A – Asset quality - Chất lượng tài sản Có

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.3. Đánh giá năng lự c tài chính c ủ a NHTM

1.3.2. Đánh giá năng lực tài chính theo mô hình CAMEL

1.3.2.2. A – Asset quality - Chất lượng tài sản Có

Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ Ngân hàng.

Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của Ngân hàng và có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản hoặc tình trạng đổ xô đi rút tiền ở Ngân hàng.

Tài sản có

Tài sản có được thể hiện ở bên tài sản có trên Bảng cân đối kế toán của NHTM đó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM mà tài sản có bao gồm tài sản sinh lời (Chiếm từ 80-90%

tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ 10-20% tổng tài sản có). TS có bao gồm:

− Dự trữ ( Reserves)

− Cấp tín dụng ( Credits)

− Đầu tư ( Investment)

− Tài sản có khác ( Other Assets)

21 Dự trữ ( Reserves)

Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải bảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự tin cậy về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn không sử dụng nó để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này gọi là dự trữ. Ngân hàng TW được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời kỳnhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc do chính phủ qui định. Dự trữ bao gồm:

− Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves): bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng TW, tại các ngân hàng khác.

− Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves): (cấp hai) là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi.

Cấp tín dụng (Credits)

Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:

− Cho vay (Loans)

− Chiết khấu (Discount)

− Cho thuê tài chính (Financial leasing)

− Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee)

− Các hình thức khác (Other) Đầu tư ( Investment)

Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như:

Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng;

Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…

22

Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán, mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp.

Tài sản Có khác ( Other Assets)

Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố định nhằm: xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ ngoài ra còn các khoản phải thu, các khoản khác.

Chỉ tiêu đánh giá:

Chất lượng các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng

Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng của NHTM.

Phân loại nợ và trích lập dư phòngP4F5P :

− Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%

− Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%

− Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%

− Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%

− Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%

Nợ xấu là tổng các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn càng thấp thì càng tốt cho NHTM.

Đánh giá chỉ tiêu này thông qua tỷ lệ số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng, các khoản cho vay các TCTD khác trên tổng tài sản.

Chất lượng các khoản đầu tư

5 Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng nợ quá hạn Tổng dư nợ bình quân

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu Tổng dư nợ bình quân

( Công thức 1.10)

( Công thức 1.11)

23

Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tỷ lệ dự phòng giảm giá chứng khoán trên tổng số dư các khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán.

Cơ cấu tài sản có nội bảng : được thể hiện qua tỷ lệ tài sảncó sinh lời so với tổng tài sản.

Tài sản Có sinh lời: là tổng các khoản mục tài sản “có” có khả năng sinh lời của tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/12 nhằm đánh giá xếp loại, bao

gồm các khoản mục sau đây:

− Tiền, vàng gửi tại các tổchức tín dụng khác

− Các khoản cho vay

− Đầu tư chứng khoán

− Góp vốn, đầu tư dài hạn, bất động sản đầu tư Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho NHTM.

Chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng

Chỉ tiêu này được thể hiện qua tỷ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng :

− Các khoản cam kết ngoại bảng bao gồm: các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện

và có thời điểm thực hiện cụ thể.

− Tỷ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng: là tỷ lệ giữa tổng số dư các khoản cam kết ngoại bảng thuộc nhóm 3,4,5 chia cho

tổng số dư các khoản cam kết ngoại bảng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì NHTM đó được đánh giá càng cao.

Chất lượng các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các khoản cho vay các TCTD khác: tối đa 20 điểm đối với NHTMCP có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các TCTD khác nhỏ hơn 50% tổng tài sản; tối đa 25 điểm đối với NHTMCP có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các TCTD khác chiếm từ 50% tổng tài sản trở lên.

Chất lượng của các khoản đầu tư: 0 đến 5 điểm Cơ cấu tài sản có nội bảng: 0 đến 5 điểm

Tài sản có sinh lời từ 75 so với tổng tài sản có nội bảng: 5 điểm

Tài sản có sinh lời dưới 75 so với tài sản có nội bảng, trừ tối đa 5 điểm, cụ thể:

24

− Từ 65 - dưới 75 : trừ 2 điểm

− Từ 50 - dưới 65 : trừ 3 điểm

− Dưới 50 : trừ 5 điểm

Chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng: 0 đến 5 điểm khi đạt được

Tỷ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng nhỏ hơn hoặc bằng 3 Lưu ý: nếu từ 3 - 5 bị trừ 3 điểm.

Tuân thủ quy định của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản cam kết ngoại bảng.

Lưu ý: nếu không tuân thủ hay tỷ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng lớn hơn 5 , bị trừ 5 điểm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)