B. LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT
VI. MUỐI SUNFAT VÀ NHẬN BIẾT MUỐI SUNFAT
1) Muối sunfat: Muối sunfat là muối của axit sunfuric. Có hai loại:
44 - Muối trung hòa (muối sunfat) chứa ion sunfat (SO42-). Phần lớn muối sunfat đều tan, trừ BaSO4, CaSO4, PbSO4, … không tan.
- Muối axit (HSO4-).
2) Nhận biết ion sunfat (SO42-):
- Thuốc thử : ion Ba2+(Ba(OH)2, BaCl2, …).
- Hiện tượng: Kết tủa trắng xuất hiện không tan trong dung dịch HCl.
- Phương trình phản ứng: Ba2+ + SO42- BaSO4 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
B1. Cấp độ biết (5 câu)
Câu 1: Để thu khí oxi trong phòng thí nghiệm người ta dùng cách nào ?
A. Rời chỗ nước B. Rời chỗ không khí và ngửa bình C. Rời chỗ nước, rời chỗ không khí và úp bình D. Rời chỗ không khí và úp bình Câu 2: Không được rót nước vào H2SO4 đặc vì:
A. H2SO4 đặc khi tan trong nước tỏa ra một lượng nhiệt lớn gây ra hiện tượng nước sôi bắn ra ngoài, rất nguy hiểm.
B. H2SO4 đặc rất khó tan trong nước.
C. H2SO4 tan trong nước và phản ứng với nước.
D. H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh sẽ oxi hóa nước tạo ra oxi.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. điện phân nước. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?
A. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn. B. Khử trùng nước uống, khử mùi.
C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 5: Tính chất vật lí nào sau đây không phù hợp với SO2 ?
A. SO2 là chất khí không màu, có mùi hắc. B. SO2 nặng hơn không khí.
C. SO2 tan nhiều trong nước hơn HCl. D. SO2 hoá lỏng ở –10 oC.
B2. Cấp độ hiểu (5 câu)
Câu 6: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng :
A. dung dịch KI và hồ tinh bột B. dung dịch H2SO4 C. dung dịch CuSO4 D. nước Câu 7: Lưu huỳnh vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?
45 A. S + O2 SO2 B. S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C. S + Mg MgS D. S + 6NaOH 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O Câu 8: Cho các phản ứng sau :
(1) SO2 + H2O H2SO3 (2) SO2 + CaO CaSO3 (3) SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr (4) SO2 + 2H2S 3S + 2H2O
Trên cơ sở các phản ứng trên, kết luận nào sau đây là đúng với tính chất cơ bản của SO2 ? A. Trong các phản ứng (1,2) SO2 là chất oxi hoá.
B. Trong phản ứng (3), SO2 đóng vai trò chất khử.
C. Phản ứng (4) chứng tỏ tính khử của SO2 > H2S.
D. Trong phản ứng (1), SO2 đóng vai trò chất khử.
Câu 9: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau
(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O (b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O (c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là A. (a) B. (c) C. (b) D. (d)
Câu 10: Để thu được cùng một thể tích O2 như nhau bằng cách nhiệt phân hoàn toàn KMnO4, KClO3, KNO3, CaOCl2 (hiệu suất bằng nhau). Chất có khối lượng cần dùng ít nhất là :
A. KMnO4 B. KClO3 C. KNO3 D. CaOCl2 B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)
Câu 11: Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hiđro là 20.
Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là
A. 40% B. 50% C. 60% D. 75%
Câu 12: Cho hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 8,8 gam FeS tác dụng với dung dịch HCl dư.
Khí sinh ra sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy xuất hiện a gam kết tủa màu đen. Kết quả nào sau đây đúng ?
A. a =11,95 gam B. a = 23,90 gam C. a = 57,8 gam D. a = 71,7 gam Câu 13 : Cho sơ đồ sau: chất X + H2SO4 đặc, nóng … + SO2 + ....
Với k = nSO2/nX . Hãy cho biết với X là Fe, FeS và FeS2 thì X, Y tương ứng với các giá trị nào sau đây?
46 A. 1 ; 4 ; 7 B. 1 ; 3 ; 7,5 C. 1,5 ; 4 ; 7,5 D. 1,5 ; 4,5 ; 7,5
Câu 14 : Đốt 14 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu trong không khí thu được 20,4 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit kim loại. Xác định thể tích dung dịch H2SO4 1M cần dùng để hòa tan vừa hết 20,4 gam hỗn hợp Y.
A. 200 ml B. 400 ml C. 300 ml D. 500 ml
Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (ở đktc) bằng 120 ml dung dịch Ba(OH)2 1M.
Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 21,70. B. 19,53. C. 32,55. D. 26,04 B4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)
Câu 16: Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl . Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là:
A. 62,76% B. 74,92% C. 72,06% D. 27,94%
Câu 17: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là
A. 35,95%. B. 37,86%. C. 32,65%. D. 23,97%.
Câu 18: Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro l à 19,2. Hỗn hợp B gồm H2 và CO có tỉ khốiso với hiđro là 3,6. Thể tích khí A (đktc) cần d ùng để đốt cháy hoàn toàn 3 mol khí B là
A. 9,3 lít. B. 28,0 lít. C. 22,4 lít. D. 16,8 lít.
Câu 19: Nung m gam bột Cu trong oxi thu đ ược 49,6 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO v à Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc nóng thoát ra 8,96 lít SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 19,2. B. 29,44. C. 42,24. D. 44,8.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau ph ản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) v à dung dịch chứa 6,6 gam hỗn h ợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X l à :
A. 39,34%. B. 65,57%. C. 26,23%. D. 13,11%.
47 ĐÁP ÁN:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A A A D C A D B C B C A D B B C A B D C