NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG hộ NGHÈO tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 103 - 114)

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Quảng Trị; chúng tôi đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo và các hộ chính sách khác thời gian tới của NHCSXH tỉnh Quảng Trị.

3.2.1 Nhóm giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng và nâng cao tính chủ động về nguồn vốn

- Ngân hàng xây dưng kếhoạch hàng năm một cách cụ thể, chủ động nắm bắt nhu

cầu thực tế tại thôn, xã, bám sát danh sách hộ nghèo của địa phương phêduyệt để xây dựng kế hoạch đúng với thực tế.

- Cần có kế hoạch tranh thủ nguồn vốn từ trung ương ngay từ đầu năm trên cơ sở nhu cầu nguồn vốn đã lập.

- Cần tranh thủ tối đa nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư tại địa phương để tiếp tục cho hộ nghèocó thêm vốn vay.

- Cần đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương được trung ương cấp bù để có thêm nguồn vốn cho vay.

3.2.2 Cải tiến quitrình, thủ tục cho vay hợp lý

Hàng quý Ngân hàng cần tham mưu cho Ban đại diện các cấp ra nghị quyết chỉ đạo các cấp hội xã(phường), các trưởng thôn thực hiện một số nhiệm vụ:

- Nâng cao chất lượng của việc bình xét cho vay: Bình xét chính xác hộ vay vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủđồng thời bảo toàn được nguồn vốn, tránh được hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy nâng cao chất lượng bình xét cho vay là vấn đề mà BQL Tổ TK&VV và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cần hết sức chú trọng.

- Nâng cao vai trò giám sát quá trình họp bình xét cho vay của trưởng thôn, hội quản lý cấp trên để hạn chế tối đa việc Ban quản lý tổ không tổ chức họp hoạt tổ chức họp không đảm bảo chất lượng phiên họp mà làm theo quan điểm chủ quan của tổ trưởng.

- Xây dựng kênh thông tin liên lạc giửa tổ trưởng với hội đoàn thể quản lý và cán bộ Ngân hàng phụ trách địa bàn để thuận lợi cho việc hướng dẩn trao đổi thông tin để rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho hộ vay.

3.2.3 Nhóm giải phápnâng cao chất lượng cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức hội đoàn thể

Đối với Ngân hàng; Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền,đào tạo cho cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể, cán bộ Ban giảm nghèo để họ hiểu rõ nghiệp vụ ủy thác, thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.

- Chú trọng làm tốt công tác tham mưu (đặc biệt là tham mưu trong việc phân bổ vốn và điều chuyển vốn giữa các huyện và các xã) hoặc chủ động điều chuyển khi được ủy quyền phân bổ.

+ Để các tổ chức Hội, đoàn thể làm tốt các nội dung công việc được ủy thác, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác là rất quan trọng. Vì vậy, xây dựng được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương sẽ giúp ngân hàng tranh thủ được sự chỉ đạo của UBND huyện, xã đối với Hội đoàn thể cấp huyện và cấp xã.

Đối với Hội, đoàn thể các cấp

- Thực hiện tốt Hợp đồng ủy thác như đã ký kết với NHCSXH.

- Cần phải bố trí, phân công rõ cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ủy thác, hạn chế việc thay đổi nhân sự cán bộ Hội đoàn thể đối với những cán bộ này.

+ Các tổ chức Hội tổ chức rà soát, kiện toàn bộ máy, trong đó cử cố định ít nhất một cán bộ có trình độ, có khả năng quản lý, nhiệt tình với hoạt động phong trào, hoạt động ủy thác để phụ trách theo dõi, tham mưu cho lãnh đạo phụ trách quản lý, điều hành hoạt động liên quan đến công tác ủy thác cho vay. Đồng thời phối hợp cùng NHCSXH đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ hội tham gia quản lý vốn vay.

