- Tính chất của chất khí:
+ Các khí trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất có số mol bằng nhau thì thể tích bằng nhau .
+ Trong điều kiện: cùng nhiệt độ và thể tích thì số mol khí trước và sau phản ứng tỉ lệ thuận với áp suất trước và sau phản ứng.
- Bài toán hiệu suất khi điều chế NH3.
2. Amoniac và muối amoni
- Tính chất hóa học của amoniac và muối amoni.
- Viết phương trình ion rút gọn.
- Định luật bảo toàn điện tích.
3. Axit nitric và muối nitrat
- Trong bài toán về axit nitric vận dụng linh hoạt các định luật bảo toàn : + Định luật bảo toàn electron : Tổng electron cho bằng tổng electron nhận .
+ Định luật bảo toàn nguyên tố : Tổng khối lượng nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối lượng nguyên tố sau phản ứng .
69 + Định luật bảo toàn khối lượng : Tổng khối lượng các chất trước phản ứng bằng các chất sau phản ứng .
+ Định luật bảo toàn điện tích : Trong dung dịch các chất điện li tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm.
- Nhiệt phân muối nitrat thu được hỗn hợp rắn và hỗn hợp khí.
+ Định luật bảo toàn khối lượng : mkhí = mrắn trước phản ứng - mrắn sau phản ứng + Khí sau phản ứng hấp thụ vào nước có phản ứng :
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3(1)
Từ số mol khí thu được sau phản ứng và phương trình (1) biện luận khí thoát ra.
4. Photpho và hợp chất
- Bài toàn H3PO4 tác dụng với dung dịch bazơ OH- H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O (1) H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O (2) H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O (3)
4 3PO nH
nNaOH = a
b
1-Nếu 0 <
a
b <1thì chỉ xảy ra phản ứng số 1 tạo NaH2PO4 và H3PO4 dư
2- Nếu a
b = 1 thì chỉ xảy ra phản ứng số 1 tạo NaH2PO4
3- Nếu 1 <
a
b < thì xảy ra cả 2 phản ứng số (1) và (2) tạo 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4
4 – Nếu a
b= 2 chỉ xảy ra phản ứng số (2) chỉ tạo ra Na2HPO4
5 - Nếu 2 <
a
b <3 xảy ra 2 phản ứng số (2) và (3) tạo ra Na3PO4 và Na2HPO4
6 – Nếu a
b= 3 chỉ ra phản ứng (3) và tạo ra Na3PO4
7 – Nếu a
b> 3 chỉ ra phản ứng (3) tạo ra Na3PO4 và NaOH dư.
5. Phân bón : Tính độ dinh dưỡng trong các loại phân bón + Phân đạm : % Nitơ
+ Phân lân : % P2O5
70 + Phân kali : % K2O
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Trong các phát biểu sau
1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VA là ns2 np3. 2. Tính phi kim của các nguyên tố nhóm VA tăng dần từ N Bi.
3. Nitơ chỉ có số oxi hoá âm trong những hợp chất với hai nguyên tố: O và F . 4. Liên kết ba trong phân tử N2 bền và N2 nhẹ hơn không khí .
5. NH3 có tính bazơ do trong phân tử còn cặp electron chưa tham gia liên kết 6. Tất cả các muối amoni đều là chất tan, chất điện li mạnh và kém bền với nhiệt 7. HNO3 đặc nguội thụ động kim loại Al, Fe, Cu
8. Photpho đỏ hoạt động hoá học mạnh hơn photpho trắng . Số phát biểu sai là:
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Dãy nào sau đây số oxi hoá của nitơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần : A. NO < N2O <NH3 <NO3- B. NH3 < N2 <NO2-<NO <NO3-
C. NH4+ < N2 <N2O<NO <NO2-<NO3- D. NH3 < NO <N2O<NO2<N2O5
Câu 3: Phản ứng hoá học nào sau đây không đúng?
A. 2KNO3 to 2KNO2 + O2 B. 2Cu(NO3)2 to
2CuO + 4NO2 + O2
C. 4AgNO3 to
2Ag2O + 4NO2 + O2 D. 4Fe(NO3)3 to
2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2
Câu 4: Các nhận xét sau :
1. Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua
2. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %P 3. Thành phần chính của supephotphat kép Ca(H2PO4)2.CaSO4
4. Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng loại phân bón chứa K
5. Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa: K2CO3
6. Công thức hoá học của amophot, một loại phân bón phức hợp là:(NH4)2HPO4 và NH4H2PO4
Số nhận xét đúng
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5: Khi cho Cu vào ống nghiệm đựng dd HCl và NaNO3 loãng thì có hiện tượng gì ?
