CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính Ngân hàng thương mại
1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Năng lực tài chính của một ngân hàng được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, từ sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến các yếu tố nội tại của chính bản thân từng tổ chức.
1.4.2.1 Hoạch định chiến lược của ngân hàng
33
Nội dung quan trọng đầu tiên cần làm rõ trong việc hoạch định chiến lược của ngân hàng là chỉ rõ xem mục tiêu của ngân hàng là gì. Như đã chỉ ra ngay từ đầu, mục tiêu chiến lược sau cùng của ngân hàng là làm tăng giá trị tài sản cho cổ đông, thể hiện ở việc không ngừng năng cao giá cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này cần xác định một số mục tiêu ngắn hạn, chẳng hạn như các mục tiêu sau:
− Gia tăng thị phần của các khoản tín dụng có rủi ro thấp và hạ thấp thị phần các khoảntín dụng rủi ro cao;
− Năng cao chất lượng quản lý tín dụng;
− Mở rộng dịch vụ tài chính đối với khách hàng cá nhân để gia tăng quy mô và đa dạng hóa việc thu hút các nguồn tiền gửi;
− Ứng dụng hệ thống thanh toán bù trừ tự động và triển khai áp dụng rộng rãi các loại thẻ thanh toán;
− Đào tạo lại và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên;
− Đa dạng hóa hoạt động tín dụng và danh mục đầu tư;
− Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cung cấp cho khách hàng;
− Tăng vốn và trở thành ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam;
Xây dựng phương hướng và chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp xu hướng phát triển của nền kinh tế là điều vô cùng quan trọng. Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ khách hàng, xác định vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt động; Ngân hàng phải xác định nên tăng cường hoạt động cho vay hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt cho vay của Ngân hàng.
1.4.2.2 Nguồn nhân lực
Hầu hết lao động sử dụng trong NHTM là lao động có kỹ năng được đào tạo bài bản. Do vậy, chú ý phát triển nhân lực. Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng cho việc đạt mục tiêu trước mắt và mục tiêu sau cùng của ngân hàng. Ngân hàng cần tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý tiếp cận và không ngừng cập nhật kiến thức đối với những kỹ thuật và những quy định mới nhất trong hoạt động của ngân hàng.
34
Đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực, hai khía cạnh chúng ta quan tâm đầu tiên, chính là:
Năng lực điều hành của ban lãnh đạo
Yếu tố này có vai trò khá quan trọng. Thực tế chứng minh, nhiều Ngân hàng thương mại tuy có được những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ cạnh tranh không có như trụ sở khang trang đặt ở vùng tập trung nhiều khách hàng, vốn tự có lớn, thu nhận được nhiều cán bộ giỏi. Song do cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động Ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trường,... dẫn đến lãng phí các nguồn lực Ngân hàng mình có, giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hoạt động cho vay của Ngân hàng .
Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó thể ở các mặt sau:
− Khả năng chuyên môn: có được khả năng này, người lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiện của nhà lãnh đạo luôn tạo được uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dưới mà nhiều khi đối với cả đối thủ cạnh tranh.
− Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
− Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng như khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Nó còn gồm những khĩ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đoán, quyết toán công việc.
Chất lượng nhân sự
Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên Ngân hàng chính là hình ảnh của Ngân hàng. Cho nên những kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ. Đa số các ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh được đề xuất bởi nhân viên Ngân hàng.
Nhân viên Ngân hàng là lực lượng chủ yếu truyển thông tin từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng .
35 1.4.2.3 Công nghệ - cơ sở vật chất
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh như vũ bảo của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng cũng phát triển và không ngừng thay đổi. Nhờ có công nghệ thông tin, ngày nay ngân hàng có thể cung cấp hàng loạt các dịch vụ tài chính một cách tự động và nhanh chóng như ký gửi trực tiếp, rút tiền tự động, truy cập thông tin tài khoản và thực hiện giao dịch thông qua di động và internet. Có thể nói, đầu tư công nghệcó thể tác động tích cực đến đến mục tiêu sinh lợi của ngân hàng. Điều này thể hiện ở chỗ : công nghệ giúp năng cao năng lực cạnh tranh và công nghệ giúp tiết kiệm chi phí hoạt động thông qua việc thay thế lao động trực tiếp bằng thiết bị hiện đại. Ngược lại, thiếu đầu tư dẫn đến lạc hậu về công nghệ có thể khiến cho ngân hàng trả giá vì kém năng lực cạnh tranh.
1.4.2.4 Uy tín – thương hiệu
Uy tín của Ngân Hàng cũng có ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh doanh. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân Hàng có khả năng ổn định khối lượng tiền gửi huy động và tiết kiệm chi phí huy động, từ đó NH có thể đề ra chiến lược sử dụng vốn dễ dàng hơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng được cải thiện hơn. Thậm chí trong điều kiện lãi suất gửi tiền tại NH uy tín có thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn lựa chọn NH đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãi hấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đây đồng vốn của mình sẽ tuyệt đối an toàn.
1.4.2.5 Hệ thống kênh phân phối mức độ đa dạng hóa các dịch vụ
Hệ thống kênh phân phối là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở số lượng các chi nhánh và đợn vị trực thuộc, cũng như sự phân bố các chi nhánh theo vùng địa lý. Trong điều kiện các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn phát triển thì vai trò của một mạng lưới chi nhánh rộng lớn rất có ý nghĩa. Hiệu quả của việc mạng lưới rộng được đánh giá thông qua hiệu quả của việc quản lý, giám sát hoạt động chi nhánh và tính hợp lý trong phân bổ chi nhánh ở các vùng địa lý.
Mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của ngân hàng tạo cho ngân hàng lợi thế cạnh tranh. Sự đa dạng hóa các dịch vụ sẽ tạo cho ngân hàng phát triển ổn định và có thể phát huy lợi thế nhờ quy
36
mô. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa các dịch vu cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu triển khai dàn trãi qua mức các nguồn lực khiến cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả.