xét chất lượng chính là xem xét sự phù hợp với mục tiêu.

Một định nghĩa khác lại cho rằng chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, hiện tượng”. Mặc dù chất lượng là cái tạo ra phẩm chất, giá trị, song khi phán xét về chất lượng thì phải căn cứ vào phẩm chất, giá trị nó tạo ra. Đó cũng chính là cơ sở khoa học rất quan trọng cho việc đo chất lượng.

Theo định nghĩa chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, hiện tượng” và định nghĩa chất lượng là “ Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN- ISO 8402) thì chất lượng giáo viên được thể hiện ở phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và năng lực sư phạm của người giáo viên. Chỉ thị 40- CT/ TW của Ban Bí thư đã xác định xây dựng đội ngũ nhà giáo và quản lí giáo dục một cách toàn diện là: “nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài”. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí “phải được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giáo, cán bộ quản lí giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kĩ năng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Như vậy, từ những định nghĩa nêu trên thì: “Chất lượng giáo viên THCS là sự tập hợp các yếu tố: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo cho người giáo viên trung học cơ sở đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Qua đây chúng ta thấy rằng: Chất lượng giáo viên THCS được thể hiện trên ba lĩnh vực đó là: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, kiến thức và kĩ năng sư phạm.

Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị thì người giáo viên THCS cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Yêu nước, trung thành với tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, là một công dân tốt, có phẩm chất đạo đức mà nghề dạy học đòi hỏi đối với bậc THCS.

Về kiến thức, người giáo viên THCS cần phải đáp ứng các yêu cầu như: Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản, liên quan đến các môn học trong chương trình THCS để dạy được tất cả các khối lớp của THCS, đáp ứng nhu cầu học tập của từng loại đối tượng học sinh; có kiến thức về tâm lí lứa tuổi và sư phạm, giáo dục học, phương pháp dạy học các môn học ở THCS; có kiến thức phổ thông về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quản lí hành chính nhà nước, dân số, môi trường…

Về kĩ năng sư phạm, người giáo viên THCS cần có: Kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục học sinh, kĩ năng tự học, tự nâng cao trình độ, kĩ năng phối hợp các lực lượng giáo dục, kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

Như vậy chất lượng giáo viên THCS bản chất là chất lượng về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS.

* Chất lượng đội ngũ giáo viên

Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định của nhà trường. Trạng thái chất lượng đội ngũ giáo viên mạnh hay yếu, đội ngũ có đáp ứng được nhu cầu hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không phụ thuộc rất nhiều vào qui mô số lượng đội ngũ, sự đồng bộ của đội ngũ năng lực, phẩm chất đạo đức của mỗi giáo viên trong đội ngũ.

Đội ngũ GV là những người trực tiếp cung cấp những tri thức khoa học của cấp học, môn học trong hệ thống giáo dục đến người học.

Khái niệm về chất lượng: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự việc, sự vật” [19,139] , hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [19,139]. Theo TCVN ISO 8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thoã mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.

Chất lượng đội ngũ: Trong lĩnh vực GD chất lượng đội ngũ GV với đặc trưng sản phẩm là con người có thể hiểu là các phẩm chất, giá trị nhân cách và năng lực sống và hoà nhập đời sống xã hội, giá trị sức lao động năng lực hành nghề của người GV tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng bậc học ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chất lượng đội ngũ GV được thể hiện ở 3 lĩnh vực:

- Trình độ tư tưởng chính trị.

- Trình độ kiến thức cơ bản, nghiệp vụ sư phạm.

- Trình độ kỹ năng nghề nghiệp.

* Giáo viên; giáo viên trung học cơ sở

Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 1994 định nghĩa:

Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tương đương.

Tại điều 70 Luật giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo và những tiêu chuẩn của nhà giáo:

1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục.

2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau:

a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.

b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

c. Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.

d. Lý lịch bản thân rõ ràng.[14]

Luật giáo dục cũng đã quy định rất cụ thể về tên gọi đối với từng đối tượng giáo dục theo cấp, bậc giảng dạy và công tác. Nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy và công tác ở các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên.

Trong phạm vi nghiên cứu ở đề tài này là nghiên cứu Nhà giáo ở cấp THCS thuộc bậc trung học. Nên các khái niệm được dùng trong đề tài này với tên gọi là giáo viên. Giáo viên dạy ở cấp THCS gọi là giáo viên THCS, giáo viên dạy ở cấp THPT gọi là giáo viên THPT.

