Chương 3: TỔNG QUÁT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN BÌNH THỦY
3.1 KHÁI QUÁT VỀ PGD NHCSXH QUẬN BÌNH THỦY
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
a) Ban giám đốc - Giám đốc:
Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của PGD theo quy định tại Điều 8, Quyết định 703/QĐ-HĐQT ngày 15/05/2003.
Trực tiếp chỉ đạo Tổ Kế toán- Ngân quỹ và công tác thi đua, khen thưởng của PGD.
Giải quyết những vấn đề khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng ngoài chức năng nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng.
Tiếp dân vào ngày 05 hàng tháng.
Giám đốc
Phó Giám đốc
Tổ kế hoạch- nghiệp vụ Tổ kế toán- ngân quỹ
Nhân viên tín dụng Nhân viên kế toán Nhân viên ngân quỹ
- Phó giám đốc kiêm Tổ trưởng Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng:
Chuẩn bị nội dung cho Giám đốc trong các cuộc họp Ban đại diện, họp giao ban, họp sơ kết- tổng kết, họp cơ quan thường kỳ.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ tín dụng được phân công, giám sát hoạt động của Tổ giao dịch lưu động.
Theo dõi việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, chất lượng tín dụng, đề suất Giám đốc xử lý các vấn đề còn tồn tại, yếu kém của PGD.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
Phụ trách tín dụng ít nhất một Hội đoàn thể.
Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho từng chương trình Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH quận phê duyệt.
Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng.
Lập chương trình làm việc của Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng hàng tháng.
Thay Giám đốc điều hành hoạt động PGD khi Giám đốc đi công tác hoặc nghỉ phép trong phạm vi được quy định.
Trực tiếp ký các chứng từ thu, chi (trừ chi tiêu nội bộ) khi Giám đốc phân công.
Tiếp dân vào ngày 20 hàng tháng.
b) Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng
Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng là đơn vị thuộc bộ máy tổ chức của PGD NHCSXH cấp huyện, có chức năng tham mưu cho Giám đốc PGD trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và các Quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ;
theo các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị và Ban đại diện NHCSXH các cấp, theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH và Giám đốc chi nhánh NHCSXH thành phố. Trong quá trình hoạt động Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tín dụng có các quyền và nghĩa vụ:
- Tiếp thu, nghiên cứu các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cập nhật và lưu trữ các thông tin có liên quan đến các chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi của NHCSXH.
- Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến các hoạt động tín dụng của PGD để tham mưu cho các cấp lãnh đạo đề ra các giải pháp triển khai thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng hợp, phân tích hoạt động hàng tháng, quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ – tổng kết về nghiệp vụ tín dụng vả huy động vốn của PGD.
- Nghiên cứu xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi mà PGD thực hiện. Xây dựng kế hoạch tín dụng theo định hướng của NHCSXH cấp trên.
- Tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch và quyết toán kế hoạch với chi nhánh.
- Tổ chức học tập, phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản Pháp luật của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và NHCSXH liên quan đến hoạt động của PGD và các đơn vị nhận ủy thác.
- Xây dựng hợp đồng ủy thác với các đơn vị, tổ chức kinh tế, đoàn thể.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện hợp đồng ủy thác, vay vốn và trả nợ các tổ chức, cá nhân vay vốn NHCSXH.
- Đối với các khoản cho vay trực tiếp: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tín dụng trực tiếp như hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định, xét duyệt, trình lãnh đạo ký duyệt, thông báo giải ngân, tham gia quá trình giải ngân, tham mưu cho lãnh đạo trong việc xử lý nợ vay,…theo đúng quy định hiện hành.
- Lập kế hoạch giải ngân, thu nợ theo định kỳ hàng tháng, quý, năm, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng. Tổ chức thực hiện xử lý nợ theo đúng quy định hiện hành.
- Đảm bảo duy trì thường xuyên cân đối vốn và nguồn vốn, duy trì quỹ an toàn chi trả tại PGD theo quy định của NHCSXH cấp trên.
- Chấp hành chế độ thông tin báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Tổ chức thực hiện công tác báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo, đảm bảo số liệu chính xác, đúng thời hạn quy định.
- Quản lý và theo dõi hoạt động của Điểm giao dịch tại xã.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, chỉ đạo cùa Giám đốc PGD.
c) Tổ Kế toán- Ngân quỹ
Tổ Kế toán – Ngân quỹ là bộ máy chuyên môn nghiệp vụ tại PGD NHCSXH cấp quận (huyện), có chức năng tham mưu cho Giám đốc PGD trong việc tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác về các lĩnh vực kế toán thanh toán, ngân quỹ và quản lý tài chính của PGD.
Điều hành Tổ Kế toán – Ngân quỹ là Trưởng kế toán tại PGD.
Tổ chức hạch toán kế toán, quản tài chính tại PGD theo quy định.
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của PGD.
Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính trên cơ sở kế hoạch đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Tổng hợp, phân tích, đánh gái tình hình thực hiện kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng năm của PGD, đề xuất biện pháp thích hợp nhằm hoàn thành vượt mức các kế hoạch đã đề ra.
Lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán khoản tài chính,…theo quy định hiện hành của NHCSXH.
Tiếp thu và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế của Nhà nước, của ngành, của NHCSXH Việt Nam, của chi nhánh về việc hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động của PGD.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Giám đốc PGD.