CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH MB KIÊN GIANG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan
2.3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
63
Kiên giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích 6.348,5 kmP2P với khoáng 1,738 triệu người ( đến năm 2013).
Kiên Giang nằm ở vịtrí địa lý thuận lợi phát triển đa dạng các ngành kinh tếnhư:
kinh tế nông - lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - thủy sản và du lịch; đồng thời với vị thế là cửa ngõ ở phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.
Kinh tế 2014 đạt được nhiều kết quả khả quan trọng trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đạt 9,51%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông – lâm – thủy sản giảm còn 37,65%, công nghiệp – xây dựng tăng lên 24,11%, dịch vụtăng lên 38,24%. Nhiều lĩnh vực đạt và vượt kế hoạch : sản lượng lúa đạt 4,54 triệu tấn, tăng 9,32% so với cùng kỳ; thu ngân sách đạt 5.095 tỷ đồng, vượt 2,1% dựtoán; thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển và tăng 12,38%; huy động đầu tư toàn xã hội 31.818 tỷ đồng, tăng 9,29%; chỉ số giá tiêu dùng đều tăng so với củng kỳnăm trướcP11F12
Trong cơ cấu kinh tế, Kiên Giang có sự chuyển dịch cơ cấu từ Khu vực I sang khu vực II và III. Đây là dấu hiệu tích cực, và theo xu hướng phát triển chung của cả nước. Bên cạnh đó trong nội bộ từng khu vực có những chuyển biến đáng kể.
Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tănglên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, cơ cấu vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thịtrường.
Liên quan đến sự phát triển cơ sở hạ tầng :
Giao thông vận tải: Kiên Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km, cách thành phố Cần Thơ 115 km. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không nối liền các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển đồng loạt các dự án như: dự án đường hành lang ven biển phía Nam, dựán đường Hồ Chí Minh, dựán làm đường quanh đảo Phú Quốc, dựán đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dự án nâng cấp tuyến quốc lộ 61, dự án tuyến đường thủy hành lang 2, kênh tám Ngàn từ thành phố Hồ Chí Minh đến Kiên Giang…
64
+ Đường bộ: Quốc lộ 80 nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến cửa khẩu quốc tế Xà Xía sang Vương quốc Campuchia, Quốc lộ 61 nối tỉnh Hậu Giang, Quốc lộ 63 nối Cà Mau. Hệ thống đường bộ của tỉnh thông suốt đến các trung tâm huyện, xã.
+ Đường thủy: Hệ thống sông rạch chằng chịt nối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống cảng biển đa dạng và phong phú đáp ứng năng lực bốc dỡhàng hóa như: cảng biển An Thới, Rạch Giá, Hòn Chông, cảng Tắc Cậu. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng cảng quốc tế Vịnh Đầm tại Phú Quốc đểđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.
+ Đường hàng không: Kiên Giang có 2 sân bay Rạch Sỏi và Phú Quốc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và các nhà đầu tư. Hàng ngày có các tuyến bay từ thành phố HồChí Minh đến Rạch Giá – Phú Quốc và ngược lại thời gian mỗi chuyến bay từ 30’- 45’.
Bưu chính - Viễn thông: Mạng lưới bưu chính, viễn thông có tốc độ phát triển khá nhanh. Mạng lưới bưu cục, các điểm bưu điện văn hóa trên địa bàn tỉnh đã đến tận các xã vùng sâu, vùng xa và hải đảo, 100% các xã, phường, thị trấn đã có máy điện thoại cốđịnh. Các loại hình dịch vụnhư: điện thoại di động, internet băng thông rộng đã phủ khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Mạng lưới điện: Các huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có điện chiếu sáng.
Trong tương lai, tỉnh sẽ xây dựng trung tâm nhiệt điện tại huyện Kiên Lương để bồ sung nguồn điện cung cấp trong nước và có thể xuất khẩu qua nước bạn Camphuchia.
Cấp nước: Toàn tỉnh hiện có 13 nhà máy cung cấp nước sạch với công suất 60.700 m3/ngày/đêm. Nước sạch đã đáp ứng được 91,9% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
Liên quan đến vấn đề dân số và lao động : Dân số Kiên Giang gần 1,8 triệu người, trong đó dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer và Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một sốđảo lớn. Tỉnh Kiên Giang có sốlượng lao động dồi dào với lực lượng trong độ tuổi lao động trên 1 triệu người. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 56,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 12,74%; khu vực dịch vụ là 30,89%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35,5%, trong đó đào tạo nghề đạt 32%. Kiên
12 Chỉ số giá tiêu dùng – Cục thống kê Kiên Giang
65
Giang có lực lượng lao động trẻ, có tay nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các chính sách an ninh xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả, nhất là các đối tượng chính sách , hộ nghèo, cận nghèo và đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tỷ lệ hộ nghè giảm còn 3,58%, dân số tham gia bảo hiểm đạt 63,9%; kiểm soát chặt chẽ các loại dịch bệnh; tổ chức thành công một số sự kiện quan trọng của tình. Quốc phòng – an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tranh chấp, khiếu nại của công dân được quan tâm giải quyết.