* Đội ngũ; đội ngũ giáo viên THCS

Trước hết hiểu thế nào là đội ngũ? Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ. Ngày nay, khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như: Đội ngũ cán bộ, công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ y, bác sỹ… đều xuất phát theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự và đội ngũ, đó là: “Khối đông người được tập hợp lại một cách chỉnh tề và được tổ chức thành lực lượng chiến đấu”. Theo một nghĩa khác: “đó là một tập hợp gồm số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng”.

Phẩm chất Chuyên môn

Nghiệp vụ

Môi trường tự nhiên, xã hội. quản lý…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo từ điển tiếng Việt, thì: “đội ngũ là số đông người sắp xếp có thứ tự”

[34;306]. Từ điển giáo dục học định nghĩa “đội ngũ giáo viên là một tập thể những người đảm nhiệm công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định. Đây là lực lượng quyết định hoạt động giáo dục của nhà trường, cho nên cần được đặc biệt quan tâm xây dựng mọi mặt, phải có đủ số lượng, đáp ứng được chất lượng với quan điểm giáo dục trong tình hình mới. Muốn có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đội ngũ cần phải có một hệ thống giải pháp tổng thể về chế độ chính sách thoả đáng, nhất là những đơn vị giáo dục ở vùng xa, khó khăn để từ đó phát huy tiền năng của từng người, để đoàn kết gắn bó mọi người thành một khối thống nhất của những nhà sư phạm”

Khái niệm đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau, nhưng đều có chung một điểm, đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định.

Tổng hoà các cách hiểu trên, có thể nêu chung: Đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lí tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy, thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như về tinh thần.

Thế nào là đội ngũ giáo viên? Khi đề cập đến đội ngũ giáo viên, một số tác giả nước ngoài đã nêu lên quan niệm: “Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục”.

Đối với các tác giả Việt Nam, vấn đề này được quan niệm: “Đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục”.

Từ những quan niệm đã nêu trên của các tác giả trong và ngoài nước, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau: Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức), cùng chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuẩn của một nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền lợi theo luật giáo dục và các luật khác được nhà nước quy định.

Từ khái niệm đội ngũ giáo viên nói chung ta còn có khái niệm đội ngũ giáo viên riêng cho từng bậc học, cấp học, như: Đội ngũ giáo viên mầm non, đội ngũ giáo viên tiểu học, đội ngũ giáo viên THCS, đội ngũ giáo viên THPT, đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội ngũ giáo viên THCN.

Tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục của một tỉnh gọi là đội ngũ giáo viên của một tỉnh. Hoặc tập hợp những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở một đơn vị trường học hay một địa phương gọi là đội ngũ giáo viên của một trường hay một địa phương.

Tuy nhiên cũng cần phải nêu thêm rằng: Đội ngũ giáo viên không phải là một tập hợp rời rạc, đơn lẻ mà là một tập hợp có tổ chức, có sự chỉ huy thống nhất, bị ràng buộc bởi trách nhiệm, quyền hạn của nhà giáo do luật pháp quy định và người tổ chức chỉ huy chung đó là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục của một quốc gia, ở Việt Nam ta là Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở các tỉnh, thành phố là Sở Giáo dục và Đào tạo…

Đối với cấp THCS, đội ngũ giáo viên THCS là tập hợp những người làm công tác giảng dạy ở cấp THCS; họ phối hợp với nhau và phối hợp với lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh, phát triển nhận thức, năng lực mà các em đã đạt được ở tiểu học lên một tầm cao mới, giúp cho các em có đủ trình độ, năng lực để tiếp tục học lên học trung học phổ thông hoặc học tập nghề nghiệp.

1.3. Hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp thông qua bồi dƣỡng

a) Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp + Giúp cho đội ngũ giáo viên phấn đấu đạt chuẩn.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tổ chuyên môn, Hiệu trưởng . + Nâng cao kết quả hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục.

b) Nội dung bồi dưỡng

Nội dung bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được cụ thể theo 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí. Các tiêu chuẩn và tiêu chí được thực hiện theo thông tư số

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 22 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)