CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC VÀ HỢP CHẤT
V. HỢP CHẤT CỦA SILIC
1. Silic đioxit
- SiO2 là chất ở dạng tinh thể.
- Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy.
SiO2 + 2NaOH t0 Na2SiO3 + H2O - Tan được trong axit HF
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
- Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.
2. Axit silixic
- H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.
- Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.
Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓ 3. Muối silicat
- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
- Vải tẩm thủy tinh lỏng sẽ khó cháy, ngoài ra thủy tinh lỏng còn được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào :
A. CuO và MnO
2 B. CuO và MgO C. CuO và CaO D. Than hoạt tính Câu 2: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây?
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
78 Câu 3: Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn.
Câu 4: Xét các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước.
B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.
C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước.
Câu 5: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. H2. B. N2. C. CO2. D. O2.
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: Các bon và silic đều có tính chất nào sau đây giống nhau :
A. Đều phản ứng được với NaOH B. Có tính khử và tính oxi hóa C. Có tính khử mạnh D. Có tính oxi hóa mạnh Câu 7: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Na2O, NaOH, HCl B. Al, HNO3 đặc, KClO3
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3. D. NH4Cl, KOH, AgNO3
Câu 8: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau : A. 2C + Ca
t0
CaC2 B. C + 2H2
,0
xt t CH4
C. C + CO2 t0
2CO D. 3C + 4Al
t0
Al4C3
Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào dung dịch xôđa thì phản ứng xảy ra là:
Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (1) NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O (2) Na2CO3 + 2 HCl → 2NaCl + CO2 + H2O (3)
A. (1) trước; (2) sau B. (2) trước ; (1) sau C. Chỉ (3) xảy ra D. Tất cả đều đúng Câu 10: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, chúng có tính chất khác nhau là do:
A. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.
B. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim.
79 C. Chúng có cấu tạo khác nhau.
D. Kim cương cứng còn than chì thì mềm.
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là:
A. Nước Brom B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch
BaCl2
Câu 12: Chọn phương trình hóa học viết đúng trong các phương trình dưới đây.
A. CO + Na2O → 2Na + CO2 B. CO + MgO → Mg + CO2
C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 D. 3CO + Al2O3 → 2Al +3CO2
Câu 13: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây ?
A. Đám cháy do xăng, dầu. B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. Đám cháy do magie hoặc nhôm. D. Đám cháy do khí ga.
Câu 14: Khi cho dư khí CO2 vào ống nghiệm chứa nước và kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7
Câu 15: Chất X có một số tính chất sau:
- Tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng làm quỳ tím chuyển màu xanh.
- Tạo kết tủa với dung dịch Ba(OH)
2. Vậy X là:
A. Na
2SO
4 B. NaHSO
4 C. Na2CO
3 D. NaOH
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl bằng bình kíp. Để thu được CO2 tinh khiết, người ta cho sản phẩm khí thu được lần lượt đi qua các bình nào sau đây?
A. NaOH và H2SO4 đặc. B. NaHCO3 và H2SO4 đặc.
C. H2SO4 đặc và NaHCO3. D. H2SO4 đặc và NaOH.
Câu 17: Chỉ dùng thêm cặp chất nào dưới đây để phân biệt được 4 chất rắn trắng, đựng trong bốn lọ mất nhãn là : NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4
A. H2O và CO2. B. H2O và NaOH. C. H2O và Cu(NO3)2. D. H2O và BaCl2.
80 Câu 18: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 11,2(a - b). B. V = 22,4(a + b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a - b).
Câu 19: Sục 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,32 M thu được dung dịch X. Rót 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,32 M và Ba(OH)2 a M vào dung dịch X thu được 7,88 gam kết tủa và dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,03M. B. 0,04M.
C. 0,05M. D. 0,06M.
Câu 20: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là
A. FeO. B. CrO.
C. Fe3O4. D. Cr2O3.
C. ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D A D C C
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án B B C A C
Câu 11 12 13 14 15
Đáp án A C C B C
Câu 16 17 18 19 20
Đáp án B B D B C