+ Chú trọng và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Hội cấp trên đối với hội cấp dưới, giữa tổ chức hội với tổ TK&VV và hộ vay vốn. Phối hợp với NHCSXH trong công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và triển khai các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ lãi tồn đọng, nợ do chiếm dụng. Thực hiện đối chiếu dư nợ theo qui định để kịp thời ngăn chặn, không để phát sinh nợ xấu mới. Phối hợp cùng lãnh đạo địa phương (xã, thôn) trong việc đánh giá, chỉ đạo tổ bình xét đối tượng vay vốn.

+ Phối hợp chặt chẻ với NHCSXH và chính quyền địa phương tiếp tục củng cố kiện toàn Tổ TK&VV theo đúng qui định hướng dẫn. Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV, bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý của Tổ, rà soát lại đội ngũ Tổ trưởng và Ban quản lý Tổ, kiên quyết thay thế những Tổ trưởng hoạt động kém hiệu

quả. Giám sát chặt chẽ các tổ TK&VV do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đôn đốc trả nợ gốc và thu lãi tiền vay, thu tiết kiệm được thực hiện một cách có hiệu quả.

3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của mạng lưới các tổ TK&VV

Để thực hiện thành công giải pháp này trong các phiên họp giao ban hàng tháng cán bộ tín dụng Ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp:

+ Đổi mới phương pháp tập huấn, tuyên truyền phù hợp với trình độ hiện tại của các thành viên Ban quản lý tổ như: tập huấn theo từngchuyên đề cụ thể ( cách ghi biên lai, các mẫu biểu chứng từ và quy trình giao nhận biên lai, thu – nộp tiền; cách ghi chép các loại sổ sách theo dõi; kỹ năng tiếp cận tuyên truyền, vận động khách hàng; kỹ năng điều hành cuộc họp, quy trình bình xét cho vay...)

- Làm tốt hoạt động phối hợp với UBND huyện/xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV nhằm mở rộng mạng lưới của các tổ:

+ Các phòng giao dịch cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ TK&VV nhằm đảm bảo tất cả các công đoạn trong qui trình cho vay được triển khai một cách có chất lượng và hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng trên toàn địa bàn toàn tỉnh.

- Thường xuyên phân loại tổ TK&VV từ đó có kế hoạch thay thế những tổ TK&VV hoạt động không hiệu quả.

- Tăng cường hơn nữa vềnăng lực và tinh thần trách nhiệm của BQL Tổ TK&VV:

+ Bên cạnh tập huấn thường xuyên và tập huấn bổ sung về nghiệp vụ ủy thác, BQL tổ cần phải được trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc: Ghi chép sổsách, điều hành các cuộc họp tổ, giao tiếp với ngân hàng...

+ BQL tổcũng cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt tổ thường xuyên như đã qui định tại biên bản họp thành lập tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho BQL tổ thu lãi dễ dàng hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với BQL Tổ TK&VV.

+ Làm rõ trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi kết nạp vào tổ (khi vay lần đầu):

BQL tổ và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cần tuyên truyền, phổ biến rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc tiền vay đối với hộ vay ngay từ ban đầu khi kết nạp vào tổ và khi bình xét cho vay món vay đầu tiên.

3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trong toàn hệ thống tổ chức màng lưới của NHCSXH

Đây là nhiệm vụ rất quan trong trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng hộ ngheo vì vậy hàng tháng Lãnh đạo đơn vị cần:

- Xây dựng giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ quan tâm đến mọi điểm giao dịch của ngân hàng, tự chủ động nâng cao chất lượng điểm giao dịch phụ trách.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 1,5% hoặc nợ quá hạn thấp hơn 1,5% nhưng có dư nợ đến hạn trong kỳ lớn.

