PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi thpt quốc gia môn hóa học mới nhất (Trang 56 - 60)

1. Phản ứng trao đổi ion:

a. Dạng thường gặp:

MUỐI + AXIT  MUỐI MỚI + AXIT MỚI

ĐK: - Axit mới là axit yếu hơn axit phản ứng hoặc muối mới không tan.

MUỐI + BAZƠ  MUỐI MỚI + BAZƠ MỚI P

O H H

O

H P

O O O

H H H

57 ĐK: Muối phản ứng và bazơ phản ứng phải tan, đồng thời sản phẩm phải có ít nhất một chất không tan.

MUỐI + MUỐI  MUỐI MỚI + MUỐI MỚI

ĐK: Hai muối phản ứng phải tan, đồng thời sản phẩm tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa.

b. Cách viết phản ứng hoá học dạng ion:

- Bước 1: Viết phương trình phân tử có cân bằng.

- Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ theo nguyên tắc sau:

+ Chất điện li mạnh phân li hoàn toàn toàn thành ion.

+ Chất điện li yếu như H2O, chất kết tủa hoặc bay hơi thì để nguyên dạng phân tử.

+ Triệt tiêu những ion giống nhau của hai vế phương trình ion đầy đủ ta được phương trình ion rút gọn.

* Lưu ý: Định luật bảo toàn điện tích: Trong một dung dịch nếu tồn tại đồng thời các ion dương và ion âm thì: Tổng số điện tích dương bằng tổng số điện tích âm.

2. Phản ứng thuỷ phân muối:

Dạng muối Phản ứng thuỷ phân pH của dung dịch Muối trung hòa tạo bởi

cation của axit mạnh với anion của bazơ mạnh

Không thuỷ phân pH = 7

Muối trung hòa tạo bởi cation của axit mạnh với anion của bazơ yếu

Có thuỷ phân (Cation kim loại bị thuỷ phân, tạo mt axit)

pH < 7

Muối trung hòa tạo bởi cation của axit yếu với anion của bazơ mạnh

Có thuỷ phân ( Anion gốc axit bị thuỷ phân, tạo mt bazơ)

pH > 7

Muối trung hòa tạo bởi cation của axit yếu với anion của bazơ yếu

Có thuỷ phân (Cả cation kim loại và anion gốc axit đều bị thuỷ phân)

Tuỳ vào Ka, Kb quá trình thuỷ phân nào chiếm ưu thế, sẽ cho môi trường axit hoặc bazơ.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

B1. CẤP ĐỘ BIẾT (5 câu) :

Câu 1: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng ?

58 A. HCl  H+ + Cl-. B. CH3COOH  CH3COO- + H+ .

C. H3PO4  3H+ + 3PO43- . D. Na3PO4  3Na+ + PO43- .

Câu 2: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ?

A. H2S, H2SO3, H2SO4, NH3. B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.

C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3. Câu 3: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai:

A. NaHSO4 + BaCl2  BaCl2 + NaCl + HCl B. 2NaHSO4 + BaCl2  Ba(HSO4)2 + 2NaCl

C. NaHSO4 + NaHCO3  Na2SO4 + H2O + CO2 D. Ba(HCO3)2+NaHSO4BaSO4+NaHCO3

Câu 4: Một dd có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x mol). Giá trị của x là

A. 0,05. B. 0,075. C. 0,1. D. 0,15.

Câu 5. Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4

?

A. 5. B. 4. C. 9. D. 10.

B2. CẤP ĐỘ HIỂU (5 câu) :

Câu 6: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch NaHCO3 thì

A. giấy quỳ tím bị mất màu. B. giấy quỳ chuyển từ màu tím thành màu xanh.

C. giấy quỳ không đổi màu. D. giấy quỳ chuyển từ màu tím thành màu đỏ

Câu 7: Dung dịch A chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol).

Cô cạn dung dịch A thu được 46,9g muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,1 và 0,35. B. 0,3 và 0,2. C. 0,2 và 0,3. D. 0,4 và 0,2.

Câu 8: Hòa tan a gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 150g dung dịch CuSO4 10% thu được dung dịch mới có nồng độ 43,75%. Giá trị của a là

A. 150. B. 250. C. 200. D. 240.

Câu 9: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x và m lần lượt là

59 A. x = 0,015; m = 2,33. B. x = 0,150; m = 2,33.

C. x = 0,200; m = 3,23. D. x = 0,020; m = 3,23.

Câu 10: Câu 34. Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dung dịch B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch có pH = 13

A. 11: 9. B. 9 : 11. C. 101 : 99. D. 99 : 101.

B2. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP (5 câu) :

Câu 11: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là:

A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3. B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4. C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3. D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3. Câu 12: 100ml dd A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M. Thêm từ từ dd HCl 0,1M vào dd A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì được 1,02g chất rắn. Thể tích dd HCl 0,1M dã dùng là:

A. 0,7 lít. B. 0,5 lít. C. 0,6 lít. D. 0,55 lít.

Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?

A. 0,02M. B. 0,04M. C. 0,03M. D. 0,015M.

Câu 14: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau: Cho phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lit khí (đktc). Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng

A. 6,11g. B. 3,055g. C. 5,35g. D. 9,165g.

Câu 15:Hoà tan 10,6 gam Na2CO3 và 6,9 gam K2CO3 vào nước thu được dung dịch X.

Thêm từ từ m gam dung dịch HCl 5% vào X thấy thoát ra 0,12 mol khí. Giá trị của m là:

A.87,6. B. 175,2. C. 39,4. D. 197,1.

B2. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO (5 câu) :

Câu 16: Cho dung dịch các chất: Ca(HCO3)2, NaOH, (NH4)2CO3, KHSO4, BaCl2. Số phản ứng xảy ra khi trộn dung dịch các chất với nhau từng đôi một là

A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.

60 Câu 17: Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl có pH = a; dung dịch H2SO4 có pH = b; dung dịch NH4Cl có pH = c và dung dịch NaOH có pH = d.

Nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. d<c<a<b. B. c<a<d<b. C. a<b<c<d. D. b<a<c<d.

Câu 18. Dung dịch X chứa các ion: 0,06 mol K+, x mol Cl-, y mol CO32-, 0,08 mol Na+, 0,06 mol NH4+ cô cạn dung dịch thu được 11,48 gam muối khan, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thu được m gam kết tủa và V lít khí (đktc). Giá trị của m và V là

A. 15,76 g và 1,344 lít B. 15,76 g và 1,792 lít C. 11,82 g và 1,344 lít D. 11,82 g và 1,792 lít

Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 13,44 lít CO2 ( đktc) bằng 500 ml dung dịch NaOH aM thu được dung dịch X. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào X có 1,12 lít khí ( đktc) thoát ra. Giá trị của a là:

A. 1,5M. B. 1,2M. C. 2,0M. D. 1,0M.

Câu 20: Cho 250 gam dung dịch FeCl3 6,5% vào 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch X. Thêm m gam dung dịch AgNO3 21,25% vào dung dịch X thu được dung dịch Y có nồng độ % cuả NaCl là 1,138%. Giá trị của m là ?

A. 140 gam. B. 113,2 gam. C. 176,0gam. D. 160 gam.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi thpt quốc gia môn hóa học mới nhất (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(690 trang)