CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
1.3. Đánh giá năng lự c tài chính c ủ a NHTM
1.3.2. Đánh giá năng lực tài chính theo mô hình CAMEL
1.3.2.1. C – Capital adequacy – Mức độ an toàn vốn
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( CAR)
Để tìm hiểu về tỉ lệ an toàn vốn, đầu tiên phải hiểuvề cơ cấu vốn của ngân hàng.
Cơ cấu vốn: tập trung vào mức độ quan trọng tương đối của vốn tự có ( bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2):
Vốn cấp 1: thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng từ quan điểm của cơ quan quản lý, được định nghĩa trong Basel.
Vốn cấp 1 bao gồm các loại nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có tính thanh khoản tốt nhất, ở chủ yếu đề cập đến vốn cổ đông. Các ví dụ về vốn cấp 1 có thể kể đến: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi không hoàn lại và không tích lũy, lợi
18
nhuận giữ lại. Theo nghĩa này, vốn cấp 1 không hoàn toàn giống nhưng có liên quan mật thiết đến khái niệm vốn cổ đông, đây là phần chính nhưng không phải tất cả vốn cấp 1.
Việt Nam, Vốn cấp 1 về cơ bản gồmP3F4P :
− Vốn điều lệ
− Lợi nhuận không chia
− Các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển.
Về mặt lý thuyết, nguyên nhân để dự trữ vốn là nó giúp các ngân hàng phòng vệ trước những rủi ro ngoài dự kiến. Khác với rủi ro ngoài dự kiến, rủi ro lường trước được thường đã có một phần trích riêng để phòng ngừa. Cụ thể hơn, vốn cấp 1 là một trong những thước đo tỉ lệ đủ vốn của Ngân hàng , đó là tỉ lệ giữa vốn nòng cốt của ngân hàng với tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro. Tài sản điều chỉnh rủi ro là tổng tất cả các tài sản do ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với rủi ro tín dụng theo một công thức do cơ quan quản lý (thường là Ngân Hàng Trung Ương) đưa ra. Hầu hết các ngân hàng Trung ương đều theo chuẩn BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế - để đặt ra những trọng số này. Các tài sản như tiền mặt, tiền xu thường có trọng số rủi ro là 0, trong khi các khoản vay không có bảo đảm có trọng số 100%. Tỉ lệ vốn cấp 1 được tính theo công thức:
̀
Theo quy ước của Basel II thì tỉ lệ này phải trên 4% thì tổ chức tín dụng được coi là đủ vốn.
Vốn cấp 2: là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai (sau vốn cấp 1), xét từ quan điểm của cơ quan quản lý ngành ngân hàng. Các dạng nguồn lực tài chính này được tiêu chuẩn hóa rất rõ ràng trong Basel I và không có gì thay đổi trong Basel II. Vốn cấp 2 được coi là có độ tin cậy, an toàn thấp hơn. Cơ quan quản lý của hầu hết các
1 Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tỉ lệ vốn cấp 1 = Tiền vốn nòng cốt của ngân hàng Tổng tài sản rủi ro
Tiền vốn nòng cốt của ngân hàng
(Công thức 1.8)
19
quốc gia, kể cả ban thống đốc của FED, đều áp dụng tiêu chuẩn về vốn này trong hệ thống pháp lý của mình. Có một vài cách phân loại vốn cấp 2, nếu theo chuẩn Basel I, vốn cấp 2 bao gồm:
− Lợi nhuận chưa công bố.
− Giá trị tài sản đánh giá lại.
− Các khoản dự phòng rủi ro chung.
− Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác
Vốn cấp 2 tối đa bằng 100 vốn cấp 1.
Lưu ý :Trong vốn tự có không được tính các khoản sau:
− Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các TSCĐ hay chứng khoán đầu tư do định giá lại .
− Tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ chức tín dụng khác do định giá lại
− Tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ chức tín dụng khác
− Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp vượt mức 15% vốn tự có.
− Lỗ kinh doanh, kể cả lỗ lũy kế
Từ hai chỉ tiêu vốn cấp I và cấp II, ta tính được tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):
Chỉ tiêu đánh giá:
Trong đó: Tổng TS có điều chỉnh rủi ro = Tài sản rủi ro x Hệ số rủi ro
Ý nghĩa:Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu.
Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra
Hệ số an toàn vốn (CRA) =
Tổng số vốn tự có
Tổng TS Có được điều chỉnh theo mức độ rủi ro (Công thức 1.9)
20
một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Điều kiện tối ưu: Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống Ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%. Ở Việt Nam, theo các Thông tư số 19/2010, 22/2011 và 33/2011/TT-NHNN tỉ lệ này được quy định là 9%.
Các ngân hàng thương mại cổ phần đạt tối đa 15 điểm về vốn tự có phải có đủ các điều kiện sau:
- Vốn điều lệ trong năm đánh giá xếp loại không thấp hơn mức vốn pháp định.
- Đảm bảo an toàn vốn, cụ thể: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong năm đánh giá xếp loại đạt mức tối thiểu là 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; sử dụng vốn điều lệ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điểm trừ:tối đa 18 điểm, cụ thể: vốn điều lệ không đủ mức vốn pháp định: trừ 5 điểm; không đảm bảo an toàn vốn: trừ tối đa 8 điểm; không đảm bảo định hướng khuyến khích tăng vốn hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước: trừ tối đa 5 điểm.