- Cán bộ tín dụng được giao phụ trách địa bàn cần phải thường xuyên sâu sát các tổ TK&VV để kịp thời đôn đốc các hộ vay trả lãi và nợ gốc đến hạn đúng theo thỏa thuận cũng như nắm rõ tình hình để ngăn chặn và phát hiện sớm nguy cơ nợ quá hạn, và sớm có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Tham gia sinh hoạt với các tổ TK&VV (đặc biệt là các tổ TK&VV xếp loại yếu kém và trung bình). Đồng thời gắn trách nhiệm cán bộ và việc đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách nhằm tăng cường tính trách nhiệm của cán bộ được giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lượng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách.

- Gắn trách nhiệm cán bộ và việc đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách: Việc đánh giá xếp loại cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ NHCSXH. Vì vậy, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cường tính trách nhiệm của cán bộ được giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lượng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách.

- Quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ được cống hiến hết mình, được nghĩ ngơi, tái tạo sức lao động; tăng cường mối quan hệđoàn kết, gắn bó chia sẽ, giúp đỡ, hổ trợ lẫn nhau trong công việc lẫn trong cuộc sống.

- Tổ chức đào tạo thường xuyên, liên tục, đối với cán bộ lãnh đạo quản lý và cán

bộ tác nghiệp theo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc đào tạo có thể thực hiện tại chỗ hoặc học tập kinh nghiệm các đơn vị bạn và thực hiện thông qua công tác luân chuyển, điều động đi làm việc thực tế tại cơ sở.

3.2.6 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của NHCSXH tại các điểm giaodịch tại xã hàng tháng

- Thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách tại các Điểm giao dịch xã.

- Phát tờ rơi về “Một số điều cần lưu ý khi vay vốnNHCSXH” đến từng hộ vay.

- Trích quỹ khen thưởng của chi nhánh để khen thưởng các Tổ TK&VV hoạt động tốt.

- Chủ động phối hợp cùng chính quyền thôn, xã và tổ chức hội các cấp tuyên truyền, phổ biến thời gian giao dịch cố định tại xã, giải thích ý nghĩa của công tác giao dịch tại xã, vận động khách hàng đến trụ sở UBND vào để giao dịch ngày cố định.

- Rà soát trang bị đầy đủ, đúng quy các các bảng biểu, bảng hiệu, hòm thư, ... theo quy định. Trong các phiên giao dịch cố định cần bố trí đủ cán bộ và phương tiện làm việc cho phù hợp; chú ý bố trí số lượng cán bộ hợp lý theo từng phiên giao dịch, đồng thời bố trí thời gian giao dịch và giao ban cho hợp lý.

- Thực hiện tốt Điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã:

Hoạt động giao dịch tại cácđiểm giao dịch xã chiếm gần 90% hoạt động của hệ thống NHCSXH. Vì vậy, chất lượng của điểm giao dịch và hoạt động giao dịch lưu động tại xã đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Chú trọng các giải pháp sau đây:

+ Nâng cao chất lượng giao ban: Tổ giao dịch lưu động phải chuẩn bị trước nội dung giao ban một cách kỹ càng, có thể kết hợp phổ biến văn bản mới. Khi giao ban cần tập trung phân tích những vấn đề tồn tại, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.

Tránh họp giao ban mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả.

- Cần đặc biệt chú trọng thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, tránh kiểm tra hình thức vì đây là chìa khóa để kịp thời phát hiện ra các sai sót tồn tại để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

- Lãnh đạo cần bố trí thời gian tham gia họp với các tổ TK&VV và kiểm tra đột xuất các phiên giao dịch để nắm bắt kịp thời tình hình và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những điểm tồn tại.

3.2.7 Nhóm giải pháp nâng cao sử dụng nguôn vốn có hiệu quả củahộ vay vốn Đây là giải pháp mang tính dài hạn vì vậy Ngân hàng phải phối hợp chặt chẻ với các tổ chức chính trị xã hội và các ban nghành liên quan để:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý chí vươn lên, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, dễ bỏ cuộc và mong muốn “được nghèo” để hưởng các chế độ ưu đãi. Hộ vay phải xác định rõ trách nhiệm hoàn trả vốn vay (gốc, lãi) khi đến kỳ hạn ngay từ khi làm hồ sơ đề nghị vay vốn. Từ đó tự xây dựng kế hoạch và phương án đểđầu tư sản xuất, kinh doanh phù hợp, tăng cường việc tiết kiệm tích lũy để thực hiện trả nợ, trảlãi, nâng cao đời sống.

