HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH QUẢNG TRỊ
1.9 V Ề PHƯƠNG PHÁP ĐIỀ U TRA KH Ả O SÁT
Bước đầu khảo sát thử 20 khách hàng mục đích để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về. Sau đó kết hợp với ý kiến của các chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với cuộc khảo sát, tiến hành điều tra phỏng vấn khách hàng với cỡ mẫu là 300.
“Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố thường ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến” (Trích từ trang 263 theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, XNB Thống kê 2005 ).Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức:
n >= 8k + 50 = 8*22+50 = 226 Trong đó: n là kích cỡ mẫu
k số biến độc lập của mô hình.
Ngoài ra, theo quy tắc kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến, tốt nhất gấp 10 lần.
Để đạt được kích thước mẫu nghiên cứu như trên, nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 khách hàng đang vay vốn trên địa bàn hai huyện miền núi tại Quảng Trị là Hướng Hóa và Đakrông với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi do đối tượng nghiên cứu tự trả lời bao gồm 22 phát biểu. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm. Quá trình thu thập thông tin được tiến hành. Sau khi sàn lọc các bảng hỏi không phù hợp, nghiêu cứu tiến hành nhập liệu vào phần mềm SPSS 20.0 và phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Kết quảcuối cùng từ SPSS 20.0 sẽ được phân tích, giải thích và trình bày thành bản báo cáo nghiên cứu.
Phương pháp xữ lý, phân tích số liệu.
+ Kiểm định độ tin cậy của thang đo:
Đối với thang đo nhiều chỉ báo tức là thang đo được sử dụng cho nhiều câu hỏi cùng đo lường một khái niệm giúp thể hiện những khía cạnh khác nhau của khái niệm đó thì cần phải kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại. Có thể thể sử dụng phương pháp đánh giá độ nhất quán nội tại thông qua chỉ số Cronback Alfa để kiểm định dộ tin cậy của thang đo nhiều chỉ báo. Trong nghiên cứu này, chỉ số Cronback Alfa được sử dụng để kiểm tra độtin cậy của thang đo Likert 5 mức độ đo lường các biến quan sát đánh giá chất lượng tín dung tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Quảng Trị. Quy tắc kiểm định như sau:
Chỉ số Cronback Alfa:
Từ 0.8 - 1: thang đo tốt
Từ 0.7 - 0.8: thang đo sử dụng được
Từ 0.6 - 0.7: thang đo sử dụng được nếu khái niệm đo lường mới hoặc mới với người trả lời. (HoàngTrọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Kiểm định giả thuyết:
Kiểm định giả thuyết về trung bình của một tổng thể One - sample T-test:
Cặp giả thuyết thống kê:
H0: à = Giỏ trị kiểm định (Test value).
H1: à ≠ Giỏ trị kiểm định (Test value).
Điều kiện áp dụng:
- Mẫu phải được chọn ngẫu nhiên.
- Mẫu phải có phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ phân phối chuẩn.
Nguyên tắc bác bỏ H0:
- Nếu giá trị Sig. < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0.
- Nếu giá trị Sig. > 0.05: Chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0.
Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể One-way ANOVA:
Cặp giả thuyết thống kê:
- H0: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa các nhóm khách hàng là hộ vay vốn với tổ trưởng tổ TK&VV đối với việc đánh giá các yếu tố về chất lượng tín dụng.
- H1: Có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa các nhóm hàng là hộ vay vốn với tổ trưởng tổ TK&VV đối với việc đánh giá các yếu tố về chất lượng tín dụng.
Điều kiện áp dụng:
- Mẫu phải được chọn ngẫu nhiên.
- Mẫu phải có phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ phân phối chuẩn.
Nguyên tắc bác bỏ H0:
- Nếu giá trị Sig. < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0.
- Nếu giá trị Sig. > 0.05: Chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0.
Quy trình nghiên cứu:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn.
Cơ sở hình thành đề tài Mục tiêu – phạm vi nghiên cứu
Thu thậpthông tin số liệu thứ cấp
Xây dựng bảng câu hỏivà triển khai thu thập thông tin
Kết luận,đề ra giải pháp và định hướng cho nghiên
cứu tiếp theo
Tổng hợp, phân tích thông tin
Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại
Ngân hàng CSXH Quảng
Trị
Kết luận chương 1
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản vềchất lượng tín dụng đối với hộ nghèo có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, để chúng ta nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp, với tính khả thi cao trong việc góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo, để đảm bảo cho NHCSXH hoạt động ổn định, phát triển bền vững với hiệu quả ngày càng cao.
CHƯƠNG II