2.6 ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH QUẢNG TRỊ
2.6.3. Phương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm
Đối với tất cả các loại hình tổ chức tín dụng nói chung và NHCSXH nói riêng song song với việc cho vay đạt kết quả tối ưu thì việc thu hồi vốn đến hạn và lãi là việc hết sức quan trọng vậy nên vậy nên để có sở đánh giá việc áp dụng các biện pháp thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm hiện nay tại Chi nhánh Quảng Trị hợp lý chưa chúng tôi đã đánh giá kết quả khảo ý kiến đánh giá của hộ vay vốn vày tổ trưởng thông qua kiệm định one sample T-test như sau:
Kiểm định one sample T-test về phương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của hộ vay vốn:
Để xác định chính xác các giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể, ta tiến hành kiểm định One Sample T-test với khoảng tin cậy 95% (mức ý nghĩa α=0.05) và thu được bảng kết quả sau:
Bảng 2.19: Kết quả kiểm định One Sample T-test vềphương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm đối với hộ vay vốn:
Biến quan sát Trung bình
Giá trị kiểm định
Mức ý nghĩa (sig) Phương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết
kiệm tốt 3,4378 4 0.00
Nguồn: số liệu điều tra Ghi chú: Các biến có phân phối xấp xỉ chuẩn
Sử dụng thang đo likert 5 mức độ từ 1-rất không phù hợp đến 5-rất phù hợp Cặp giả thiết thống kờ: HR0R: à = 4
HR1R: à # 4
Dựa vào kết quả kiểm định bảng trên ta thấy giá trị kiểm định tiêu thức “Phương thức tốt” có sig < 0.05, đủ bằng chứng thống kê bác bỏ HR0R.
Căn cứ vào trung bình mẫu bằng 3,4378 và kết quả kiểm định này, có thể nói rằng khách hàng chưa thực sựđồng ý về “ phương thức trả nợ, lãi, tiết kiệm tốt”.
Kiểm định one sample T-test về phương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của tổ vay vốn:
Đểxác định chính xác các giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể, ta tiến hành kiểm định One Sample T-test với khoảng tin cậy 95% (mức ý nghĩa α=0.05) và thu được bảng kết quả sau:Ghi chú: Các biến có phân phối xấp xỉ chuẩn
Biến quan sát Trung
bình
Giá trị kiểm định
Mức ý nghĩa (sig)
Phương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm tốt 3,7886 4 0.178 Nguồn: số liệu điều tra Bảng 2.20: Kết quả kiểm định One Sample T-test vềphương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệmđối với tổtrưởng tổ TK&VV.
Sử dụng thang đo likert 5 mức độ từ 1-rất không phù hợp đến 5-rất phù hợp Cặp giả thiết thống kờ: HR0R: à = 4
HR1R: à # 4
Dựa vào kết quả kiểm định bảng trên ta thấy giá trị kiểm định tiêu thức “phương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệmtốt” có sig > 0.05, không đủ bằng chứng thống kê bác bỏ HR0R.
Căn cứ vào trung bình mẫu bằng 3,7886và kết quả kiểm định này, có thể nói rằng khách hàng thực sựđồng ý về “ phương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm tốt”.
Để xác minh lại nhận định trên, tôi đã tiến hành kiểm định ANOVA đối với từng yếu tố về phương thức trả nợ giữa hai nhóm hộ vay vốn và tổ trưởng tổ TK&VV như sau:
Bảng 2.21: Sự khác biệt về mức độđánh giá của hai nhóm đối tượng bằng Kiểm định one way anova về phương thức thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm:
Nguồn: số liệu điều tra
STT Biến quan sát
Bình quân chung Mức ý nghĩa thống kê (sig)
Hộ Tổ
1 Thu nợ 3,4216 3,9024 0,002
2 Thu lãi 3,9243 3,7073 0,147
3 Thu tiết kiệm 3,5405 3,7561 0,185
- Phương thức trã nợ gốc: Như đã trình bày ở chương 1 về phương thức trã nợ gốc hiện nay của NHCSXH là đối với món vay ngắn hạn thu nợ gốc một lần khi đến hạn và đối với món vay trung hạn phân kỳ trã nợ nhiều lần 6 tháng hoặc 1 năm một lần do Ngân hàng và hộ vay thỏa thuận.
Đối với nhóm hộ nghèo, có 4,3% ý kiến cho rằng rất phù hợp, 49,2% ý kiến phù hợp,34,1% ý kiến cho rằng bình thường, 9,2% ý kiến cho rằng không phù hợp và chỉ có 3,2% ý kiến cho rằng rất không phù hợp; Đối với nhóm tổ trưởng có 29,3% ý kiến rất phù hợp, 46,3% ý kiến phù hợp, có 17,1% ý kiến bình thường và chỉ có 7,3% ý kiến rất
không phù hợp.