- Giúp đỡ các hộ vay sử dụng vốn hiệu quả : cần sự phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác với các Trung tâm/trạm khuyến nông khuyến lâm ngư để tập huấn thường xuyên cho hộ vay. Nội dung tập huấn không chỉ về kỹ thuật sản xuất mà còn cả về kỹnăng quản lý sử dụng vốn.

- Cần tham mưu cho chính quyền cấp tỉnh/huyện để lồng ghép các chương trình tín dụng từ nguồn vốn ủy thác của địa phương đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

3.2.8 Đẩy lùi nợ quá hạn và giảmtỷ lệ lãi đọng trên tổng dư nợ

+ Thường xuyên nắm bắt diễn biến nợ xấu, quá hạn: nợ ở đâu, ai nợ, phân tích nguyên nhân của từng khoảnnợ cho từng đối tượng vay để có giải pháp và kế hoạch thu hồi. Cần phải trực tiếp xuống tận cơ sở cùng với Lãnh đạo xã tìm biện pháp thu hồi. Đặc biệt phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 2% . Nội dung phương án phải đánh giá hoạt động tín dụng trên địa bàn xã, xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đối với những xã có nợ quá hạntrên 2% cần thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, BĐD HĐQT chỉ đạo đôn đốc cán bộ giảm nghèo, các Hội đoàn thể nhận ủy thác, trưởng ấp, Tổ TK&VV, xây dựng đềán, phương án... thực hiện

từng chỉ tiêu trong từng giai đoạn, giao chỉ tiêu tới Tổ TK&VV của các Hội, đoàn thể quản lý.

- Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát để thực hiện hiệu quả phương án/đềán đã được phê duyệt (nếu đã xây dựng xong).

- Nghiêm túc chấp hành việc đánh giá xếp loại Tổ TK&VV 3 tháng/lần; coi việc củng cố Tổ TK&VV, xử lý nợ tại hộ vay là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

- Hàng tháng cần có kế hoạch phân loại nợ xấu theo các nhóm:

+ Nợ xấu do nguyên nhân khách quan như; người vay chết, người vay mất tích trên 2 năm, bị thiên tai thiệt 100% toàn bộ giá trị tài sản gia đình.

+ Nợ do nguyên nhân chủ quan: hộvay là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn không có phương án sản xuất kinh doanh, nợ nhận bàn giao đến nay không có người nhận nợ. Nợ xấu do người vay chây ỳ không trả nợ, nợ xấu do bị thiên tai nhưng vẩn còn khôi phục sản xuất lại được... đểtham mưu cho NHCSXH Việt Nam trình Chính phủ xử lý nợ xấu theo chếđộquy định.

- Quan tâm xử lý kịp thời những trường hợp bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan một mặt giúp hộ vay tháo gỡđược khó khăn trong đời sống sản xuất mặt khác hạn chếđược nợ quá hạn phát sinh.

3.2.9 Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống tổ chức màng lưới NHCSXH

- Hàng quý duy trì tổ chức họp BĐD HĐQT định kỳ theo qui định để thường xuyên nắm bắt và kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động tín dụng chính sách để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những vấn đề tồn tại, sai sót trong thực hiện các hoạt động.

- Tăng cường kiểm tra việc chỉ đạo điều hành chính quyền cấp dưới và các tổ chức Hội, đoàn thể để làm tốt hoạt động ủy thác.

- Nghiêm túc thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, giám sát vì đó là chìa khóa để phát hiện ra các sai sót nhằmcó biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời.

- Kiểm trasát sao việc thu hồi nợ xấu các hộ chây ỳ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG hộ NGHÈO tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 103 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)