Căn cứ vào kết quả khảo sát thấy rằng các hộ nghèo vay vốn chủ yếu sử dụng vào mục đích nông nghiệp, có 93 hộ vay trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày chiếm 50% số hộ điều tra ,có 19 hộ trồng cây lâm nghiệp dài ngày chiếm hơn 10% số hộ điều tra , có 71 hộ sử dụng vốn vào mục đích chăn nuôi chiếm 38% số hộ điều tra, 1 hộ kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ lệ 1% số hộ điều tra và 1hộ sử dụng vốn vào mục đích khác chiếm 1% số hộ điều tra.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mục đích sử dụng vốn
Mức vốn vay Nguồn: Xữ lý số liệu điều tra
Mục đích vay vốn
Nhu cầu vay vốn bình
quân (tr.đ)
Thực tế cho vay bình
quân (tr.đ)
Chênh lệch giữa nhu cầu & thực tế
Tăng / giảm Tỷ lệ %
Chăn nuôi 35 19 16 54,3
Tròng trọt 33 20 13 60,6
Kinh doanh dịch vụ 30 15 15 0,5
khác 30 15 14 0,5
Mức vay bình quân 34 19 15 55,8
Bảng 2.9: Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra So sánh giữa nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng, ở phần số liệu tổng hợp của bảng 2.9 cho thấy:
- Theo mục đích vay: nhu cầu vay vốn bình quân mỗi khách hàng là 34 triệu đồng. Thực tế, ngân hàng cho vay bình quân mỗi hộ 19 triệu đồng, như vậy mới đáp ứng được 55,8% nhu cầu của khách hàng và đạt trên 63,3% so với mức trần tối đa hiện nay
theo quy định của NHCSXH là 30 triệu đồng (thời điểm trước năm 2014). Vì vậy trong số 185 hộ vay được khảo sát thì có tới 143 hộ có nhu cầu vay thêm vốn để làm ăn còn 42 hộ không có nhu cầu vay thêm vốn cũng có thể trong số hộ vay này họ không dám vay vốn nhiều vì sợ không có khả năng trả nợ.
Xem xét cụ thể đối với các mục đích vay, kết quả cho thấy:
+ Nhu cầu vay vốn của hộ vay để chăn nuôi là 35 triệu đồng nhưng thực tế ngân hàng chỉ cho vay 19 triệu đồng. Việc cho vay của Ngân hàng hoàn toàn có cơ sở bởi bà con vay vốn để chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò mà vốn của trâu bò có giá trị 13-15 triệu đồng/ con.
Nhu cầu vay vốn của hộ vay để trồng trọt bình quân 33 triệu đồng, trong khi thực tế ngân hàng cho vay 20 triệu đồng, điều này cũng dể hiểu bởi vay vốn trọng trọt của hộ vay chủ yếu là để trồng sắn, trồng cà phê, cao su, trồng tràm… còn ngân hàng thực hiện cho vay theo lượng vốn đầu tư thực tế. Có thể nói, nhu cầu vay vốn bình quân của hộ vay luôn lớn bỏi vì hộ vay muốn có lượng vốn lớn để thoải mái làm ăn, và để trang trải cho cuộc sống gia đình trước.
• Thời gian vay vốn
Nguồn: Xữ lý số liệu điều tra ĐVT: năm Mục đích vay vốn Nhu cầu Thực tế Chênh lệch
Chăn nuôi 5 3,7 1,3
Tròng trọt 5,3 4 0,7
Kinh doanh dịch vụ 5 3 2
Khác 4 4 0
Mức vay bình quân 5,2 3,9 1,1
Bảng 2.10: Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay So sánh giữa nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu về thời gian vay vốn của Ngân
hàng, số liệu tổng hợp của bảng 2.10 cho thấy:
- Thời gian vay vốn bình quân mỗi khách hàng là 5,2 năm, thực tế ngân hàng cho vay bình quân mỗi hộ 3,9 năm, như vậy mới đáp ứng được 75% về thời gian. Thời gian chênh lệch giữa nhu cầu và thực tế của khách hàng là 1,1 năm.