Kết quả kiểm định one way anova tại bảng 2.21 có giá trị Sig (2-tailed) bằng 0,002 nhỏ hơn 0,05, cho thấy ý kiến đánh giá về phương thức trả nợ có sự khác nhau giữa nhóm hộ nghèo và tổ trưởng. Nhóm hộ nghèo có điểm bình quân 3,4216(bình thường), và nhóm tổ trưởng là 3,9024(gần với mức phù hợp).
Sở dĩ các ý kiến đều cho rằng phương thức trả nợ gốc không phù hợp là vốn vay hộ đã sử dụng hết một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh như các dự án tròng cây công nghiệp lâu năm, tròng cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.. nên các năm đầu việc trả nợ phân kỳ hộ vay gặp rất nhiều khó khăn. Còn đối với nhóm tổ trưởng họ mong muốn hộ vay trả nợ phân kỳ hành năm để hộ nghèo ý thức được việc tích lũy tiền trả nợ dần, mặt khác hạn chế được việc đến kỳ cuối hộ vay không có khả năng trả nợ khi còn số tiền nợ lớn, tuy nhiên cũng có nhiều tổ trưởng không muốn thu nợ phân kỳ vì dư nợ giảm thì tỷ lệ thu lãi của họ cũng giảm và ảnh hưởng đến tài chính của chính bản thân họ.
- Phương thức trã lãi: Hiện nay, NHCSXH đang đang phát hành biên lai thu lãi hàng tháng ủy quyền cho tổ trưởng thu của hộ vay và nộp cho ngân hàng tại các phiên giao dịch tại xã.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của hai nhóm điều tra cho thấy: Đối với nhóm hộ nghèo, có 23,2% ý kiến cho rằng rất phù hợp, 49,2% ý kiến phù hợp,24,3% ý kiến cho rằng bình thường, 3,2% ý kiến cho rằng không phù hợp; Đối với nhóm tổ trưởng có 26,7% ý kiến rất phù hợp, 39% ý kiến phù hợp, có 22% ý kiến bình thường và có 2,4%
ý kiến cho rằng không phù hợp và có 9,8% ý kiến rất không phù hợp.
Kết quả kiểm định one way anova tại bảng 2.21 có giá trị Sig (2-tailed) có giá trị 0,13 lớn hơn 0,05, cho thấy không có sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữahộ nghèo và tổ trưởng. Điểm bình quân của 2 nhóm là 3,9243mức phù hợp và 3,7073 ở mức gần phù hợp.Điều đó cho thấy việc thu lãi theo tháng tại tổ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các hộ và họ rất hài lòng về phương thức này. Chỉ có một số hộ chưa hài lòng do việc thu lãi hàng tháng họ sẽ gặp khó khăn khi vốn đầu từ chưa kịp mang lại hiệu quả. Đối với tổ trưởng quản lý những tổ có số thành viên ít dư nợ thấp việc thu lãi hàng tháng sẽ làm mất thời gian của họ vì hoa hồng họ nhận được thấp.
Phương thức gửi tiền tiết kiệm bắt buộc thông qua tổ: Hiện nay, NHCSXH đang triển khai thực hiện tiền gửi tiết kiệm bắt buộc đối với hộ nghèo thông qua tổ TK&VV; theo quy ước của các tổ.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của hai nhóm điều tra cho thấy: Đối với nhóm hộ nghèo, có 8,1% ý kiến cho rằng rất phù hợp, 53,5% ý kiến phù hợp, 25,9% ý kiến cho rằng bình thường, 9,2% ý kiến cho rằng không phù hợp và chỉ có 3,2% ý kiến cho rằng rất không phù hợp; Đối với nhóm tổ trưởng có 22% ý kiến rất phù hợp, 53,7% ý kiến phù hợp, có 12,2% ý kiến bình thường và có 2,4% ý kiến cho rằng không phù hợp và có 9,8% ý kiến rất không phù hợp.
Kết quả kiểm định one way anova tại bảng 2.21 có giá trị Sig (2-tailed) của tiêu thức này là 0,185 lớn hơn 0,05, cho thấy không có sự khác biệt trong cách đánh giá về quy định gửi tiền tiết kiệm bắt buộc giữa hộ nghèo và tổ trưởng. Điểm đánh giá của hộ nghèolà 3,5405 mức gần hơn mức phù hợp, tổ trưởng 3,7561ở mức gần mức phù hợp.
Qua đây, cho thấy công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ giúp cho người dân hiểu rỏ ý nghĩa quan trọng của việc gửi tiền tiết kiệm để trả dần nợ gốc.
Theo kinh nghiệm của một số mô hình tài chính vi mô thành công trên thế giới và trong nước thì hoạt động cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo phải gắn với hoạt động tiết kiệm mới bền vững. Cho nên ngân hàng và các tổ chức trong mạng lưới phải tăng cường công tác tuyên truyền cho người nghèo hiểu rỏ ý nghĩa quan trọng của việc gửi tiền tiết kiệm; đồng thời NHCSXH cũng cần xem lại mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, nhất là vấn đề về lãi xuất cho phù hợp hơn.