71 A. Xuất hiện dd màu xanh, có khí không màu bay ra .
B. Xuất hiện dd màu xanh và có khí không màu bay ra ngay trên mặt thoáng của dung dịch hóa nâu trong không khí .
C. Xuất hiện dd màu xanh, có khí màu nâu bay ra trên miệng ống nghiệm . D. Dd không màu, khí màu nâu xuất hiện trên miệng ống nghiệm .
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: nhận định nào sau đây đúng đối với phản ứng : Fe2+ + 2H+ + NO3- Fe3+ + NO2 + H2O
A. Fe2+ bị oxi hoá và H+ bị khử .
B. Fe2+ bị oxi hoá và N+5 trong NO3- bị khử . C. Fe2+ và H+ bị oxi hoá, NO3- bị khử . D. Fe2+ bị khử và N+5 trong NO3- bị oxi hoá . Câu 7: Nếu thêm NH3 vào hệ cân bằng của pứ:
N2 + 3H2 ↔ 2NH3+ Q
thì cân bằng sẽ thay đổi thế nào ?
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch C. Không thay đổi trạng thái cân bằng . D. Không dự đoán được .
Câu 8: Cho hỗn hợp FeS và Cu2S phản ứng với dd HNO3 dư, ta thu được dd chứa các ion sau
A. Cu2+, S2-, Fe2+, H+, NO3-
B. Cu2+, Fe3+, H+, NO3-
C. Cu2+, SO42-, Fe2+, H+, NO3-
D. Cu2+, SO42-, Fe3+, H+, NO3-
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại X vào dd HNO3 ta thu được 0,28 lít khí N2O (đktc). Vậy X có thể là :
A. Cu B. Fe C. Zn D. Al
Câu 10: Đem nung một khối lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54g. Vậy khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:
A. 0,5g. B. 0,94g C. 9,4g D. 0,49g.
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
72 Câu 11: Axit HCl và HNO3 đều phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây
?
A. CaO, Cu, Fe(OH)3, AgNO3 B. CuO, Mg, Ca(OH)2, Ag2O C. Ag2O, Al, Cu(OH)2, SO2 D. S, Fe, CuO, Mg(OH)2
Câu 12: Khi thể tích bình phản ứng tăng lên 2 lần thì tốc độ phản ứng : 2NO + O2 ↔ 2NO2
thay đổi ra sao ?
A. Giảm đi 4 lần B. Giảm đi 8 lần C. Tăng lên 4 lần D. Tăng lên 8 lần Câu 13: Có 3 dd đựng trong 3 lọ bị mất nhãn là: MgCl2, NH4Cl, NaCl . Dùng cách nào dưới đây để có thể nhận được mỗi lọ đựng dd gì ?
A. Na2CO3 B. Giấy quì C. NaOH D. Dd NH3
Câu 14: Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần có chú ý nào sau đây?
A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng.
B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến.
C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước.
D. Có thể để P trắng ngoài không khí.
Câu 15: Xét hai trường hợp :
a, Cho 6,4 g Cu tác dụng với 120 ml dd HNO3 1M (loãng) .
b, Cho 6,4 g Cu tác dụng với 120 ml dd hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M(loãng). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở cùng t0, p. Tỉ lệ số mol khí NO sinh ra trong hai trường hợp a và b là :
A. 1 : 2 B. 1 : 1 C. 2 : 1 D. 2 : 3
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 16: So sánh hai hợp chất NO2 và SO2. Vì sao chất thứ nhất có thể đime hoá tạo thành N2O4 trong khi chất thứ hai không có tính chất đó?
A. Vì nitơ có độ âm điện cao hơn lưu huỳnh.
B. Vì nguyên tử N trong NO2 còn một electron độc thân.
C. Vì nguyên tử N trong NO2 còn một cặp electron chưa liên kết.
D. Một nguyên nhân khác.
73 Câu 17: Trộn 1,5 lít NO với 5 lít không khí . Thể tích NO2 và thể tích hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lần lượt là : (Biết : O2 chiếm 1/5 thể tích không khí; phản ứng xảy ra hoàn toàn; thể tích các khí đo trong cùng điều kiện)
A. 1,5 lít; 5,75 lít B. 2 lít; 5,5 lít C. 1,5 lít; 5,5 lít D. 2lít; 7,5 lít
Câu 18: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 21,30 B. 8,52 C. 12,78 D. 7,81
Câu 19: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là:
A. 95,51% B. 65,75% C. 87,18% D. 88,52%
Câu 20: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A.
Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là:
A. 0,48 mol B. 0,58 mol C. 0,56 mol D. 0,4 mol C. ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D C C C B B B D D D B D C B A B A B C C