Xem xét thực tế cho thấy, nhu cầu vay vốn của hộ vay để chăn nuôi (trâu, bò) là 5 năm nhưng thực tế ngân hàng chỉ cho vay 3 năm, vay để trồng cà phê, cao su là 5-7 năm nhưng thực tế ngân hàng chỉ cho vay 5 năm. Nhu cầu vay vốn của hộ vay thường dài để dể dàng trong việc trả nợ nhưng thực tế ngân hàng thực hiện cho vay bám sát thời gian sinh trưởngcủa con, cây và thực hiện cho vay theo thời gian quy định của ngành.
• Lãi suất cho vay Đơn vị tính: %/tháng Theo Mục đích vay
vốn
Nhu cầu Lãi suất bình quân hộ vay mong muốn
Thực tế ngân hàng cho vay
Chênh lệch nhu cầu và
thực tế.
Chăn nuôi 0,47 0.65 0,18
Tròng trọt 0,47 0.65 0,18
Kinh doanh dịch vụ 0,5 0.65 0,15
Khác 0,45 0.65 0,2
Mức vay bình quân 0,470 0.65 0,18
Nguồn: Xữ lý số liệu điều tra Bảng 2.11: Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu lãi suất vay.
So sánh giữa nhu cầu về lãi suất vay vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng, số liệu tổng hợp của bảng 2.11 cho thấy nhu cầu về thời gian vay vốn bình quân mỗi khách hàng là 0,47%/ tháng. Thực tế ngân hàng cho vay bình quân mỗi hộ 0,65% / tháng, như vậy lãi suất chênh lệch giữa nhu cầu và thực tế là 0.18% /tháng .
Việc khách hàng mong muốn lãi suất vay vốn thấp là thực tế bởi họ là hộ
nghèo. Tuy nhiên với lãi suất cho vay như trên là khá ưu đãi vì mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất của các Ngân hàng thương mại.
• Công tác sinh hoạt tổ vay vốn
Qua khảo sát có 22 hộ vay cho rằng trong quá trình vay vốn tổ không bình xét các đối tượng vay vốn mà làm hồ sơ vay trực tiếp, 72 hộ cho rằng tổ đã bình xét đúng quy trình và 33 hộ cho rằng tổ có bình xét đối tượng vay vốn nhưng không công khai trong toàn tổ mà chỉ họp xét ngang ban quản lý tổ hoặc tổ chức họp nhưng không bài bản, không đúng nội dung trọng tâm, và 57 hộ cho rằng ban quản lý tổ lúc thì họp xét lúc thì không tổ chưc họp.
Trong quá trình họp xét vay vốn có 41 hộ cho rằng hội ủy thác có tham gia đầy đủ và 91 hộ cho rằng hoàn toàn công tác bình xét vay vốn hội ủy thác hoàn toàn không tham gia mà do ban quản ký tổ tổ chức và 51 hộ cho răng hội ủy thác tham gia không thường xuyên. Cũng chính vì sự thiếu quan tâm chỉ đạo của hội ủy thác quản lý vốn vay nên việc ban quản lý tổ TK&VV không duy trì thường xuyên việc sịnh hoạt tổ vay vốn là điều có thể xảy ra.
• Thời gian giao dịch tại xã
Đối với việc Ngân hàng tổ chức hàng tháng với ngày giao dịch cốđịnh tại xã qua đó tổ chức làm hồsơ vay vốn thì có 95 hộ vay đồng tình với quan điểm này chiếm tỷ lệ 51,4% vì họ sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Còn có 47 hộkhông đồng tình chiếm tỷ lệ 25,4% vì họ cho rằng làm như vậy hộ vay sẽ bị động : nếu ngày này họ không tham gia được thì phải chờ thêm một tháng sau mới được làm hồ sơ sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh.
Đây chỉ là những đánh giá của hộ vay vốn là người sử dụng cuối cùng những sản phẩm tín dụng chính sách tuy nhiên Ngân hàng chính sách xã hội còn ủy nhiệm cho các tổ trưởng tổ TK&VV để theo dõi quản lý vốn cho Ngân hàng, là đầu mối chuyển tải các chủtrương chính sách của Ngân hàng đến tận hộ vay vốn và cũng là người trao đổi những thông tin phản ánh từ hộ vay đến Ngân hàng. Vì vậy không chỉ hộ vay mong muốn có được cơ chế tín dụng hợp lý mà những người làm tổtrưởng cũng mong muốn điều đó để họ thuận lợi hơn trong công tác ủy nhiệm của mình.